Du học nhật bản 2014

Du học nhật bản giá rẻ

Hiển thị các bài đăng có nhãn nhat ban. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhat ban. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Lời khuyên khi đi du học Nhật bản

Tiếng Nhật là yếu tố tiên quyết giúp bạn thành công khi học đại học cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày tại Nhật.Bạn có thể làm quen với tiếng Nhật ngay tại Việt Nam, các khoá học này sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản nhất, cách phát âm tiếng Nhật, đó sẽ chính là những tiền đề quan trọng giúp bạn trong các khoá học tiếng sau này ở các trường tiếng ở Nhật.Bạn hãy lựa chọn cho mình trường ngôn ngữ tại Nhật bản chất lượng đào tạo tốt.
Thứ hai là tài chính
Là yếu tố đảm bảo cho bạn yên tâm trong suốt quá trình học tập.Tại Nhật bản có rất nhiều xuất học bổng dành cho các học sinh học tập xuất sắc. Bạn có thể có được học bổng ngay tại trường tiếng hoặc trường Đại học hay từ chính phủ vào các kỳ thi tuyển vào đại học...Bạn cũng có thể du học nhờ sự cố gắng, nỗ lực trong học tập và kiếm việc làm thêm để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt. Tại Nhật bản bạn dễ dàng có được công việc làm thêm sau 3 tháng học tiếng với mức thu nhập khá hấp dẫn. Tuy nhiên cũng có một lời khuyên cho các bạn trẻ: Người Nhật nổi tiếng là những người cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc, bạn được trả lương cao nhưng đồng thời bạn cũng sẽ phải vất vả.Điều cần thiết là phải chăm chỉ và biết lắng nghe, chịu khó rèn luyện trong thời gian đầu, khi quen với công việc bạn sẽ cảm thấy mọi thứ trở nên dễ dàng.
Bạn có thể làm thêm 28 h/tuần, trung bình 1h bạn được trả: 8-13 $, công việc rất phong phú: phục vụ nhà hàng (được trả rất cao), đưa đón trẻ em, giao hàng…. Vào thời gian nghỉ hè bạn có thể đi làm 100% thời gian.
Chọn trường Đại Họcvà chọn đúng ngành nghề cũng là một lời khuyên đối với các bạn. Không nhất thiết phải lựa chọn học Đại Học ở Tokyo bởi Tokyo là một thành phố có chi phí rất đắt đỏ so với các thành phố khác trong khi chất lượng đào tạo ở các trường đại học ở Nhật đều dựa theo một chương trình chung do Bộ Giáo Dục quy định và được biên soạn thành các giáo trình riếng của các trường.
Ở Nhật, các ngành nghề sau được coi là phát triển nhất:du hoc nhat ban 5
- Điện tử, điện lạnh
- Chế tạo máy, lắp ráp điện tử
- Robot, tự động hoá
- Tin học, công nghệ thông tin
- Công nghệ sinh học
- Kinh tế, quản lí
Ở Nhật có hai hình thức tuyển sinh vào Đại Học, có những trường tuyển sinh bằng cách xem xét hồ sơ của bạn, cũng có nhứng trường phải thi tuyển để được nhập học. Tuỳ theo ngành học mà bạn muốn theo đuổi, bạn sẽ phải thi những môn khác nhau. Ví dụ, bạn chọn ngành kĩ thuật, bạn sẽ phải thi những môn: Toán, lí, cơ khí, kĩ thuật
Hoàn tất các thủ tục du học: Là một khâu rất quan trọng ngay từ đầu khi bạn lựa chọn nước Nhật. Nếu bạn không tự hoàn thiện được các thủ tục, bạn có thể liên hệ với các chuyên viên tư vấn, là đại diện của các trường bên Nhật. Họ chính là những người biết cách làm thể nào để bạn có được một bộ hồ sơ hoàn hảo và để được vào những trường tốt nhất, phù hợp với khả năng của bạn. Kĩ năng làm việc và kiến thức thu được chắc chắn sẽ mang lại những cơ hội việc làm sáng lạn cho bạn sau khi tốt nghiệp. Để chuyến du học của bạn thành công tốt đẹp bạn nên lựa chọn những đại diện tốt nhất, sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để bạn gửi gắm tương lai của mình.

Đa phần các khóa học Đại học tại Nhật Bản được giảng dạy bằng tiếng Nhật, vẫn có những trường Đại Học lớn cung cấp các khóa học bằng tiếng Anh nhưng với trình độ từ Thạc sĩ / Tiến sĩ. Chỉ có một số ít các trường Đại Học cung cấp các khóa học bằng tiếng Anh với trình độ Đại học – Cử nhân. Vì vậy lời khuyên cho bạn là nên học tiếng Nhật bằng các khóa học tiếng trước khi vào Đại Học.Hầu như các trường Đại Học Công Lập, Đại Học danh tiếng ở Nhật đều sử dụng EJU – The Examination for Japanese University Admission for International Students (日本留学試験Nihon RyūgakuShiken) như một tiêu chuẩn tuyển sinh nhập học cho sinh viên Quốc Tế và vẫn có những trường áp dụng phương pháp tuyển sinh theo kỳ thi tuyển riêng của mỗi trường.Hãy đơn giản hóa việc nhập học vào các trường Đại Học với kỳ thi EJU – kỳ thi đánh giá năng lực Nhật Ngữ dành cho Du Học Sinh muốn nhập học vào các trường Đại Học danh tiếng.
Kỳ thi EJU dành cho đối tượng là Du học sinh tại Nhật, mỗi năm được tổ chức 2 lần vào tháng 6 và tháng 11. Ngoài kỳ thi kiểm tra tiếng Nhật còn có kỳ thi dành cho các môn Khoa học, Vật lý, Hóa, Sinh, Toán học, và có cả các môn xã hội, Chính trị, Địa lý, Lý luận Xã Hội, Kinh tế. Có thể đăng ký thi bằng tiếng Anh một số môn ngoại trừ môn thi kiểm tra năng lực Nhật Ngữ. Khác với các kỳ thi khác về tiếng Nhật, kỳ thi EJU đánh giá trình độ năng lực của bạn thông qua số điểm đạt được chứ không phân biệt Đậu /Rớt . Và nội dung đề thi tiếng Nhật bao gồm tổng hợp tất cả các kỹ năng nghe – phản xạ – đọc – viết .

LỜI KHUYÊN CHO BẬC SAU ĐẠI HỌC
Nếu bạn đã vượt qua được bốn năm Đại Học rồi thì sao lại không tiếp tục lên Cao Học. Tại Nhật có rất nhiều học bổng dành cho sinh viên ưu tú. Chỉ cần bạn là người ham học, chịu khó cầu tiến và là người có ước mơ. Luôn có rất nhiều tổ chức khuyến học dành cho những ai có hoài bão lớn.Kỳ tuyển sinh đầu vào Cao Học ở Nhật không dễ, nhưng khi bạn đã vượt qua được thì các bước tiếp theo sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Cánh cửa tương lai mở rộng cùng với cơ hội sống và làm việc tại Nhật, hoặc quay về Việt Nam cống hiến với cơ hội công việc thu nhập cao.
Những thông tin du học Nhật bản bổ ích: http://www.duhochienquang.com/thong-tin-du-hoc-nhat-ban.html
Tìm hiểu việc làm và thu nhập của du học sinh tại Nhật: http://www.duhochienquang.com/viec-lam-tai-nhat-ban.html


Du Học Hiền Quang

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Văn học Nhật Bản- một số đặc trưng nổi bật


1. Lịch sử lâu đời




Văn học Nhật Bản có một lịch sử lâu dài và nhất quán, điều này rõ ràng đến mức chúng ta không cần phải nói thẳng ra rằng đó là một đặc trưng. Nếu giới hạn trong những gì đã được kiểm chứng bằng các tài liệu ghi chép, ta có thể đi ngược về đầu thế kỷ thứ 8 để nói về sự khởi đầu của lịch sử văn học Nhật Bản. Năm 712, "Cổ sự ký" (Kojiki), cuốn sách sử có giá trị lớn về mặt văn học được biên soạn. Người ta vẫn chưa xác định được niên đại chính xác của tập thơ "Vạn diệp tập" (Manyoshu) dưới dạng tuyển tập được biết đến như ngày nay, song có thể suy đoán nó ra đời vào nửa sau thế kỷ thứ 8 hoặc đầu thế kỷ thứ 9 vì trong đó tập hợp không ít các bài thơ được làm trước khi biên soạn "Cổ sự ký". Kể từ đó tới nay, văn học Nhật Bản luôn xuôi theo một dòng chảy nhất quán, mặc dầu trải qua vô số biến thiên (từng có những thay đổi lớn nhưng chưa bao giờ hoàn toàn đứt đoạn) song nó vẫn được kế thừa với tư cách "một nền văn học đồng nhất” được viết bằng tiếng Nhật. Nếu đem so sánh với lịch sử văn học của phần lớn các nước khác trên thế giới thì có thể nói văn học Nhật Bản có một lịch sử dài. Đối với trường hợp "một nền văn học đồng nhất” trải qua một thời gian dài và được kế thừa liên tục như vậy ta hầu như không bắt gặp ví dụ nào khác ngoại trừ Trung Quốc với một bề dày lịch sử lâu đời đáng tự hào.
Lịch sử văn học Nhật Bản không chỉ lâu đời, mà các hình mẫu phát triển của nó còn có một đặc trưng giống như Kato Shuichi đã chỉ ra, đó là mặc dù ở vào một thời kỳ nào đó có thể xuất hiện những hình thức văn học và ý thức thẩm mỹ mới, song chúng không bao giờ xóa bỏ hoàn toàn hình thức và ý thức thẩm mỹ trước đó, ngược lại, chúng kế thừa những cái cũ và bồi đắp thêm những cái mới để tạo ra một dòng chảy văn học sử. Chẳng hạn, trong lĩnh vực thơ ca, thể loại tanka (thơ ngắn, hay còn gọi là waka, thơ kiểu Nhật) kể từ sau thời kỳ "Cổ sự ký" có lịch sử lâu đời nhất, tuy nhiên nó vẫn song song tồn tại cùng hai thể loại thơ ra đời sau đó là haikai (sau này gọi là haiku) và thơ cận đại (sau này gọi là thơ hiện đại) chịu ảnh hưởng của thi ca châu Âu từ thời Minh Trị. Nghĩa là, sự xuất hiện của thơ hiện đại không làm tanka hay haiku mất đi.
Tương tự như vậy trong lĩnh vực kịch nghệ, trạng thái cùng tồn tại ít nhất là ba thể loại gồm No-Cuồng ngôn (Kyogen), Kabuki, Tân kịch (kịch hiện đại) vẫn được duy trì đến ngày nay. Với trường hợp của châu Âu, lịch sử văn học nghệ thuật luôn phát triển thông qua sự thay đổi về dạng thức, khi một dạng thức mới xuất hiện, nó sẽ xóa bỏ cái dạng thức hình thành trước đó, khuynh hướng này được gọi là "sự đấu tranh" giữa các dạng thức (ví dụ có sự chuyển biến từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tượng trưng), nhưng đối với Nhật Bản thì điều này là hy hữu, dạng thức mới chồng đắp lên dạng thức cũ, nhờ kết quả đó mà văn học Nhật Bản cùng lúc đảm bảo được cả tính nhất quán và đa dạng về mặt lịch sử.

2. Ảnh hưởng của nước ngoài

Lịch sử lâu đời và tính nhất quán của văn học Nhật Bản mà tôi đề cập ở trên không có nghĩa rằng văn học Nhật Bản chỉ có những phát triển mang tính tự thân và nội tại mà không chịu ảnh hưởng nào từ bên ngoài. Phải thừa nhận rằng điều kiện địa lý tự nhiên là một quốc đảo được ngăn cách bởi biển khiến cho ngoại bang khó lòng xâm lược Nhật Bản về mặt quân sự là một trong những nguyên nhân giúp lịch sử có được tính nhất quán, song sự ảnh hưởng về văn hóa của nước ngoài thì lại là một câu chuyện khác. Thậm chí, Nhật Bản còn tiếp nhận một cách hết sức mạnh mẽ những ảnh hưởng về văn hóa từ ngoại quốc, vừa tích cực tiếp thu vừa phát triển nó thành văn hóa của mình. Nhật Bản đã từng có chính sách bế quan tỏa cảng thời kì Edo, tuy nhiên nó chỉ chiếm một giai đoạn ngắn ngủi trong toàn bộ lịch sử lâu dài của Nhật Bản.
Nói một cách khái quát, thần thoại và ca dao trong thời kỳ cổ đại mang đậm nét bản địa là sản phẩm của Nhật Bản thì nền văn học Nhật Bản sau này lại phát triển dưới ảnh hưởng áp đảo của văn hóa Trung Quốc trong thời kỳ trung đại và của văn hóa châu Âu trong thời kỳ cận hiện đại (kể từ sau thời Minh Trị). Nếu mượn sơ đồ của Konishi Jinichi, ta có thể thể hiện điều này một cách đơn giản và sáng rõ như sau:
Thời kỳ
Cổ đại (Thế kỷ thứ 5 ~ 8)
Trung đại (Thế kỷ thứ 9 ~ giữa thế kỷ 19)
Cận hiện đại (Giữa thế kỷ 19 ~ nay)
Đặc trưng
Đặc trưng Nhật Bản (tính bản địa) .
Ảnh hưởng Trung Quốc
Ảnh hưởng phương Tây (châu Âu)
Trong quá trình lịch sử này, điều cần đặc biệt lưu ý là sự ảnh hưởng của Trung Quốc đã diễn ra một cách liên tục và mạnh mẽ suốt một thời gian dài. Vào thế kỷ thứ 6, Nho giáo và Phật giáo từ Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản qua nước Bách Tế (thuộc bán đảo Triều Tiên), sự kiện này đã gây ra những ảnh hưởng to lớn lên toàn bộ lịch sử tinh thần của Nhật Bản mãi về sau (tuy nhiên, trong khi Phật giáo được tiếp nhận từ khá sớm và ảnh hưởng mạnh mẽ lên đời sống tinh thần của người Nhật Bản suốt thời kỳ trung đại thì chỉ đến thời kỳ Edo khi mà Chu Tử Học [hệ thống học vấn nho giáo được xây dựng lại bởi Chu Hi thời Nam Tổng] ảnh hưởng của Nho giáo mới trở nên mạnh mẽ. Tuy nhiên, ảnh hưởng ấy không chỉ dừng lại trên phương diện tư tưởng. Mà điều quan trọng nhất là Nhật Bản đã tiếp thu một khối lượng lớn các chữ Hán và khái niệm được thể hiện bằng chữ Hán từ Trung Quốc. Và vào thời kỳ này, do chưa có hệ thống chữ viết của riêng mình nên người Nhật đã vận dụng chữ Hán một cách khéo léo để ghi lại tiếng Nhật. Sau đó, sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, đặc biệt là thơ đã diễn ra trong suốt một thời gian dài, và truyền thống làm thơ chữ Hán bằng tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo kiểu Nhật trong giới trí thức còn kéo dài đến tận thời Minh Trị (cuối thế kỷ 19). Với ý nghĩa đó, quả không ngoa nếu nói văn học Nhật Bản đã tồn tại qua một thời kỳ khá dài dưới dạng song ngữ tiếng Nhật-tiếng Trung Quốc (nói một cách chính xác hơn thì đây là một biến thể của tiếng Trung Quốc được Nhật Bản mà người ta thường gọi là Hán văn).
Bước sang nửa sau thế kỷ 19, cuộc cải cách Minh Trị đã đặt dấu chấm hết cho chính sách bế quan tỏa cảng kéo dài và Nhật Bản bắt đầu mở cửa ra bên ngoài, chính trong thời kỳ này, văn học cũng giống như các lĩnh vực khác như khoa học, tư tưởng đã hấp thu một cách tham lam mọi thứ của phương Tây. Khi nói đến quá trình hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết, thơ, kịch và sự xác lập của văn học cận hiện đại ở Nhật Bản, ta không thể bỏ qua ảnh hưởng của văn học cận hiện đại châu Âu từ Shakespear, Geothe đến Turgenev, Tolstoi, Dostoevski v.v... Sau đó, việc chuyển ngữ văn học Âu Mỹ trở nên xuyên suốt và phổ biến, và không hề quá lời khi nói rằng văn học dịch đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn học cận hiện đại Nhật Bản. Thái độ coi trọng văn học âu Mỹ của người Nhật kéo dài cho tới hiện đại. Giai đoạn đầu của niên hiệu Chiêu Hòa (1927~1930), nhà xuất bản Shinchosha xuất bản bộ sách dịch văn học thế giới với tựa đề "Văn học thế giới toàn tập", hầu như tất cả các tập đều trở thành bestseller với gần 400 nghìn bản được bán ra. Tuy nhiên, có một điều thú vị là các tác phẩm được tập hợp trong toàn bộ 57 tập của bộ này thảy đều là văn học Âu Mỹ, hoàn toàn không có sự góp mặt của văn học Á Phi. Tóm lại, đối với người Nhật Bản thời kỳ đó, văn học thế giới có nghĩa là văn học phương Tây.

3 . Tự nhiên và bốn mùa

Có thể nói các điều kiện địa lý của Nhật Bản cùng với tự nhiên đa dạng do các điều kiện đó mang lại cũng ảnh hưởng lớn tới văn học Nhật Bản. Trong số các nhà tư tưởng sáng tạo chủ trương cách nghĩ rằng khí hậu và môi trường tự nhiên ảnh hưởng tới con người và nền văn hóa có Watsuji Tetsuro, tác giả cuốn "Phong thổ" (1931). Nếu đẩy cách nghĩ này lên đến cực đoan sẽ rất nguy hiểm vì người ta dễ sa vào loại hình luận và quyết định luận đơn thuần, tuy nhiên có thể thấy rằng bản thân người Nhật cũng cảm thấy tầm quan trọng của phong thổ qua thực tế là các thuyết coi trọng sự ảnh hưởng của phong thổ chỉ xuất hiện ở Nhật Bản.
Nhật Bản là một đảo quốc với hơn 3700 hòn đảo, phần lớn trong số đó thuộc vùng ôn đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm tương đối dễ chịu, luôn ở vào khoảng 10-18oC, lượng mưa hàng năm từ 1000-2500mm, nguồn nước dồi dào, thảm thực vật phong phú, bốn mùa biến đổi sinh động. Vì là đảo quốc nên đương nhiên Nhật Bản được bao quanh bởi biển, địa hình bờ biển tạo ra những cảnh sắc thay đổi phong phú và tuyệt đẹp. Trong tiếng Nhật có thành ngữ "Tsutsuuraura" (tân tân phố phố), có nghĩa là "không xứ sở nào, không ngóc ngách nào là không đến được". Chữ "tân" vốn để chỉ bến cảng, chữ "phố" vốn để chỉ phần vịnh ăn sâu vào đất liền, từ đó có thể thấy biển đóng vai trò to lớn và thường nhật như thế nào với người Nhật Bản.
Mặt khác, địa hình của quần đảo Nhật Bản về cơ bản được hình thành từ núi, có đến sáu mươi phần trăm diện tích là vùng núi không thích hợp cho việc cư ngụ của con người. Có thể nói phần lớn diện tích nằm trong vùng ôn đới, song do địa hình trải dài từ bắc xuống nam nên khí hậu tương đối đa dạng từ Hokkaido ở phía bắc thuộc đới lạnh xuống đến Okinawa ở phía nam thuộc á nhiệt đới quanh năm là mùa hè. Văn học Nhật Bản đã phát triển cùng với thiên nhiên phong phú và đa dạng được tạo nên bởi sự đa dạng của khí hậu. Đặc biệt, yếu tố ảnh hưởng sâu sắc nhất tới văn học là "bốn mùa" xuân hạ thu đông. Ở Nhật Bản, ranh giới của bốn mùa rất rõ nét, người Nhật Bản từ xưa đến nay luôn biết cách thưởng thức vẻ đẹp độc đáo của mỗi mùa và thể hiện những vẻ đẹp ấy bằng văn học. Ta sẽ không thể hình dung được một nền văn học với các thể loại phát triển từ xa xưa như waka, tùy bút, haikai nếu không tính tới yếu tố mỹ học bốn mùa này.
Tôi xin đưa ra một thí dụ điển hình mà ở đó bốn mùa xuất hiện một cách hết sức sống động. "Chẩm thảo tử" (Makura no soushi) là tập tùy bút do một phụ nữ có tên Seisho Nagon viết vào cuối thế kỷ thứ 10. Những dòng đầu tiên rất nổi tiếng, viết về tuyệt thú của mỗi mùa. Theo Seisho Nagon, những tuyệt thú ấy là:
Xuân là rạng đông...
Hè là đêm tối...
Thu là chiều muộn...
Đông là tinh sương...
Ở đây tôi không trích dẫn nội dung các bài tùy bút, song Seisho Nagon viết về bốn mùa bằng sự đa cảm đầy tinh tế và đặt những tuyệt thú ấy trong mối liên hệ với tự nhiên và thời tiết. Con mắt quan sát tinh tế đối với tự nhiên và sự đa cảm tìm thấy niềm thích thú theo thời gian trong những biến chuyển của thời tiết chính là nét đặc sắc của mỹ học truyền thống Nhật Bản.

4. Tính trữ tình

Nếu chuyển cái nhìn từ các yếu tố bên ngoài vào bản thân nội dung tác phẩm để xem xét cách diễn đạt và nhịp điệu, có thể thấy rõ, trong phần lớn các tác phẩm văn học từ trước đến nay của Nhật Bản tính chất trữ tình và cảm tính rất mạnh mẽ. Trữ tình là một khái niệm đối lập với tự sự, ở Nhật Bản hầu như không xuất hiện các tác phẩm thuộc thể loại sử thi anh hùng, các tác phẩm tanka vốn là chủ lưu của văn nghệ từ thời kỳ trung đại thể hiện nỗi buồn đau cá nhân hay tình cảm luyến ái mang đậm nét trữ tình chiếm tỉ lệ áp đảo. Yếu tố văn học chủ đạo ở đó là nỗi buồn chứ không phải niềm vui, nước mắt chứ không phải nụ cười, bởi thế mà văn học Nhật Bản hướng tới những mưu cầu mang tính trữ tình của nội tâm cá nhân hơn là đối diện với các yếu tố mang tính xã hội, lịch sử. Tzvetana Kristeva, nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản xuất sắc người Bulgaria nghiên cứu waka trung đại Nhật Bản từ quan điểm "Thi học của nước mắt”.
Mặt khác, cảm tính là khái niệm đối lập với lý trí, trong văn học Nhật Bản từ trước đến nay, các biểu đạt mang đậm chất cảm tính chủ quan được đề cao hơn các cấu trúc mang tính lý trí, logic, khi đó, có thể nhận định rằng khuynh hướng coi trọng các giá trị mỹ học mạnh hơn tính luân lý. Trong văn học và văn hóa Nhật Bản, khi xem xét các từ ngữ thể hiện các đặc trưng quan trọng nhất trong mỗi thời kỳ, người ta sẽ nghĩ ngay đến các từ khóa mononoaware, u huyền, wabi/sabi, tuy nhiên có thể thấy đây đều là những khái niệm liên quan đến ý thức thẩm mỹ mà không mấy liên quan đến tính luân lý hay xã hội cũng như không cảm thấy một cách mạnh mẽ các yếu tố siêu việt (như cái nhìn về thần thánh trong tôn giáo).
Chúng ta thường nhiều lần nghe nhắc tới các từ khóa này, song ý nghĩa thực sự của chúng khá mơ hồ và cách dùng cũng muôn vẻ nên dễ gây ngộ nhận hay những cách hiểu phóng đại, vì vậy, ở đây tôi muốn giải thích một cách thật đơn giản các khái niệm cơ bản này.
Mononoaware, nói một cách khái quát, là thứ cảm xúc hay tâm trạng sâu lắng khi chạm tới sự cơ vi và mong manh của đời người. Một học giả thế kỷ 18 tên là Motoori Norinaga chủ trương rằng đây là tư tưởng trung tâm của mỹ học thời kỳ Heian, và sau khi ông chỉ ra tầm quan trọng của nó trong "Truyện Genji" (Genjimonogatari) - xuất hiện vào thế kỷ 11 và có thể được coi là cuốn trường thiên tiểu thuyết sớm nhất trên thế giới - thì quan điểm này bắt đầu được chấp nhận rộng rãi. Chữ mono trong tiếng Nhật là một khái niệm rộng và mơ hồ, tuy nhiên trong trường hợp này nó được dùng để chỉ thế giới của những đối tượng khách quan nằm ngoài thế giới cảm tính của cá nhân. Mặt khác, aware là thế giới cảm tính chủ quan, theo đó mononoaware là thứ cảm xúc hòa trộn được sinh ra từ sự thống nhất giữa thế giới của những đối tượng khách quan với thế giới của cảm tính chủ quan.
U huyền vốn là một từ Hán Nhật dùng để chỉ những cảnh giới sâu xa, vi diệu và thần bí mà con người không dễ dàng nắm bắt được, tuy nhiên trong waka thời kỳ tnmg đại, đây lại là từ để chỉ một trạng thái lý tưởng mà ở đó vẻ đẹp tao nhã đóng vai trò chủ đạo khiến nảy sinh những cảm xúc hay tâm trạng sâu xa nằm ngoài ngôn ngữ. Ngoài ra, trong nghệ thuật noraku, nó còn có nghĩa là những thứ đẹp một cách tao nhã và mềm mại.
Wabi/sabi là hai khái niệm khá giống nhau và thường được xếp cạnh nhau, tuy nhiên wabi vốn có nghĩa là nỗi buồn man mác, dịu nhẹ còn sabi là tâm trạng đối với những cái xưa cũ (đây vốn là một từ đồng nghĩa với sabi là gỉ sét). Đặc biệt trong trà đạo và haikai, tâm trạng chìm đắm trong trạng thái thưởng thức ctìng với nỗi buồn man mác, dịu nhẹ và niềm xao xuyến trước những điều xưa cũ, tức là cái tâm trạng được thể hiện bằng cặp từ wabi/sabi, rất được coi trọng.
Tôi xin đơn cử ra đây một ví dụ thực tế về mỹ học của Wabi/sabi. Đây là bài haiku mà bất cứ người Nhật nào cũng biết của Matsu Basho, một nhà thơ haiku thời Edo.
[Furuikeya kawazutobikomu mizunooto]
Ao cũ
Con ếch nhảy
Tiếng nước
(Sáng tác năm 1686)
Haiku là thể thơ theo luật nhỏ nhất thế giới gồm 3 câu với nhịp âm tiết là 5-7-5, tổng cộng chỉ vỏn vẹn có 17 âm tiết, song liệu rằng các bạn có thấy cả một vũ trụ kỳ lạ của thi ca đã hiện ra trong cái hình thức nhỏ bé ấy chăng? Bối cảnh của bài thơ là cái ao cũ thường thấy trong các ngôi vườn Nhật Bãn mà bình thường chắc chẳng ai buồn lưu tâm. Ta có thể tưởng tượng ra một cái ao nhỏ, giản dị và buồn bã, không được trang trí cầu kỳ, mà thậm chí còn có cả rêu phong và cỏ dại nữa. Thế rồi một con ếch 9vi2 tiếng Nhật không phân biệt số nhiều và số ít nên về mặt ngôn ngữ ta không thể xác định được là một hay nhiều con) nhảy xuống và tiếng nước kêu nên đánh tõm. Chỉ đơn giản là một quang cảnh như vậy nhưng có thể nói đây là điển hình về mỹ học của wabi/sabi kiểu Nhật Bản.
Tuy nhiên, ở Nhật Bản hiện đại, những tư tưởng của mononoaware hay wabi/sabi dường như không còn liên quan gì tới nhịp sống hiện đại và hầu như đã bị Au hóa nữa. Thịnh hành nhất hiện nay là ý thức thẩm mỹ được thể hiện bằng một từ tối tân và đầy chất hiện đại, đó là kawaii. Vậy đó là cái gì? Kawaii là một tính từ được dùng từ xa xưa để biểu đạt tình cảm quý mến dành cho trẻ nhỏ hoặc những gì xinh xắn, tuy nhiên ngày nay nó đã được dùng rộng rãi trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đặc biệt, các cô gái tầm tuổi mười hay hai mươi sử dụng cách nói kawaii cho hầu hết các trường hợp mà theo đánh giá chủ quan của họ là hiện đại và đáng yêu. Nó đã trở thành một từ đại diện cho kiểu mỹ học Nhật Bản thường thấy trong manga (truyện tranh), anime (phim hoạt hình), mô hình các nhân vật v.v... vượt ra khỏi biên giới Nhật Bản và được biết tới ở nhiều nước trên thế giới. Nhà phê bình Yomota Inuhiko đã chỉ ra rằng đằng sau kawaii là truyền thống mỹ học coi trọng cảm xúc trước những cái nhỏ bé và mong manh của Nhật Bản nên bề ngoài trông có vẻ như là sản phẩm của văn hóa đại chúng đang thịnh hành, song về căn nguyên dễ nhận thấy rằng nó có mối liên hệ với mononoaware.
Nếu thử xếp các từ khóa của mỹ học Nhật Bản từ mononoaware đến kawaii, ta sẽ thấy có một điểm chung giữa chúng đó là không biểu đạt một cách rõ ràng mà thiên về tận hưởng những tâm trạng sâu xa nằm ngoài ngôn ngữ và gây ra cho người ta thứ cảm xúc không thể diễn tả; nhờ chúng người viết vừa tôn trọng cái tinh tế, bé nhỏ, cái khó nói vừa không ngừng hướng tới sự hài hòa với thế giới của vẻ đẹp.
Ở đây, tôi muốn nêu thêm một đặc trưng nữa của mỹ học Nhật Bản, đó là khía cạnh đối lập rất mờ nhạt và sự hài hòa được đề cao, giống như Konishi Jinichi đã chỉ ra. Sự đối lập có thể xuất hiện ở nhiều chiều kích như trong chính nguyên lí cấu trúc nội tại của tác phẩm, hay trong mối quan hệ giữa người viết và tác phẩm, hay trong con người và môi trường tự nhiên, xã hội bao quanh họ, tuy nhiên người viết trong văn học Nhật Bản luôn hướng tới xây dựng mối quan hệ hài hòa với mono trong thế giới của cái đẹp, như trường hợp của monoaware là một điển hình, chứ không đặt mục tiêu đấu tranh với thế giới hay cải tạo thế giới. Nếu nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, như tôi đã trình bày, Nhật Bản được trời phú cho một phong thổ ấm áp, hiền hòa và dễ chịu, thành thử người ta không cần phải chinh phục, cải tạo hay đấu tranh với tự nhiên, mà ngược lại, có thể vừa tận hưởng vẻ đẹp của tự nhiên như nó vốn có vừa duy trì sự hài hòa đẹp đẽ ấy.
Mỹ học Nhật Bản với chất trữ tình và cảm tính đậm nét như vậy có lẽ thích hợp với nữ giới hơn nam giới. Trên thực tế, ở Nhật Bản thời kỳ trung đại, vị thế xã hội nói chung của phụ nữ thấp hơn đàn ông, mặc dầu vậy, vai trò của phụ nữ trong các biểu hiện văn học lại nổi bật hơn. Phần lớn các thi nhân xuất sắc là phụ nữ là chuyện không cần bàn đến, hơn thế nữa tác giả tập tùy bút "Makura no soushi" là Seisho Nagon mà tôi vừa trích dẫn ở trên và tác giả "Truyện Genji" (xuất hiện đầu thế kỷ 11) - cuốn trường thiên tiểu thuyết được coi là một tượng đài của văn học thế giới - là Murasaki Shikibu cũng đều là nữ. Bên cạnh đó, kể từ sau thời kỳ trung đại, còn có một thể loại quan trọng nữa của văn học Nhật Bản là nhật ký, và phần lớn các tác giả này cũng đều là nữ. Các tác phẩm kinh điển thuộc thể loại văn học nhật ký thường được biết đến gồm có "Nhật ký phù du” (Kagerou nikki) (cuối thế kỷ thứ 10), hay "Nhật ký Sarashina” (giữa thế kỷ 11) v.v. Tác giả của các tác phẩm này là hai người phụ nữ thuộc dòng dõi quý tộc. Trong văn học Nhật Bản hiện đại, không thể phủ nhận vai trò của các tác giả nữ xuất sắc trên mọi lĩnh vực như tiểu thuyết, thơ, tùy bút (các tác giả nữ Nhật Bản được dịch và giới thiệu ở Việt Nam như các bạn đã biết gồm có Yoshimoto Banana, Yamada Amy, Ogawa Yoko, Kanehara Hitomi v.v.), song có thể nói rằng ngay từ thời kỳ cổ đại, việc nữ giới phát huy vai trò không kém, thậm chí có phần nhỉnh hơn nam giới là một đặc trưng của văn học Nhật Bản.
MITSUYOSHI NUMANO

Liên kết web du hoc nhat ban

Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977

Địa lý và khí hậu nước Nhật Bản

1. ĐỊA LÝ

Sự hình thành của Nhật Bản

Nhật Bản nằm trên đường ranh giới giữa bốn mảng kiến tạo địa chất của trái đất. Nhưng quan trọng là mảng Thái Bình Dương đang tiến về phía mảng Âu-Á và chúi xuống dưới mảng này. Chuyển động này diễn ra không mấy êm ả và có thể dẫn tới những xung động đột ngột mà kết quả là động đất. Khi mảng Thái Bình Dương chìm xuống, các lớp trầm tích bề mặt vỡ ra và bị biến dạng. Thậm chí lớp vỏ đại dương cũng sẽ bị tan chảy thành dung nham dâng lên bề mặt, phun trào vô số các ngọn núi lửa. Sự phun trào núi lửa cùng với quá trình trầm tích tạo thành một chưỡi các hòn đảo nhiều núi – một dải đảo hình cung.  

Bản đồ địa lý Nhật Bản

Núi lửa

Ngọn núi lửa nổi tiếng nhất ở Nhật Bản là núi Phú Sĩ, mà người Nhật gọi là Fuji-san, cao 3776 m. Sự dốc đứng và dạng hình nón gần như hoàn hảo của ngọn núi biến nó thành một cảnh tượng kỳ thú có thể nhìn thấy từ Tokyo. Núi Phú Sĩ là một điểm du lịch được ưa thích và hàng năm có nhiều người leo lên ngọn núi này. Ngọn núi lửa này phun trào lần cuối vào năm 1707 và ngủ yên từ đó đến nay. Tuy nhiên, tháng 8 năm 2000, các nhà khoa học đã phát hiện có những chấn động nhẹ bên dưới núi Phú Sĩ. Các chấn động này đang được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng cũng đủ để đưa ra lời cảnh báo.
Tất cả những ngọn núi lửa đang hoạt động ở Nhật Bản đều được giám sát nghiêm ngặt để có thể đưa ra lời cảnh báo sơ tán kịp thời như núi Aso, đảo Kyushu. Tại đây đã xảy ra nhiều đợt phun trào và một trong những đỉnh núi lửa chính, đỉnh Nakedake, vẫn tiếp tục phun khí sunphua và đôi lúc có những vụ nổ miệng núi lửa. Những màn khí sulfua bốc lên từ đá nham thạch cổ đầy màu sắc và nước hồ trên miệng núi lửa ánh lên kỳ quái một màu xanh luôn sôi sục ở nhiệt độ 900 °C.

Động đất và sóng thần

Vị trị địa lý của Nhật Bản khiến nước này là một trong những quốc gia xảy ra nhiều thiên tai nhất thế giới. Hai mối đe dọa nghiêm trọng nhất là động đất và sóng thần. Mỗi năm Nhật Bản phải chịu 7500 trận động đất nhẹ, riêng Tokyo có đến 150 trận. Hầu hết các trận động đất này quá nhẹ, không thể nhận ra, nhưng cũng có những trận động đất rất mạnh. Từ trận động đất Kanto chết chóc năm 1923, tới nay Nhật Bản đã phải trải qua 16 vụ động đất và sóng thần. Vụ sóng thần khủng khiếp gần đây nhất xảy ra ngày 11 / 03 / 2011 là hậu quả của trận động đất ngầm ngoài khơi Tohoku của Nhật Bản mạnh 9 độ richte, sóng thần cao nhất là 39m, đánh vào ven bờ Sendai làm cho cả thành phố và các khu vực xung quanh bị thiệt hại nặng nề, làm hơn 4.000 người chết, hơn 8.000 người bị thương và hơn 10.000 người mất tích.

Phong cảnh thiên nhiên núi Phú Sĩ Nhật Bản và mùa thu

 

Phong cảnh thiên nhiên

Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất thế giới, được đánh giá là 1 trong 10 đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới (năm 2010) và cũng là đại diện Châu Á duy nhất có mặt trong danh sách này với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Núi Phú Sĩ (Fujisan) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ xứ Phù Tang cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương.
* Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về địa lý Nhật Bản qua Wikipedia tiếng Việt

2. KHÍ HẬU


Nhật Bản nhìn từ không gian (Ảnh vệ tinh)
Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái Bình Dương của Châu Á. Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao gồm Hokkaidō, Honshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū. Quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía Nam Kyūshū. Cùng với nhau, nó thường được biết đến với tên gọi “Quần đảo Nhật Bản”.
Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Có điều này là do độ cao dốc so với mặt nước biển, khí hậu và hiểm họa lở đất gây ra bởi những cơn động đất, đất mềm và mưa nặng. Điều này đã dẫn đến một nền mật độ dân số rất cao tại các vùng có thể sinh sống được, chủ yếu nằm ở các vùng eo biển. Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số lớn thứ 30 trên thế giới.
Vị trí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các cơn động đất có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần, diễn ra vài lần trong một thế kỷ. Những cơn động đất lớn gần đây nhất là động đất Chūetsu năm 2004 và đại động đất Hanshin năm 1995. Vì các hoạt động núi lửa diễn ra thường xuyên nên quốc gia này có vô số suối nước nóng và các suối này đã và đang được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng.
Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam. Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu:
Hokkaidō: vùng cực bắc có khí hậu ôn hòa với mùa đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông.
Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía Tây đảo Honshū’, gió Tây Bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn.
Cao nguyên trung tâm: Một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ.
Biển nội địa Seto: Các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn gió mùa, mang đến khí hậu dịu mát cả năm.
Biển Thái Bình Dương: Bờ biển phía Đông có mùa đông lạnh với ít tuyết, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam.
Quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông ấm và mùa hè nóng. Lượng mưa nặng, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức bình thường.

Biểu đồ đặc trưng khí hậu một số thành phố lớn ở Nhật Bản
Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C – đo được vào 16 tháng 8 năm 2007.
Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshū, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng.
Nhật Bản là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí hậu và địa lý của các hòn đảo. Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới trên quần đảo Ryukyu và Bonin tới các rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rụng trên các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính, tới rừng ôn đới lá kim vào mùa đông lạnh trên các phần phía Bắc các đảo.
Bên trên là đôi nét về địa lý và khí hậu Nhật Bản mà du học Nhật Bản Hiền Quang muốn giới thiệu cho các bạn. Hãy cùng đón đọc những bài viết hay và mới nhất về “Đất nước Nhật Bản” nhé!
Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977

Điều cần biết về cuộc sống tại Nhật Bản

Du học nhật bản- Điều cần biết về cuộc sống tại Nhật Bản


CUỘC SỐNG TẠI NHẬT BẢN
Du học nhật bản- Quần áo, đồ ăn, nơi ở, học phí, tất cả hết khoảng bao nhiêu? Làm thêm có vất vả lắm không? Nếu bị bệnh thì như thế nào? Phong tục tập quán có khác nhau không? Hết điều này đến điều khác phải lo lắng! Lần đầu tiên đến Nhật Bản, cho đến khi quen với mọi thứ chắc có rất nhiều điều ngạc nhiên, khám phá. Không sao! Ai cũng phải vượt qua con đường này! Hãy nhìn về phía trước và cố gắng vượt qua.
CHI PHÍ SINH HOẠT VÀ GIÁ CẢ
Đồng tiền của Nhật Bản là Yên. Có 4 loại tiền giấy: 10.000 yên, 5000 yên, 2000 yên và 1000 yên. Có 6 loại tiền xu: 500 yên, 100 yên, 50 yên, 10 yên, 5 yên và 1 yên. Nói chung ở Nhật bản khi mua đồ đều thanh toán bằng tiền mặt, có nhiều cửa hàng có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ngoài ra ngày càng nhiều cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ “Debit” . Người ta ít dùng ngân phiếu để thanh toán trong cuộc sống hàng ngày.
Dưới đây là chi phí sinh hoạt 1 tháng của sinh viên nước ngoài (Bao gồm cả tiền học).
Theo điều tra của Hoa Sen có 92,9% du học sinh đi làm thêm. Công việc phổ biến nhất là các việc phụ trong nhà hàng, tiếp đến là bán hàng, gia sư và dọn vệ sinh ..v.v… Việc chi trả của các công việc và các vùng khác nhau, ví dụ đối với học sinh tiếng Nhật khá một chút (khoảng SAN KYU) phục vụ trong nhà hàng mỗi giờ được 1200 – 1500 Yên (tương đương 240.000VND – 300.000VND), nếu làm tối thiểu 28 tiếng 1 tuần thì thu nhập tối thiểu khoảng 33.600 Yên – 42.000 Yên. Nếu một tháng đi làm đủ 4 tuần (1 tháng) thì thu nhập một tháng khoảng 134.400 Yên – 168.000 Yên (tương đương 1543 USD –1935 USD).
Sau khi được nhà trường cho phép thì du học sinh mới được phép đi làm thêm theo các điều kiện sau đây:
1.      Không làm ảnh hưởng đến việc học.
2.      Mục đích của việc đi làm thêm là dành tiền trang trải học phí và các chi phí cần thiết khác chứ không phải đi làm để dành tiền và gửi về nhà.
3.      Không làm các công việc xấu ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, tập quán và tư cách đạo đức của du học sinh.
4.      Không làm các công việc như buôn bán các mặt hàng tiêu dùng.. v.v.....
Những điểm lưu ý khi quyết định việc làm………….....Các bạn cần hết sức quan tâm đến sức khỏe và không để ảnh hưởng đến mục đích du học của bạn!
© Công việc có trở ngại đến việc học không?.............Làm việc đến khuya, và làm nhiều tiếng trong ngày thì có ảnh hưởng đến ngày hôm sau không?
© Cách chi trả………………………………………............Bao gồm cách trả thuế, trả theo ngày, trả theo tuần, trả theo tháng, trả trực tiếp hay trả qua ngân hàng
© Nội dung của công việc có an toàn không?.............Công việc có nguy hiểm không? Trong trường hợp bị tai nạn thì tiền bồi thường ra sao?
Việc giới thiệu việc làm cho bạn sẽ do trường bạn đang theo học và các trung tâm hỗ trợ sinh viên trong nước và quốc tế “Hello Work”. Nhưng thông thường thì các bạn sinh viên khóa trước giới thiệu cho các bạn mới sang Nhật.
NHÀ Ở
Nhà nước, chính quyền địa phương, các trường học đều có nhà ở cho sinh viên thuê. Có 77,1% du học sinh thuê nhà tư để ở. Thông thường, nếu muốn thuê nhà bạn có thể tư vấn trực tiếp tại phòng quản lý du học sinh của Hong Nhung C&T tại Nhật Bản hoặc hỏi tại công ty môi giới bất động sản.
Cùng với đời sống của người dân, nhà cửa ở Nhật cũng bắt đầu phương tây hóa, nhưng đến bây giờ người Nhật vẫn có thói quen cởi giày để ở cửa ra vào. Phòng kiểu Nhật Bản dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Phòng quay về hướng Nam, cửa sổ quay về hướng Tây, phòng vừa ấm, vừa sáng, giá đắt. Tiền nhà phụ thuộc khoảng cách từ nhà tới ga, số năm mà ngôi nhà được xây. Ở mỗi vùng có chế độ “Tiền đặt cọc” (Shikikin) và “Tiền cám ơn” (Reikin) khác nhau. Khi kí hợp đồng bạn phải trả “Tiền đặt cọc” và “Tiền cám ơn”, hầu hết các phòng cho thuê đều có trang bị tiện nghi đầy đủ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
Truy cập website nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về Du học nhat ban, du học nhật 
 
Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977
 

Đi du học Nhật Bản hay Xuất khẩu lao động

Trước ngưỡng cửa cuộc đời hẳn trong mỗi chúng ta đều có những băn khoăn và không ít lần chúng ta tự hỏi, đâu là đích đến mà chúng ta mong muốn. Câu hỏi này cũng giống như hàng trăm câu hỏi , mà chúng tôi nhận được liên quan đến du học Nhật Bản và Xuất khẩu lao động trong thời gian vừa qua. Sự giống nhau và khác nhau giữa 2 chương trình này đã khiến không ít bạn trẻ bối rối khi lựa chọn. Để giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát và chân thực nhất về 2 chương trình này, chúng tôi xin phép phân tích như sau:
KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG. 
(Các thị trường xuất khẩu lao động như Đài loan, Trung đông, Malaysia ....v.v... dành cho các đối tượng “xóa đói giảm nghèo” nên chúng tôi không muốn phân tích. Vì nếu phân tích và so sánh với du học Nhật Bản sẽ thấy quá chênh lệnh. Rất mong bạn đọc thông cảm!) 
HÀN QUỐC – Thiên đường xuất khẩu lao động.
Tôi dám chắc với các bạn rằng bất cứ ai muốn đi xuất khẩu lao động, ý nghĩ đầu tiên của họ là Hàn Quốc. Với mức lương trung bình của người lao động từ 1000 USD/ 1 tháng đến 1,500 USD/ 1 tháng thì không có thị trường xuất khẩu lao động nào hấp dẫn hơn Hàn Quốc. Tuy nhiên, để được nhận sang Hàn Quốc làm việc bạn cần nắm rõ quy trình sau
Bước 1: Đăng ký học tiếng Hàn và thi đỗ kỳ thi năng lực tiếng Hàn KLPT. Điểm đỗ được quy định từ 80 đến 200 điểm và xét theo chỉ tiêu từ cao xuống thấp. Ví dụ: Bạn đăng ký xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc ngành “Xây Dựng”. Chỉ tiêu tiếp nhận phía Hàn Quốc là 100 người. Xét từ 200 điểm trở xuống, nếu như bạn là người điểm thấp thứ 101 thì dù bạn có đạt 199 điểm cũng không được coi là đỗ KLPT.
Bước 2: Sau khi kiểm tra tiếng Hàn đạt yêu cầu, người lao động mua hồ sơ đăng ký dự tuyển tại Sở LĐ-TB&XH hoặc các trường dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng. Người lao động kê khai, bổ sung các giấy tờ cần thiết vào hồ sơ và nộp trực tiếp tại Sở LĐ-TB&XH hoặc các trường dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng để nơi đây tập trung hồ sơ gửi về Trung tâm Lao động ngoài nước. Tại đây, hồ sơ của người lao động được kiểm tra lần cuối, nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định sẽ được nhập vào máy tính và gửi sang Hàn Quốc để giới thiệu cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn. Chỉ những người được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn mới được làm thủ tục xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc. Hồ sơ đăng ký dự tuyển có hiệu lực trong vòng một năm. Quá thời hạn trên mà chưa được chủ sử dụng lao động lựa chọn thì người lao động sẽ bị xóa tên khỏi danh sách đăng ký dự tuyển.
Quy trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc là vậy. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là tại sao ở Việt Nam có đến hàng trăm công ty môi giới xuất khẩu lao động Hàn Quốc? Xin thưa với các bạn rằng, các công ty môi giới xuất khẩu lao động tại Việt Nam, chỉ có 1 chức năng duy nhất đó là dạy tiếng Hàn cho những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, chứ không có chức năng môi giới đưa lao động sang Hàn Quốc. Vậy là câu chuyện “lừa đảo xuất khẩu lao động Hàn Quốc” diễn ra như cơm bữa. Nếu các bạn có thời gian thường xuyên đọc tin tức trên các báo mạng, bạn sẽ thấy câu chuyện “đi tù” của các “doanh nhân lừa đảo xuất khẩu lao động” gần như tháng nào cũng có.
Để nói về các công ty môi giới xuất khẩu lao động Hàn Quốc, tôi chỉ tóm tắt lại trong 1 câu nói.
 “Môi giới xuất khẩu lao động Hàn Quốc là con đường ngắn nhất dẫn đến..........trại giam”
Trước đây tôi đã từng viết một bài về chương trình “Tu Nghiệp Sinh” tại Nhật Bản, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn trẻ băn khoăn hỏi chúng tôi về “sự lựa chọn giữa 2 con đường là “du hoc nhat ban” và “Tu Nghiệp Sinh” thì con đường nào là đúng đắn nhất..???”
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi chúng tôi xin điểm qua những nét chính của hai chương trình này. 
Khái quát về chương trình Tu Nghiệp Sinh
Tu Nghiệp Sinh (TNS) là chương trình mà chính phủ Nhật Bản viện trợ, giúp đỡ cho Việt Nam đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực Nghề, Sản xuất máy móc....v.v..., đồng thời giúp các Xí nghiệp của Nhật Bản đang thiếu nhân công trầm trọng một lượng nhân công giá rẻ từ các nước đang phát triển. Theo tinh thần hợp tác thì TNS sẽ học và làm việc ở Nhật là 3 năm. Sau khi sang Nhật trong 10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ khoảng 70,000 yên/ tháng đến 80,000 yên/ tháng. Sau 10 tháng huấn nghệ nếu thi đậu bằng nghề của Nhật thì sẽ được chuyển sang tư cách gọi là “Thực Tập Sinh”, được trả lương tương đương với mức lương người Nhật tập sự trong vòng 26 tháng còn lại khoảng 120,000 yên – 140,000 yên/ tháng. Thông thường khi TNS sang Nhật thì toàn bộ chi phí họ không phải trả gì hết. “Nghiệp đoàn” tiếp nhận TNS cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ cấp cho công việc huấn nghệ. Thế nhưng nếu bạn muốn đi TNS và qua các công ty môi giới ở Việt Nam, thông thường họ sẽ thu của bạn từ 6.000 USD đến 8.000 USD
Tuy nhiên, việc sang Nhật Bản theo hình thức Tu Nghiệp Sinh hiện tại cũng rất khó do có các quy định mới của nghiệp đoàn như: Tay nghề cao, chiều cao, cân nặng, sức khỏe, trình độ tiếng Nhật..v.v... Bên cạnh đó, để tìm được “đơn hàng” phù hợp cũng khiến không ít bạn trẻ chờ đợi hàng năm trời mà chưa được đi TNS.
So sánh giữa “du học nhật bản” và “Tu nghiệp sinh”
Ưu điểm của du học Nhật Bản so với TNS:
  1. Du học Nhật Bản, bạn được phép đi làm thêm tối thiểu 28h/1 tuần. Mức lương tối thiểu khoảng 120,000 yên/ 1 tháng (khoảng 32 triệu đồng). Nếu so với lương làm việc của TNS thì mức lương của du học sinh cao hơn.
  2. Không chỉ trong suốt quá trình học tập tại Nhật Bản (từ 4 năm đến 6 năm), mà sau khi học xong tại Nhật Bản, bạn được phép ở lại làm việc tại Nhật Bản không giới hạn thời gian. Còn với chương trình TNS bạn được phép sinh sống và làm việc tối đa tại Nhật Bản là 3 năm.
  3. Khi bạn tốt nghiệp các trường đào tạo tại Nhật Bản, trình độ tiếng Nhật và Bằng cấp của bạn hơn hẳn các bạn TNS. Do đó, con đường thành công của bạn sẽ cao hơn so với các bạn đi TNS. 
Những điểm hạn chế:
  1. Du học tại Nhật Bản có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của bản thân bạn. Vì ngoài việc học bạn còn phải lo đi làm kiếm tiền trang trải các khoản chi phí tại Nhật Bản như: Tiền học phí, tiền ăn, tiền nhà trọ, tiền đi lại và chi tiêu cá nhân...v.v.. Do đó, dù bạn có “cày cuốc” thì số tiền bạn gửi về quê nhà vẫn ít hơn các bạn đi TNS. Các bạn đi TNS thì chỉ lo mỗi việc là làm sao có đủ sức khỏe để “cày”
  2. Chi phí ban đầu cho việc đi du học Nhật Bản thường cao hơn so với đi TNS từ 1,2 đến 1,5 lần. Đo đó, đối với những gia đình không có đủ điều kiện tài chính, thì đây cũng là trở ngại rất lớn khiến ước mơ sang Nhật Bản học tập không thành hiện thực. 
Nói tóm lại, việc đi du học Nhật bản hay đi TNS, cái nào tốt hơn phụ thuộc vào cách nghĩ của bạn.
  • Nếu bạn nghĩ, chỉ cần sang Nhật làm việc 3 năm kiếm cho đủ 500 triệu (thông thường sau 3 năm làm việc, mỗi TNS mang về nước trung bình 500 triệu). Khi trở về quê hương có chút vốn để làm ăn và xây dựng gia đình. Tôi khuyên bạn nên chọn chương trình TNS.
  • Nếu bạn có ước mơ và hoài bão, muốn kiếm tiền và muốn học tập để có 1 tương lai tươi sáng hơn. Bạn nên chọn du học Nhật Bản. Vì vậy, du học Nhật Bản là đầu tư dài hạn, đầu tư vào tương lai. Còn TNS là đầu tư ngắn hạn. 
Lưu ý: Các bạn học sinh đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học mà đăng ký đi TNS, chúng tôi thấy hơi phí. Với tấm bằng của các bạn thì hoàn toàn có thể sang Nhật học tiếng từ 1,5 năm đến 2 năm. Sau đó chuyển đổi sang Visa làm việc dài hạn tại Nhật Bản sẽ tốt hơn là các bạn lựa chon chương trình TNS. 
Trải qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn Du học nhật , Hoa Sen đã từng hợp tác với rất nhiều Trường đào tạo tại Nhật Bản. Trong những trường đó có những cơ sở tốt và không tốt. Chúng tôi sẽ thông tin đến bạn đọc tại trang chủ  du học nhật bản của chúng tôi sau đợt công tác dài ngày của chúng tôi tại Nhật Bản. Sẽ có những hình ảnh chân thực nhất về du học sinh của Hoa Sen tại đây. Kính mời các bạn đón đọc Du học Nhật Bản – Kỳ 5 : Sự thật về các trường Nhật Ngữ
 Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977

Du học Nhật Bản lý tưởng cho "con nhà nghèo"

Khi nào thì hạt giống nhỏ niềm đam mê khám phá về Nhật Bản được gieo trong lòng bạn? Bạn biết gì về du học nhật bản ? Nếu bạn biết nhưng chưa rõ, hãy để tôi giúp bạn tìm hiểu chi tiết nhé....
NHẬT BẢN - ƯỚC MƠ CỦA TÔI. 
Bạn biết đến Nhật Bản khi nào? Từ những cuốn truyện tranh hay những bộ phim hoạt hình Nhật Bản xuất hiện đầu thập niên 90? Những chiếc ôtô chạy trên đường phố? Hay những món ăn Nhật Bản được ưa thích gần đây?...Trong khi bạn chưa trả lời được những câu hỏi đó thì khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Hãy thử nghĩ xem, trong nhà bạn có ít nhất một món đồ từ Nhật Bản – Đó là chiếc tivi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ,...v.v. Hay đơn giản hơn chỉ là chiếc “nồi cơm điện”. 
Khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã len lỏi vào tận ngõ ngách của thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vậy tại sao Nhật Bản lại có thể phát minh ra những thứ đó và xuất khẩu đi khắp thế giới? Câu trả lời rất đơn giản – Đó chính là hệ thống giáo dục tuyệt vời của Nhật Bản. Chính hệ thống giáo dục đó đã sản sinh ra những thế hệ con người tài năng, mỗi ngày lại có những phát minh đột phá nhằm tạo ra những sản phẩm hữu ích phục vụ con người. 
Ngoài Khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã làm nên kỳ tích thì Văn hóa, Xã hội Nhật Bản cũng đóng góp 1 phần không nhỏ khiến thế giới phải thán phục. Nếu không xảy ra trận động đất kèm sóng thần kinh hoàng hôm 11/03/2011 thì có lẽ trong mỗi chúng ta vẫn còn mơ hồ về cái gọi là “Văn hóa Nhật Bản”. Sẽ chẳng có nơi nào trên thế giới khi xảy ra thảm họa lại không có cảnh cướp bóc, hôi của..... Thay vào những cảnh tượng đó lại là một tinh thần đoàn kết của người Nhật trong hoạn nạn. Họ giúp đỡ nhau trong khó khăn và cùng nhau xây dựng lại nước Nhật trên đống hoàng tàn, như những gì họ đã làm được cách đây 67 năm. 
Bên cạnh đó, Văn hóa làm việc của người Nhật đã trở thành văn hóa doanh nghiệp mà cả thế giới phải ca ngợi. Nhắc đến con người Nhật Bản, là người ta nghĩ đến truyền thống Samurai anh dũng, đến những cô thiếu nữ e ấp trong trang phục truyền thống Kimono, những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa cho riêng miền đất này. Hiện đại và truyền thống cứ thế đan xen trong một xã hội văn minh, trong dòng chảy bất tận của thời gian và không gian. 
Sau thảm họa động đất kèm sóng thần kinh hoàng ngày 11/03/2011. Hoa anh đào vẫn đang ấp ủ chờ mùa khoe sắc. Ngọn núi Phú Sĩ vẫn hiên ngang trong gió lạnh mùa đông hệt như chàng dũng sĩ Samurai đứng oai hùng trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhật Bản vẫn vậy, vẫn khiến thế giới phải thổn thức mỗi khi nghĩ đến mảnh đất linh thiêng này. 
NHẬT BẢN - ĐIỂM ĐẾN LÝ TƯỞNG CHO MỌI NGƯỜI
Một đất nước hoàng kim bạn vẫn từng nghe nhắc đến là một nước thế nào? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về đất nước Nhật Bản, mời bạn tham khảo thống kê của chúng tôi sau đây:
  1. Nhật Bản là nước có thu nhập bình quân đầu người (GDP) đứng thứ 2 thế giới và gấp 30 lần Việt Nam. Có nghĩa là tổng lương trung bình của 1 người Việt Nam nhận được trong 2,5 năm chỉ bằng thu nhập trung bình của người Nhật trong vòng....1 tháng.
  2. Nhật Bản là nước sản xuất xe hơi thứ 1 thế giới. Tổng số xe hơi sản xuất tại Nhật Bản trong vòng 1 năm nếu xếp liền kề sẽ gấp 2,5 lần diện tích thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Tuổi thọ trung bình của người Nhật xếp thứ 1 thế giới. Điều này minh chứng cho chúng ta thấy môi trường sống của Nhật Bản tuyệt vời đến thế nào.
  4. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là thứ 3 thế giới sau Mỹ và Anh. Trong Top 20 trường Đại học hàng đầu thế giới thì có đến 16 trường của Mỹ, 3 trường của Anh và đại diện cuối cùng chính là Đại học Tokyo của Nhật Bản.
Một xã hội văn minh và thịnh vượng như Nhật Bản sẽ là điểm đến lý tưởng cho bất cứ ai biết nắm bắt cơ hội và có mong muốn thay đổi cuộc đời mình. Tôi đã thay đổi cuộc đời mình kể từ khi đặt chân đến Nhật Bản học tập và làm việc. Vậy còn bạn thì sao..? 
Nếu gia đình bạn “nhiều tiền”, tôi khuyên bạn nên đến Anh, Úc, Mỹ.....để học tập. Vì chắc chắn rằng môi trường giáo dục tại những quốc gia này rất tốt. Và có một thực tế không thể phủ nhận là “độ oai” khi cầm những tấm bằng tốt nghiệp tại những quốc gia này sẽ lớn hơn khi bạn tốt nghiệp một trường đào tạo tại Nhật Bản. 
Còn nếu gia đình bạn “ít tiền”. Bạn có ước mơ? Bạn muốn thay đổi bản thân mình? Thì hãy nghĩ đến du học Nhật Bản! 
Có 1001 lý do và con đường để bạn đến Nhật Bản như: Tu nghiệp sinh, Xuất khẩu lao động, Du học,..v.v... Nhưng hay nghe lời khuyên của tôi. Cách tốt nhất để bạn thành công tại Nhật Bản, đó là bạn học tập tại Nhật Bản. Nếu bạn hoạch định tương lai bản thân mình một cách rõ ràng khi bạn đến Nhật Bản học tập tôi tin chắc bạn sẽ thành công và trở thành người có ích cho xã hội. 
Nếu.....
Học để hiểu biết – Chắc chắn bạn sẽ thỏa mãn khi đến Nhật Bản học tập. Vì cả thế giới phải nghiêng mình thán phục những thành tựu của Nhật Bản đã đạt được, thì không có lý do gì để nghi ngờ về nền giáo dục nơi đây. 
Nếu.....
Học để mưu sinh – Bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Nhật Bản là quốc gia duy nhất cho phép bạn được đi làm thêm 28h/1 tuần (lương 10,5 USD/1h) trong thời gian bạn học tập và toàn thời gian 56h/1 tuần trong các kỳ nghỉ (2 tháng/ 1 năm). Nếu so với Mỹ ( làm thêm 20h/1 tuần – lương 8 USD/1h), Anh (làm thêm “10h – 20h/1 tuần” – lương 9 USD/1h), Úc (làm thêm 20h/1 tuần – lương 9 USD/1h), Canada (làm thêm 20h/1 tuần – lương 9 USD/1h) .........thì du hoc nhat là điểm đến lý tưởng cho "con nhà nghèo". 
Nếu.....
Học để làm người – Hãy nhìn vào những gì người Nhật đã làm trong hoạn nạn, bạn sẽ học được giá trị làm người từ những bài học đó. 
Nếu.....
Học để xây dựng đất nước –  Hãy nhìn vào thành quả sau 26 năm đổi mới của đất nước. Bạn sẽ thấy tầng lớp tri thức đóng góp được rất nhiều để Việt Nam phát triển được như ngày nay. 
Các bạn thân mến! Việc đi du học nhật bản đó là kế hoạch của cuộc đời bạn. Là những bước đi chập chững đầu tiên để biến giấc mơ thành sự thực. Nhật Bản không chỉ có du học, còn có rất nhiều mục tiêu khác nữa, nhưng nếu bạn vẫn còn băn khoăn về giấc mơ này thì hãy đón đọc tiếp kỳ - Du học Nhật Bản – Kỳ 4: Du học Nhật Bản hay Xuất khẩu lao động 

Nguồn: duhocnhatbanaz.edu.vn


Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977