Du học nhật bản 2014

Du học nhật bản giá rẻ

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Đối tác Việt - Nhật ngày càng phát triển

Quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Nhật ngày càng phát triển

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phu nhân sẽ thăm chính thức nước ta từ ngày 16-17/1.
Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, sau khi được bầu làm Thủ tướng Nội các Nhật Bản (26/12/2012) và là chuyến thăm Việt Nam lần thứ 2 trên cương vị Thủ tướng của ông Shinzo Abe sau chuyến thăm tháng 11/2006 trong nhiệm kỳ trước.
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam- Nhật Bản, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư.
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973, quan hệ Nhật Bản – Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục. Từ đó đến nay, quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước không ngừng được củng cố, phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.

hợp tác việt nhật
Lễ hội Genki Nhật Bản tổ chức tại TP HCM tháng 4/2012, một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2013)

Về chính trị, năm 2002, lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”. Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới thông qua các tổ chức quốc tế như APEC, WTO, ASEM, ARF; vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật... Hai bên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế quan trọng, trong đó có LHQ.
Nhật Bản luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vì Việt Nam được Nhật Bản đánh giá là thân thiện, có vị trí địa chính trị quan trọng, đồng thời là đối tác tiềm năng trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Do đó, mặc dù gặp khó khăn, nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn dành viện trợ ODA ở mức cao nhất cho Việt Nam. Các chủ trương, chính sách hợp tác với Việt Nam luôn dành được sự ủng hộ của cả các đảng cầm quyền và đối lập.
Về an ninh - quốc phòng: Hai nước đang nỗ lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng thông qua trao đổi các đoàn quân sự cấp cao, giao lưu giữa quân đội hai nước, tăng cường hợp tác trong chống khủng bố, hải tặc, đảm bảo an ninh hàng hải, đào tạo nguồn nhân lực…
Về kinh tế. Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999.
Đặc biệt, ngày 1/10/2009, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác kinh tế hai nước. Cùng với Hiệp định đối tác toàn diện Nhật Bản-ASEAN, VJEPA tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Kể từ đầu thập niên 1990 đến nay, Nhật Bản đã nhanh chóng vượt lên trở thành bạn hàng, thị trường lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước trong năm 2011 đã đạt 21,181 tỷ USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 10,78 tỷ USD và nhập khẩu đạt 10,40 tỷ USD, trở lại xuất siêu sau 2 năm liên tiếp nhập siêu trong quan hệ thương mại với Nhật Bản. Trong Tuyên bố chung năm 2011, hai bên đặt mục tiêu tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại song phương đến năm 2020.
Kim ngạch thương mại hai chiều trong 11 tháng đầu năm 2012 đạt 22,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 11,9 tỷ USD (tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2011), nhập khẩu đạt 10,6 tỷ USD (tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2011).
Nhật Bản cũng đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Hai bên đã hoàn thành Giai đoạn IV Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam và thỏa thuận khởi động Giai đoạn V Sáng kiến chung trong năm 2013.
Tính đến ngày 20/11/2012, Nhật Bản có 1.800 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số đầu tư đăng ký 29 tỷ USD, đứng thứ nhất trong số 96 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng trong năm 2012 (tính đến 15/12/2012). Nhật Bản đăng ký mới 270 dự án và tăng vốn cho 108 dự án, dẫn đầu với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,14 tỷ USD, chiếm 40% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong năm.
Về viện trợ phát triển chính thức (ODA): Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Từ năm 1992 đến năm 2011, Nhật Bản đã cam kết gần 20 tỷ USD vốn vay ODA cho Việt Nam. Trước tiên, nguồn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam tập trung vào mục tiêu giúp Việt Nam hoàn thành công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào năm 2020. Việt Nam đã xác định 3 lĩnh vực trọng tâm để đạt mục tiêu gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý, tái cơ cấu các công ty nhà nước. Nhật Bản đã xác định sẽ hỗ trợ Việt Nam trong cả 3 lĩnh vực này.
Ngoài 3 lĩnh vực trên, ODA của Nhật Bản còn dành hỗ trợ những khó khăn của Việt Nam trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu (Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, chịu nhiều bão, lũ...) Nhật Bản còn hỗ trợ xây dựng trường học, trạm y tế, những công trình xã hội... tại những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của Việt Nam.

Về hợp tác văn hóa - giáo dục: Nhật Bản có nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Chính phủ Nhật Bản bắt đầu hợp tác và hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long vào năm 2004, sau khi cựu Thủ tướng Koizumi đi thăm và đánh giá cao giá trị của di tích này. Năm 2006, Ủy ban hỗn hợp Việt-Nhật bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long đã được thành lập. Từ đó đến nay, Nhật Bản đã cử nhiều chuyên gia về khảo cổ học sang Việt Nam cùng điều tra, khai quật và nghiên cứu. Ngoài ra, hai bên cử nhiều đoàn sang thăm, làm việc, biểu diễn nghệ thuật, tham dự triển lãm, liên hoan phim, tổ chức lễ hội tại mỗi nước.
Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành Giáo dục - Đào tạo của Việt Nam.
Về hợp tác lao động, Nhật Bản là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam. Từ năm 1992 đến cuối năm 2008, Việt Nam đã cử 31.000 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản học nghề và thực tập kỹ thuật trong các lĩnh vực như: điện tử, gia công cơ khí, may công nghiệp, chế biến thủy sản, hải sản, nông sản. Trong những năm gần đây, Nhật Bản vẫn là một trong những thị trường thu hút số lượng lớn tu nghiệp sinh và lao động Việt Nam sang làm việc. Năm 2004, Việt Nam đã lập văn phòng quản lý lao động tại Tokyo.
Về hợp tác địa phương: Trong những năm gần đây, hợp tác địa phương hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ. Một số địa phương hai nước thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị trên nhiều lĩnh vực. Nhiều dự án hợp tác giữa các địa phương hai bên đã được thực hiện hiệu quả như tình Osaka hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh triển khai thí điểm dự án về nước sạch, môi trường; tỉnh Fukuoka hỗ trợ thủ đô Hà Nội trong lĩnh vực xử lý chất thải rawnsm ô nhiễm nguồn nước; thành phố Kitakyushu hỗ trợ thành phố Hải Phòng trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, hợp tác phát triển cảng biển.
Nhiều nhà phân tích Nhật Bản cho rằng quan hệ Nhật Bản – Việt Nam đang là mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, là một hình mẫu trong các mối quan hệ quốc tế hiện nay. Việc tiếp tục phát triển quan hệ chặt chẽ này là chủ trướng nhất quan của Nhật Bản dù chính đảng nào lên cầm quyền. Chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi được bầu làm Thủ tướng Nội các Nhật Bản của ông Shinzo Abe đến Việt Nam, Indonesia và Thái Lan đã cho thấy nhận định của các chuyên gia hoàn toàn có cơ sở.

Theo dofabrvt.gov

Du Học Hiền Quang

Nhật Bản nâng vốn ODA cho Việt Nam

Nhật Bản nâng vốn ODA cho Việt Nam lên mức kỷ lục
►Cam kết ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong tài khóa 2009 đạt 145,613 tỷ Yên, cao nhất từ trước đến nay...
hợp tác việt nhật
Lễ ký công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp vốn ODA cho Việt Nam.

Chiều ngày 2/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Sakaba Mitsuo đã ký công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Chính phủ Việt Nam 25,822 tỷ Yên ODA, thuộc đợt 2 tài khóa 2009 của Nhật Bản (kết thúc vào 31/3/2010).

Khoản vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nói trên được cung cấp để giúp Chính phủ Việt Nam triển khai 5 dự án cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội lớn, bao gồm: dự án xây dựng nhà ga hành khách - cảng hàng không quốc tế Nội Bài (12,607 tỷ Yên); dự án đường nối cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài (6,546 tỷ Yên); dự án xây dựng cầu Cần Thơ (4,626 tỷ Yên); dự án khôi phục cầu quốc lộ 1 giai đoạn 3 đoạn Cần Thơ - Cà Mau và dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc (đều trên 1 tỷ Yên).

Theo dự kiến, trong tháng 3 tới, tại Hà Nội, đại diện Bộ Tài chính Việt Nam và đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ ký 5 hiệp định tín dụng cụ thể cho các dự án này, dựa trên các điều kiện khung quy định tại công hàm trao đổi đã ký.

Với khoản vay này, cam kết ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong tài khóa 2009 đạt 145,613 tỷ Yên (tương đương 1,63 tỷ USD), cao nhất từ trước đến nay. Theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, điều này chứng tỏ sự đánh giá cao của Chính phủ Nhật Bản đối với quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào năm 1992 đến nay, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất, đạt tổng cộng 1.557 tỷ Yên, bao gồm cả khoản vay mới ký.
Theo Vneconomy.vn


Hợp tác giữa Việt Nam và Nhật bản

          Việt Nam - Nhật Bản ra Tuyên bố chung
Hôm nay, tại Thủ đô Tokyo, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản đã ký “Tuyên bố chung về Triển khai Hành động trong Khuôn khổ Đối tác Chiến lược vì Hòa bình và Phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản”. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.
hợp tác việt nam nhat ban
Nhận lời mời của Ngài Nô-đa I-ô-si-hi-cô, Thủ tướng Nhật Bản, Ngài Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11 năm 2011. Đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi được bầu lại là Thủ tướng Việt Nam tại kỳ họp Quốc hội khoá XIII tháng 7 năm 2011.
Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Nhà Vua Nhật Bản và hội đàm cấp cao với Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô, gặp các lãnh đạo Quốc hội Nhật Bản. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đi thăm thành phố Xên-đai, và thành phố Na-tô-ri, tỉnh Mi-i-a-gi.
1. Về thể hiện tình đoàn kết sau thảm họa động đất tại Đông Bắc Nhật Bản
Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự hỗ trợ mạnh mẽ và tình đoàn kết của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, sau trận động đất tại Đông Bắc Nhật Bản. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận những việc làm thiện chí và tình cảm nồng ấm đó là minh chứng của quan hệ hữu nghị gắn bó đã được xây dựng qua nhiều năm giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô nhấn mạnh trong thời kỳ khủng hoảng quốc gia chưa từng có này, Nhật Bản quyết tâm củng cố quan hệ với cộng đồng quốc tế và xây dựng lại đất nước một cách cởi mở với thế giới và định hình một đất nước năng động hơn, tranh thủ sự hỗ trợ và đoàn kết của thế giới dành cho Nhật Bản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa khẳng định, là đối tác chiến lược của Nhật Bản, Việt Nam sẵn sàng làm hết khả năng của mình để hỗ trợ Nhật Bản trong quá trình phục hồi, tái thiết sau thiên tai. Đồng thời, Thủ tướng bày tỏ tin tưởng Chính phủ và nhân dân Nhật Bản sẽ sớm vượt qua những khó khăn hiện nay, đưa đất nước Nhật Bản phát triển phồn vinh hơn nữa.
2. Về những thành tựu sau Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản 2010 và định hướng phát triển
Trên cơ sở những phát triển to lớn trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản từ khi ký kết “Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” ngày 31 tháng 10 năm 2010 (“Tuyên bố chung 2010”), hai bên hoan nghênh việc hai nước, vốn là những quốc gia chia sẻ lợi ích chiến lược, đã xây dựng được nền tảng nhằm phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược một cách toàn diện.
Hai bên một lần nữa khẳng định sẽ củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác trên những lĩnh vực chính như sau:
(1) Về tăng cường trao đổi và đối thoại
Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của việc tăng cường trao đổi và đối thoại cấp cao giữa hai nước, nhất là duy trì các chuyến thăm cấp cao hàng năm. Hai bên khẳng định lại cam kết sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ song phương ở tất cả các cấp và trên mọi lĩnh vực cũng như các kênh đối thoại hiện có.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của Chính phủ Nhật Bản. Hai bên bày tỏ mong muốn rằng lãnh đạo Nhật Bản sẽ sang thăm Việt Nam vào thời điểm phù hợp cho cả hai bên trong năm 2012.
Phía Việt Nam đã có lời mời Nhà Vua, Hoàng hậu và các thành viên Hoàng gia Nhật Bản sang thăm Việt Nam, đặc biệt là vào năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Hai bên đánh giá cao những kết quả của phiên Đối thoại Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 12 năm 2010. Hai bên khẳng định lại rằng cơ chế đối thoại này giúp tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và góp phần tích cực vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực. Hai bên quyết định tiến hành phiên Đối thoại Đối tác chiến lược lần thứ hai vào tháng 12 năm 2011 tại Tokyo.
Hai bên hoan nghênh việc ký kết “Bản Ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng Nhật Bản về việc Hợp tác và Trao đổi quốc phòng song phương” giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng trong chuyến thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phùng Quang Thanh vào tháng 10 năm 2011.
hợp tác việt nam và nhật bản
Với việc hai nước đều có chính sách thúc đẩy hợp tác rộng rãi trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, hai bên chia sẻ quan điểm rằng, đồng thời với các cơ chế đối thoại cấp làm việc hiện có, cần tăng cường hơn nữa đối thoại chiến lược thông qua việc khởi động Đối thoại Chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng. Hai nhất trí rằng việc giao lưu ở tất cả các cấp, bao gồm các chuyến thăm lẫn nhau của các đoàn cấp cao, cũng như các chuyến thăm cảng của tàu hải quân hai nước sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, cũng như đóng góp vào hòa bình và ổn định tại khu vực.
Hai bên quyết định sớm tổ chức cuộc họp tiếp theo của Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản vào thời điểm thuận lợi cho cả hai bên. Để tăng cường hợp tác công-tư tại cả hai nước, hai bên bày tỏ dự định tổ chức Đối thoại Công-Tư cấp Bộ trưởng giữa Việt Nam và Nhật Bản trong khuôn khổ của Ủy ban.
Để kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (1973-2013), hai bên quyết định lấy năm 2013 làm “Năm Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản”, và sẽ thúc đẩy hợp tác tổ chức những hoạt động nhằm kỷ niệm Năm Hữu nghị.
(2) Về hợp tác kinh tế
Phía Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản, và những tiến triển trong việc triển khai các dự án đã được nêu trong Tuyên bố chung 2010. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự hỗ trợ liên tục của Nhật Bản dành cho các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên của Việt Nam, như Dự án đường cao tốc Bắc-Nam, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, và các nghiên cứu khả thi hai đoạn đường của tuyến đường sắt cao tốc Hồ Chí Minh-Nha Trang và Hà Nội-Vinh.
Hai bên bày tỏ cam kết hợp tác thúc đẩy thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng tại Việt Nam, ví dụ như Dự án sân bay quốc tế Long Thành thông qua mô hình đối tác công tư (PPP), cho phép sự tham gia của một tổ hợp các công ty Việt Nam và Nhật Bản, và Chính phủ Việt Nam sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các công ty Nhật Bản. Hai bên cũng nghiêm túc xem xét việc tiếp tục nghiên cứu Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) bởi một tổ hợp công ty Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản cam kết tiếp tục xem xét hỗ trợ các dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình - Bãi Vọt, Nha Trang-Phan Thiết, và các dự án tuyến đường tàu điện ngầm mới của Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như cam kết của Nhật Bản hỗ trợ cho các lĩnh vực ưu tiên như xây dựng thể chế và năng lực, sử dụng chuyên môn và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.
Hai bên hoan nghênh việc ký kết các Công hàm Trao đổi cho Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng Lạch Huyện giữa hai Chính phủ cũng như việc ký kết thỏa thuận liên doanh thành lập một tổ hợp các công ty Việt Nam và Nhật Bản. Hai bên bày tỏ ý định sẽ hỗ trợ đầy đủ để thực hiện thuận lợi Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng Lạch Huyện.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao quyết định của Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản vay Viện trợ phát triển chính thức (ODA) với tổng trị giá 71,6 tỉ Yên cho Việt Nam và hoan nghênh việc ký kết các Công hàm Trao đổi và Hiệp định vay cho bốn dự án gồm Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam (đoạn Bến Lức-Long Thành), Dự án sử dụng vệ tinh quan sát trái đất để phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu, Dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai bên nhấn mạnh Dự án sử dụng vệ tinh quan sát trái đất để phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu do Nhật Bản đề xuất nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Nhật Bản tháng 7 năm 2011 cũng sẽ có ích trong Mạng lưới quản lý thiên tai tại khu vực ASEAN. Phía Nhật Bản bày tỏ ý định sẽ cung cấp một khoản vay ODA cho Dự án bệnh viện tỉnh và địa phương giai đoạn 2 nhằm nâng cao mức sống của nhân dân và góp phần vào việc duy trì sự phát triển bền vững của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(3) Về thương mại và đầu tư
Trước những thách thức hiện nay trong nền kinh tế thế giới, hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của việc củng cố nền tảng kinh tế mỗi nước và hệ thống thương mại đa phương để đảm bảo sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng. Phía Nhật Bản hoan nghênh những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Hai bên khẳng định vai trò thiết yếu của Hiệp định Đối tác Kinh tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) và Hiệp định Tự do hóa, Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản nhằm củng cố quan hệ kinh tế giữa hai nước và nhận thấy tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả các hiệp định này. Hai bên bày tỏ mong muốn tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại giữa hai nước vào năm 2020.
Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao sự hợp tác của phía Nhật Bản nhằm phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, cụ thể là hỗ trợ kỹ thuật và tài chính. Phía Việt Nam bày tỏ mong muốn phát triển hai khu công nghiệp chuyên sâu với sự hợp tác của phía Nhật Bản, tại Hải Phòng và tại Bà Rịa-Vũng Tàu, nhằm thúc đẩy hơn nữa đầu tư của Nhật Bản và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Về vấn đề này, phía Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Nhật Bản nhằm xây dựng và thực hiện chiến lược công nghiệp hóa và kế hoạch hành động đến năm 2020 của Việt Nam và khẳng định sẽ thành lập một Ủy ban cấp cao về  lĩnh vực hợp tác này do một Phó Thủ tướng của Việt Nam chủ trì.
Hai bên hoan nghênh kết quả đàm phán của Tiểu ban về Di chuyển Thể nhân theo VJEPA và việc ký kết “Bản ghi nhớ về tiếp nhận những ứng viên điều dưỡng viên và hộ lý có bằng cấp từ Việt Nam sang Nhật Bản” nhằm tiếp nhận những ứng viên điều dưỡng viên, hộ lý có bằng cấp từ Việt Nam theo cơ chế sẽ được hai nước quyết định.
Nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, và ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam để bảo đảm các biện pháp thương mại phù hợp với các Thỏa thuận của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Nghị định về việc gia nhập WTO của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ không áp dụng đoạn 255 của Báo cáo của Ban Công tác về việc gia nhập WTO của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với sự hiểu biết rằng Chính phủ Việt Nam tiếp tục hoàn thiện kinh tế thị trường. Phía Việt Nam đánh giá cao quyết định này của Chính phủ Nhật Bản.
Hai bên khẳng định lại cam kết của mình triển khai gói dự án thiết lập hải quan điện tử và một cửa thông qua việc đưa Hệ thống thống nhất Công-ten-nơ và Cảng tự động của Nhật Bản (NACCS) vào Việt Nam.
Hai bên đánh giá cao thành công của Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hoan nghênh việc bắt đầu Giai đoạn 4 của Sáng kiến chung từ tháng 7 năm 2011, theo đó hai bên sẽ thảo luận các biện pháp tiếp theo cải thiện môi trường đầu tư đối với các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam .
(4) Về hợp tác năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu
Hai bên hoan nghênh tiến triển đạt được trong hợp tác sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Phía Nhật Bản cam kết tăng cường an toàn hạt nhân thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và những bài học vừa qua liên quan tới sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Công ty điện lực TEPCO, với sự minh bạch cao nhất và giải trình kế hoạch từng bước để nâng cao an toàn hạt nhân. Phía Việt Nam đã hoan nghênh những nỗ lực của Nhật Bản, và giải thích rõ sự cần thiết của năng lượng hạt nhân nhằm đảm bảo việc cung cấp năng lượng ở Việt Nam và bày tỏ nguyện vọng mạnh mẽ đối với việc Nhật Bản cung cấp công nghệ hạt nhân. Phía Nhật Bản bày tỏ ý định cung cấp cho Việt Nam những công nghệ đảm bảo mức an toàn hạt nhân cao nhất trên thế giới.
Phía Nhật Bản đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Hiệp định Việt Nam-Nhật Bản về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Phía Việt Nam bày tỏ hy vọng Hiệp định này sẽ sớm được phê chuẩn tại Nhật Bản sau khi hoàn tất những thủ tục nội bộ cần thiết.
Hai bên nhắc lại quyết định của Chính phủ Việt Nam trong việc chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác để xây hai lò phản ứng hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân số 2 ở tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Hai bên hoan nghênh những tiến triển đạt được sau Hội đàm cấp cao tháng 10 năm 2010 và văn bản khẳng định những tiến triển này liên quan đến dự án giữa hai Chính phủ.
Hai bên cũng hoan nghênh những tiến triển sau Hội đàm cấp cao tháng 10 năm 2010 liên quan đến sự hợp tác trong phát triển công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam và văn bản khẳng định những tiến triển này giữa hai Chính phủ, cho rằng việc này sẽ thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam. Hai bên cũng hoan nghênh sự hợp tác trong dự án đầu tiên về đất hiếm sẽ bắt đầu tại Đông Pao, tỉnh Lai Châu, dự kiến được thực hiện ngay sau khi ký kết văn bản này.
Hai bên khẳng định lại tính cấp thiết của việc ứng phó vấn đề biến đổi khí hậu. Hai bên chia sẻ quan điểm rằng để bảo vệ lợi ích toàn cầu thích đáng thì mục đích cuối cùng là thiết lập một khuôn khổ quốc tế công bằng và hiệu quả với sự tham gia của tất cả các nền kinh tế lớn là rất quan trọng. Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của việc khẩn trương thực hiện các Thỏa thuận Can-cun.
Hai bên khẳng định sẽ hợp tác mang tính xây dựng vì sự thành công của Hội nghị COP 17 sẽ được tổ chức tại Nam Phi vào cuối năm 2011. Ngoài các cuộc đàm phán tại Liên hợp quốc, hai bên cũng thừa nhận lợi ích của việc thúc đẩy hợp tác song phương, khu vực về tăng trưởng ít các-bon ở Đông Á, một trung tâm tăng trưởng của kinh tế toàn cầu nơi tập trung những nước phát thải lớn. Hai bên hoan nghênh và khẳng định tiếp tục đàm phán về Cơ chế Tín dụng bù trừ song phương giữa hai nước. Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô bày tỏ ý định thúc đẩy “Sáng kiến quan hệ đối tác tăng trưởng ít các-bon ở Đông Á” và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến này.
(5) Về hợp tác khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực
Hai bên hoan nghênh tiến triển đạt được trong cuộc họp lần thứ 3 của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về Khoa học và Công nghệ tổ chức tại Tokyo tháng 8 năm 2011. Phía Việt Nam bày tỏ mong muốn phía Nhật Bản tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu cho các nhà khoa học Việt Nam thông qua các hoạt động nghiên cứu chung, nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Phía Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực trong kế hoạch công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, bày tỏ mong muốn đẩy mạnh trao đổi và nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học hai nước và đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm việc xem xét phát triển trường đại học chất lượng cao tại Cần Thơ, Việt Nam.
Hai bên khẳng định lại cam kết  củng cố hợp tác quốc tế về Công nghệ thông tin và Truyền thông xanh (ICT) nhằm phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng ICT như Hệ thống từ và Công nghệ Đám mây.
(6) Về sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước
Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của tăng cường giao lưu nhân dân, đặc biệt trong giới trẻ, và chia sẻ sự tin tưởng rằng các hoạt động trao đổi văn hóa sẽ làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh thiện ý của Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô tiếp tục nhiều chương trình trao đổi thanh niên, trong đó có chương trình Mạng lưới Trao đổi Sinh viên và Thanh niên Nhật Bản-Đông Á (JENESYS).
Hai bên đánh giá cao thành công của Lễ hội Việt Nam hàng năm tại Nhật Bản và của Đại nhạc hội hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 2 tại Hà Nội, và ghi nhận đóng góp của các hoạt động này vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và trao đổi văn hóa giữa hai nước.
(7) Về hợp tác khu vực và quốc tế
Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng trong việc nỗ lực tăng cường kết nối ASEAN hướng tới thiết lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Ngoài ra, hai bên hoan nghênh những tiến triển trong hợp tác này kể từ Hội nghị Cấp cao Mê Công-Nhật Bản lần hai vào năm 2010, và ghi nhận rằng tiến bộ trong việc thực hiện “Kế hoạch Hành động Mê công-Nhật Bản 63” đã góp phần tăng cường hơn nữa kết nối ASEAN.
Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô bày tỏ ý định của Chính phủ Nhật Bản tăng cường hơn nữa hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực như hỗ trợ tăng cường liên kết ASEAN và quản lý thiên tai, chủ động hỗ trợ hội nhập ASEAN và xây dựng cộng đồng vào năm 2015. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự đóng góp này của Chính phủ Nhật Bản. Hai bên ghi nhận tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác trong các khuôn khổ khu vực như Mê Công-Nhật Bản, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN+3, EAS, ARF và APEC…để xây dựng một Châu Á phồn vinh và ổn định. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường mạng lưới các khuôn khổ hợp tác khu vực mở và đa tầng, bổ sung và hỗ trợ cho vai trò động lực của ASEAN, góp phần tiếp tục thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng về kinh tế cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh này, đặc biệt liên quan đến EAS, hai bên khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á lần thứ 6 vào tháng 11 năm nay nhằm tiếp tục thúc đẩy tầm nhìn, nguyên tắc, mục tiêu và phương thức của EAS, củng cố các chuẩn mực toàn cầu và các giá trị được thế giới công nhận, thúc đẩy hơn nữa tiến bộ và hợp tác trong EAS trong thời gian tới nhằm đối phó với những thách thức mới trong lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế.
Hai bên khẳng định hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Hai bên hoan nghênh việc thông qua Quy tắc Hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các Bên tại Biển Đông (DOC) và kêu gọi thực hiện đầy đủ DOC, và sớm xây dựng một Bộ quy tắc Ứng xử (COC), phù hợp với luật pháp quốc tế hiện hành. Hai bên khẳng định tự do hàng hải, giao thương không bị cản trở, và tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình là phù hợp với lợi ích của các nước trong toàn khu vực. Hai bên cùng thừa nhận rằng những lợi ích này cũng cần được thúc đẩy và bảo vệ tại Biển Đông.
Hai bên khẳng định lại sự ủng hộ quá trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng trên Bán đảo Triều Tiên, kêu gọi thực hiện đầy đủ các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như Tuyên bố chung Đàm phán 6 bên năm 2005. Trên tinh thần đó, hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của những hành động cụ thể nhằm tạo môi trường thuận lợi để nối lại Đàm phán 6 bên, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối thoại liên Triều như một tiến trình bền vững. Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các quan ngại nhân đạo của cộng đồng quốc tế, ví dụ như vấn đề bắt cóc.
Hai bên khẳng định lại quyết tâm thúc đẩy hợp tác nhằm sớm cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong đó bao gồm việc mở rộng thành viên thường trực và không thường trực. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định lại Việt Nam ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô bày tỏ sự cảm ơn đối với sự ủng hộ của Việt Nam.
Hai bên bày tỏ hài lòng và đánh giá cao kết quả của chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, và cùng cam kết tiếp tục phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ


Đi du học hay xuất khẩu lao động tại Nhật bản

dong tai nhat ban, đi xuất khẩu lao động, di xuat khau lao dong, đi xuất khẩu lao động
Tại Nhật bản, những người đi xuất khẩu lao động tại Nhật bản được gọi là đi tu nghiệp sinh. Nhiều bạn thắc mắc gửi đến chúng tôi rằng “tại sao đi lao động tại Nhật bản không gọi là đi xuất khẩu lao động mà lại gọi là đi tu nghiệp”. Đây là thắc mắc nhiều người không hiểu rõ về chương trình như thế nào. Để cung cấp thông tin này rõ hơn, về sự khác biệt đi lao động các nước với Nhật bản.
Nếu bạn đi lao động như: Hàn Quốc, Angola, Trung Quốc,… thì thu nhập của bạn hàng tháng được thể hiện từ khi bạn ký hợp đồng với họ cho đến khi bạn về nước.
Nếu bạn đi lao động tại Nhật thì thu nhập của bạn trong 10 tháng đầu gọi là trợ cấp học việc gọi là tu nghiệp, sau khi bạn hoàn thành học việc và tiếp theo họ mới trả thu nhập chính thức của bạn. Vì vậy người đi lao động tại Nhật bản, đầu tiên phải gọi là đi tu nghiệp.   
Mục đích chính của chương trình đào tạo Tu Nghiệp Sinh (TNS) là chính phủ Nhật Bản viện trợ, giúp đỡ cho Việt Nam đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực Nghề, Sản xuất máy móc, đồng thời giúp các Xí nghiệp của Nhật Bản đang thiếu nhân công trầm trọng một lượng nhân công giá rẻ từ các nước đang phát triển....  
THƯ GỬI CÁC BẠN TU NGHIỆP SINH!
Du Học Hiền Quang xin gửi lời chào đến các bạn đi Tu Nghiệp Sinh (TNS) đã trở về nước, các bạn đang TNS tại Nhật Bản, các bạn chuẩn bị đi TNS và các bạn chưa hề biết gì về chương trình TNS. Vừa qua Du Học Hiền Quang có nhận được rất nhiều điện thoại của các bạn đang TNS tại Nhật Bản gọi về cho chúng tôi với mong muốn được tham gia chương trình du học Nhật Bản tại công ty chúng tôi, và các bạn học sinh tại Việt Nam đang có sự thắc mắc giữa chương trình TNS và chương trình du học Nhật Bản. Vì vậy chúng tôi có vài dòng thông tin gửi đến với các bạn, mong các bạn có sự cân nhắc và lựa chọn giữa TNS Nhật Bản và Du học Nhật Bản.
TU NGHIỆP SINH LÀ GÌ?
tu nghiep sinhMục đích chính của chương trình đào tạo Tu Nghiệp Sinh (TNS) là chính phủ Nhật Bản viện trợ, giúp đỡ cho Việt Nam đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực Nghề, Sản xuất máy móc, đồng thời giúp các Xí nghiệp của Nhật Bản đang thiếu nhân công trầm trọng một lượng nhân công giá rẻ từ các nước đang phát triển.
Theo tinh thần hợp tác thì Tu nghiệp sinh sẽ học và làm việc ở Nhật là 3 năm. Sau khi sang Nhật trong 10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ khoảng 70,000 yên/ tháng đến 80,000 yên/ tháng).
Sau 10 tháng huấn nghệ nếu thi đậu bằng nghề của Nhật thì sẽ được chuyển sang tư cách gọi là “Thực Tập Sinh” , được trả lương tương đương với mức lương người Nhật tập sự trong vòng 26 tháng còn lại khoảng 120,000 yên – 140,000 yên/tháng.
Thông thường khi TNS sang Nhật thì toàn bộ chi phí họ không phải trả gì hết. Hãng Nhật tiếp nhận tu nghiệp sinh cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ cấp cho công việc huấn nghệ. Thế nhưng nếu bạn muốn đi TNS và qua các công ty môi giới ở Việt Nam, thông thường họ sẽ thu của bạn 12.000 USD – 15.000 USD trong đó có từ 10.000 USD – 12.000 USD là tiền đặt cọc chống trốn. Vậy câu hỏi là tại sao lại phải đặt cọc chống trốn? Lý do thật đơn giản: Khi bạn TNS tại Công ty hay Xí nghiệp nào của Nhật Bản, bạn phải làm việc tại đó cho đến hết hợp đồng (3 năm). Nếu Công ty đó phá sản hoặc hết hợp đồng, bắt buộc bạn phải về nước. Nếu bạn không trở về nước, bạn sống lưu vong bên Nhật, các công ty môi giới tại Việt Nam sẽ tịch thu số tiền đặt cọc đó của bạn.
HẠN CHẾ CHƯƠNG TRÌNH TU NGHIỆP SINH?
Hầu hết TNS tại Nhật Bản chẳng được đào tạo gì cả, một số ít thì được đào tạo sơ qua về tiếng Nhật và thực tế họ đang bán rẻ sức lao động của mình tại Nhật, do đó hầu hết các bạn TNS sau khi về nước không thể kiếm cho mình được một công việc cụ thể và lại tìm đường quay lại Nhật Bản với danh nghĩa Du học. Tuy nhiên một thực tế “đắng cay” là rất ít bạn TNS có cơ hội trở lại Nhật Bản để học tập do tìm không đúng các Công ty tư vấn du học có khả năng giúp các bạn sang Nhật du học, do các công ty đó khổng hiểu cách thức làm hồ sơ cho TNS sẽ khác rất nhiều so với làm Hồ sơ du học cho các bạn chưa từng đến Nhật.
ƯU ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC NHẬT BẢN?
•  Chương trình du học Nhật Bản là chương trình đào tạo cho bạn một trình độ tiếng Nhật tối thiểu (từ 1-2 năm) để được chấp nhận vào học tập tại các trường Đại Học, Cao đẳng….tại Nhật. Hơn thế nữa theo quy định của chính phủ Nhật Bản, du học sinh được phép đi làm thêm trong thời gian học tập, khoản lương này tính trung bình vẫn cao hơn rất nhiều so với các bạn đi TNS.
•  Chi phí du học phải bỏ ra ít hơn nhiều so với các bạn đi TNS.
•  Sau khi học xong các trường đào tạo tiếng Nhật, các bạn có thể theo học Đại Học, Cao Đẳng… tại Nhật hay có thể xin việc làm ngay. Nếu sau khi tốt nghiệp Đại Học, Cao Đẳng là một lợi thể vì có bằng cấp thu nhập sẽ cao hơn và rất nhiều cơ hội định cư.
• Với tấm bằng tốt nghiệp Đại học của Nhật, lương của bạn ở Việt Nam cao hơn ít nhất 3 lần so với các bạn tốt nghiệp ở Anh, Úc, Singapore…..


Du học Nhật bản đến với Tu nghiệp sinh

Cơ hội đi du học Nhật bản đến với Tu nghiệp sinh
tu nghiệp sinh
Hiện nay có đến hàng nghìn lao động Việt Nam sang các nước làm việc như: Nhật bản, Hàn Quốc, Angola, Indonesia,… Vì làm việc tại những nước này dù sao cũng có thu nhập cao hơn làm tại Việt Nam. Đối với là động Nhật bản có thu nhập rất cao, nhưng tiết thay thời gian người đi lao động tại Nhật chỉ được phép làm việc tại Nhật tối đa là 3 năm và con đường đi lao động trở lại là hoàn toàn không thể xảy ra.
Công ty Hiền Quang tự hào là “con tàu Hàng Đầu & Duy Nhất tại Việt Nam chuyên chở các bạn Tu Nghiệp Sinh quay lại đất nước Mặt Trời Mọc bằng hình thức du học”! Trong gần 4 năm qua, chúng tôi đã thành công trong việc giúp hàng trăm bạn
Tu Nghiệp Sinh đạt được ước mơ trở lại nước Nhật.
Chặng đường Tu Nghiệp Sinh gian nan đã giúp các bạn phần nào hiểu được “sự thiệt thòi” mà mình phải chịu đựng so với các bạn đi sang Nhật bằng con đường du học. Có bạn Tu Nghiệp Sinh còn thổ lộ với Công Ty Hiền Quang rằng khi họ nhìn thấy các bạn du học sinh có thể “tung tăng” tìm kiếm việc làm thêm hay thỏa thích đi du lịch và học Tiếng Nhật thì thật sự họ biết con đường Tu Nghiệp Sinh của mình là hoàn toàn sai lầm.
đi tu nghiệp sinhNhưng con đường trở lại Nhật Quốc của các bạn Tu Nghiệp Sinh lại không hề giản đơn chút nào. Dường như “vận đen” vẫn còn bám lấy họ khi mà có bạn đã vác hồ sơ đến hàng chục công ty du học nhưng cuối cùng vẫn trở về với sự thất vọng tràn trề. Lý do vô cùng đơn giản chỉ bởi vì các công ty du học đó không nắm rõ quy trình xử lý hồ sơ du học cho đối tượng là Tu Nghiệp Sinh cho nên họ không nhận Tu Nghiệp Sinh hoặc không thể xử lý hồ sơ cho đối tượng này dẫn đến kết quả mà bạn theo đuổi hồ sơ du học cả mấy tháng trời nhưng cuối cùng vẫn “trượt cái vèo”!.
Các công ty du học này thường phạm phải những sai lầm sau:

1.   Không nắm được quy trình xử lý hồ sơ Tu Nghiệp Sinh:
•    Không chứng minh được thời gian trống của Tu Nghiệp Sinh
•    Không hiểu được thủ tục Chứng Minh Tài Chính cho đối tượng là Du Học
Sinh khác so với Tu Nghiệp Sinh. Đối với Tu Nghiệp Sinh, bạn cần phải chứng minh tài chính cho cả bản thân và người bảo lãnh tài chính cho mình. Đó là điểm mấu chốt trong việc chứng minh tài chính, một nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại trong hồ sơ du học của bạn.
Đối với Du Học Hiền Quang, việc giải quyết những vấn đề khó khăn của các bạn Tu Nghiệp Sinh luôn là mục tiêu của chúng tôi. Hồ sơ của bạn càng “khó khăn”, chuyên gia của chúng tôi càng có cơ hội thể hiện được khả năng của mình….
Du Học Hiền Quang chỉ mong các bạn Tu Nghiệp Sinh nên giữ những giấy tờ quan trọng trong quá trình tu nghiệp của mình. Đặc biệt những thông tin về Công Ty Tiến Cử, những dữ liệu bạn đã khai khi làm hồ sơ Tu Nghiệp Sinh trước đây sẽ rất quan trọng khi làm hồ sơ Du Học.
Du Học Hiền Quang vốn rất dày dạn kinh nghiệm trong việc xử lý hồ sơ cho đối tượng Tu Nghiệp Sinh, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình giúp các bạn thực hiện được giấc mơ du học. Tuy nhiên, một điều có thể khiến Tu Nghiệp Sinh rất thất vọng, đó là bạn không có cơ hội trở lại nơi mình đã từng đi tu nghiệp và có rất nhiều trường học, nhiều vùng không chấp nhận đối tượng tu nghiệp sinh quay trở lại Nhật.
Tuy nhiên, đến với Du Học Hiền Quang, bạn sẽ được đảm bảo tìm cho ngôi trường tốt nhất, học phí và chi phí sinh hoạt phải chăng, công việc làm thêm thuận lợi tại những thành phố an toàn và xinh đẹp….


Du học sinh tại Nhật bản chia sẽ

Du học sinh Việt Nam tại Nhật bản chia sẽ
du học tại nhật bản 
Du Học Nhật bản là điển đến thú vị, khác với nhiều quốc gia khác trên thế giới mà nhiều du học sinh thường nghĩ. Như bạn cũng đã biết, Nhật bản là nơi tạo ra nhiều nhân tài của thế giới học thuật. Việc đào tạo con người nơi đây được coi như hoàn mỹ về tính cánh cư xử hay trong giao tiếp công việc hàng ngày. Đặt biệt, Nhật bản có nhiều điểm điều thú vị không như Việt Nam chúng ta. Sau đây là những điều mà mình nhìn nhận về Nhật bản sinh đẹp này.
Du học sinh Việt đang học tập và làm việc tại Nhật bản chia sẽ
Thời gian trôi thật nhanh khi ta ngoái đầu nhìn quay lại, lẽ thường  tình là người ta thường nghĩ đến những việc đã làm được trong quãng thời gian qua, những gì chưa làm được và sắp tới cần phải làm gì. Thời gian vẫn không ngừng trôi, chỉ có những dự định là vẫn còn đó.
“Nếu có tiền, bạn có thể mua được một chiếc đồng hồ Nhưng bạn không thể mua được thời gian”
Hãy cùng ngồi lại bên nhau nhìn lại quãng thời gian sau một năm sống học tập và làm việc trên đất nước có cái tên khá lãng mạn “Đất nứơc mặt trời mọc” xem chúng ta đã được gì và cần phải làm gì nhé.
Nhìn nhận của du học sinh về Nhật bản
1.Đi nhiều địa danh phía bắc Nhật bản, từ Koriyama đến Sapporo…
2.Tận mắt chứng kiến cuộc sống sinh hoạt của người Nhật - người dân tại một quốc gia được đánh giá thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Tiếp xúc trực tiếp và hiểu được cái gọi là tính cách Nhật Bản
3.Thưởng thức nhiều món ăn truyền thống của Nhật như Sushi, Sashimi, Gyudon hay Ramen …
4.Có cơ hội làm quen với âm nhạc hiện đại Nhật Bản.
5.Chiêm ngưỡng tận mắt sự tiên tiến và tiện lợi của hệ thống giao thông công cộng của Nhật: Đường cao tốc trên cao, tàu điện, tàu cao tốc (shinkansen), hệ thống tàu điện ngầm - một thế giới ngầm nhộn nhịp đến bất ngờ cho những ai lần đầu chứng kiến.
du hoc nhat
6.Ngạc nhiên thú vị khi được tiếp xúc với các thiết bị vệ sinh tại Nhật, sự sạch sẽ và tiện nghi tại các khu vệ sinh công cộng,
7.Thưởng thức cảm giác khoan khoái khi ngâm mình trong hệ thống onsen của Nhật, đây là một nét đặc trưng văn hoá Nhật Bản.
8.Hiểu được cảm giác thế nào là cái nóng 40oC của mùa hè, cái lạnh âm (–) 10oC của mùa đông Nhật bản, cảm giác khó tả khi lần đầu thấy tuyết rơi, biết được thế nào là tuyết dày 1-2m.
9.Được thưởng thức vẻ đẹp giản dị và sang trọng của hoa anh đào. Cảm nhận thú vị về sự di chuyển của làn sóng anh đào khi chuyển mùa. Dường như ở đâu mùa xuân ấm áp đến thay thế mùa đông giá lạnh thì ở đó màu hồng của anh đào nở thay thế màu trắng lạnh lẻo của tuyết. Một cảm nhận thú vị chỉ có ở xứ sở của hoa anh đào.
10.Làm quen với hệ thống bán lẻ tiện lợi tại Nhật như Shop 100, hệ thống convenience shop (combini), yamada denki, home center, workman shop, hệ thống recycle shop v.v…
11.Dù không như mong đợi xong với số tiền kiếm được cũng giúp giải quyết được phần nào vấn đề tài chính của chúng ta trong thời buổi vật giá leo thang khủng khiếp tại Việt nam.
12.Khả năng tiếng Nhật tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là ngôn ngữ chợ búa…
13.Các thầy cô rất quan tâm và thân thiện với học sinh chúng mình, có buổi nhà trường tổ chứng tham quan những khu tưởng niệm hay bảo tàng và được ăn uống hát hò cùng nhau. Ở đây trường mình tuy ít du học sinh Việt Nam hơn các trường khác, nhưng cũng thấy vui vì sự hòa đồng cùng nhiều bạn các quốc giá khác.

Với cái nhìn tích cực để thấy cuộc sống vẫn lạc quan, anh em hãy cố gắng lục tìm trong bộ nhớ xem còn được những gì khi sống và làm việc trên xứ sở hoa anh đào này.

Còn nhiều điều thú vị về Nhật bản mà mình không kể xiết, bạn hãy sang đây mà cảm nhận được nó nhé!!!

Đi xuất khẩu lao động tại Nhật bản

Tu nghiệp sinh Nhật Bản - Những hệ quả khó lường!
Qua điều tra, Bộ Lao động - Y tế - Phúc lợi Nhật Bản cho biết trong năm 2008, có tới 1.890 doanh nghiệp nước này bị phát hiện vi phạm quy định đối với tu nghiệp sinh nước ngoài, cao gấp 3,7 lần so với năm 2004.

Trong số các doanh nghiệp vi phạm, có 816 doanh nghiệp bị cảnh cáo vì bắt tu nghiệp sinh làm thêm giờ nhiều hơn so với quy định; 696 doanh nghiệp bị cảnh cáo vì không trả tiền công làm thêm giờ hoặc làm trong ngày nghỉ, ngày lễ; 182 doanh nghiệp trả lương cho tu nghiệp sinh thấp hơn so với mức tối thiểu theo quy định của pháp luật.
Ai cũng muốn “được”... vi phạm!

Các cơ quan chức năng Nhật Bản cũng buộc tội các quan chức cấp cao của 36 doanh nghiệp do những vi phạm đặc biệt, cao hơn 2,6 lần so với năm 2007. Bộ Lao động- Y tế - Phúc lợi Nhật Bản dự kiến, sẽ áp dụng các biện pháp kiên quyết hơn nhằm ngăn chặn tình trạng ngày càng nhiều doanh nghiệp cố tình sử dụng  tu nghiệp sinh nước ngoài như lực lượng lao động giá rẻ trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay.

Lẽ ra, đó phải là tin vui cho các tu nghiệp sinh Việt Nam đang học tập và làm việc tại Nhật Bản. Song, trên thực tế, hầu hết mọi tu nghiệp sinh đều lấy làm lo lắng nếu những quy định chặt chẽ của luật pháp Nhật Bản được thực thi.

Theo lời chị Nguyễn Thị Ngọc Tr., một tu nghiệp sinh đang làm việc tại Công ty Yokohama, tiền làm thêm giờ là một phần thu nhập quan trọng của các tu nghiệp sinh. Nếu cứ theo đúng số giờquy định của chính quyền Nhật Bản, thì năm đầu các tu nghiệp sinh chỉ được nhận phụ cấp tu nghiệp là 65.000 Yên/tháng (620 USD). Hai năm sau, khi chuyển sang chế độ thực tập nghề mặc dù tiền lương có cao hơn chút đỉnh, nhưng cũng chỉ khoảng trên 700 USD/tháng là cùng.

Trong khi đó, tiền làm thêm giờ thường dao động từ 300 - 500 USD/tháng, thậm chí còn cao hơn. Với mức giá sinh hoạt đắt đỏ như ở Nhật Bản, nếu không làm thêm giờ thì tu nghiệp sinh Việt Nam khó lòng tích lũy được một khoản tiền kha khá sau khi hoàn tất khóa tu nghiệp 3 năm.

Do đó, rất nhiều Tu nghiệp sinh đã gây sức ép với chủ nhà máy, yêu cầu bố trí làm thêm giờ ngay từ năm đầu, mặc dù luật pháp nước này không cho phép. Thời gian hai năm còn lại, hầu hết trong số họ cũng yêu cầu được bố trí làm thêm giờ càng nhiều càng tốt. Vì Tu nghiệp sinh làm thêm giờ, doanh nghiệp cũng có lợi,nên các chủ nhà máy đã... sẵn lòng bố trí, dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật tràn lan.
Những hệ quả khó lường

Mặc dù mục đích chính của chương trình tu nghiệp sinh là đào tạo công nhân kỹ thuật để bổ sung, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước; nhưng thực tế, một trong những mục đích chính mà các tu nghiệp sinh xác định khi sang Nhật Bản là để... kiếm tiền, cải thiện kinh tế.

Do đó, mặc dù vẫn biết pháp luật Nhật Bản rất nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm trong sử dụng lao động nước ngoài, nhưng phần lớn tu nghiệp sinh Việt Nam vẫn yêu cầu các chủ doanh nghiệp phải “vượt rào” bố trí giờ làm thêm để tăng thu nhập. Đã từng có những cuộc tranh chấp căng thẳng xảy ra khi chủ doanh nghiệp không đáp ứng yêu sách không phù hợp luật pháp của tu nghiệp sinh.

Ông Trần Quốc Ninh, Phó chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam, từng thừa nhận: “Một số  tu nghiệp sinh nhận thức chưa đúng nên khi ra nước ngoài, họ tìm mọi cách, kể cả vi phạm hợp đồng để mong có thu nhập cao, kiếm tiền nhanh. Một số khác tìm cách ở lại sau khi hết hạn hợp đồng.

Bên cạnh đó, có nhiều cá nhân sống bất hợp pháp ở nước sở tại đã tìm cách dụ dỗ, lôi kéo lao động bỏ ra ngoài sống lưu vong để mong muốn tìm việc làm có thu nhập cao hơn. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến việc tỷ lệ tu nghiệp sinh Việt Nam vi phạm hợp đồng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia tham gia chương trình này tại Nhật Bản từ nhiều năm qua”.

Nắm bắt được tâm lý của một bộ phận  tu nghiệp sinh, một số chủ sử dụng lao động Nhật Bản đã lợi dụng biến họ thành lực lượng lao động giá rẻ, phải làm việc quá sức (200 giờ/tháng). Theo luật sư Shoichi Ibusuki, đại diện cho tu nghiệp sinh nước ngoài tại các vụ kiện, tình trạng làm việc quá sức của đối tượng này dễ bị pháp luật bỏ qua vì chủ sử dụng thường báo cáo sai lệch giờ làm việc của họ.

Trong vòng 17 năm qua, Việt Nam đã đưa khoảng 30.000  tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Số  tu nghiệp sinh được tiếp nhận trong thời gian tới có thể tăng cao.

Tuy nhiên, nếu cơ quan hữu trách không có những thay đổi trong công tác tuyển dụng, đào tạo, giáo dục, cùng với việc tăng cường phối hợp quản lý, bảo vệ quyền lợi cho họ trong thời gian làm việc tại Nhật Bản, thì chất lượng và hiệu quả của chương trình này sẽ khó lòng được cải thiện.

Theo Thanh Niên



Đi tu nghiệp sinh tại Nhật bản


Tu nghiệp sinh Việt Nam ở Nhật Bản - Nhức nhối nạn bỏ trốn
(Du học nhật bản vừa học vừa làm) Những năm gần đây, Trung Quốc có số lượng tu nghiệp sinh (TNS) ở Nhật Bản cao nhất nhưng tỷ lệ trốn lại thấp nhất (chỉ vài %).
Trong khi đó, Việt Nam có số lượng TNS ít nhất (khoảng 2.000 người/năm) lại đứng “topten” về tỷ lệ bỏ trốn cao (gần 30%). Nghịch lý này bắt nguồn từ đâu?
Sai một ly…
Kim Th. và Minh Qu. làm việc ở Nghiệp đoàn Yamagata (tỉnh Aichi). Cách đây hai năm, họ bỏ trốn ra ngoài, sống và làm việc bất hợp pháp. Thế nhưng, khi ra khỏi nhà máy, họ mới vỡ lẽ là mọi chuyện không giống như những lời đường mật bịp bợm của giới “cò” lao động. Ai là “cò” lôi kéo các TNS bỏ trốn? Đó là một số người Việt sống lâu năm tại Nhật và các TNS đã bỏ trốn đang sống bất hợp pháp.
Cũng giống như các TNS bỏ trốn khác, hàng ngày, Th. và Q. phải chịu sự dẫn dắt của bọn “cò” này. Họ thuê nhà cho hai cô và móc nối đưa hai cô đi làm việc bất hợp pháp ở những nhà máy cần lao động. Sống vất vưởng ở bên ngoài, không có ai bảo vệ, bị chủ bóc lột, quịt lương, Q. và Th rủ nhau đi… ăn cắp!

Trong đợt truy quét cách đây không lâu, Th., bị cảnh sát Nhật Bản bắt tại thành phố Yao (tỉnh Aichi). Còn Qu., thì bị cảnh sát bắt giữ lúc đang ăn cắp trong siêu thị. Họ bị giữ tại trại của Cục Xuất nhập cảnh Nagoya và bị trục xuất về nước. Chị Huỳnh Mỹ Linh, đại diện cho Nghiệp đoàn Toyota, trực tiếp chăm sóc TNS cho biết: “Mới đây, có một số TNS thuộc các nhà máy của Nghiệp đoàn Toyota rủ nhau trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp. Nhưng làm chui được 3 tháng, họ “thấm đòn” và năn nỉ chúng tôi xin cho về nhà máy làm việc lại. Chẳng chủ sử dụng nào dám nhận lại
Ông Yoshinnao Makimura, Phó Tổng Giám đốc Nghiệp đoàn Toyota thẳng thắn: “Hầu hết các em trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp đều đối mặt với rủi ro như không có chế độ bảo hiểm khi bệnh tật (ở Nhật không có bảo hiểm thì không thể đủ tiền để chi trả khi bệnh tật). Họ không có ai bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi bị chủ sử dụng lao động quịt lương, sa thải. Từ những việc làm này của TNS, hình ảnh, thương hiệu của lao động VN đang bị lu mờ và nguy cơ mất thị trường cũng đang cận kề".
... đi một dặm
Cũng vì tỷ lệ lao động VN bỏ trốn ở các nghiệp đoàn gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất chung, nhiều nhà máy ở Nhật Bản đã chuyển hướng tiếp nhận TNS ở các nước khác.
Ông Koya Mackawa tiếc rẻ nói: “Chúng tôi thích nhận TNS VN hơn các nước khác vì họ nhanh nhẹn tháo vát, chịu khó. Hơn thế nữa, văn hóa, phong tục của người VN rất gần với người Nhật chúng tôi. Thế nhưng, việc TNS bỏ trốn ngày càng nhiều khiến chúng tôi phải chuyển hướng sang các nước khác. Chúng tôi cần những người biết học nghề và làm việc thật sự”.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng TNS VN bỏ trốn ngày càng nghiêm trọng? “Ý thức của TNS thấp là nguyên nhân chính”, ông Lê Văn Thanh, Tham tán Đại sứ quán VN tại Nhật, Trưởng ban Quản lý lao động VN tại Nhật Bản nhận định. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích kinh tế trước mắt mà quên đi lợi chung của chương trình TNS của Nhật dành cho các nước, trong đó có VN.
Gặp chúng tôi ở Tokyo, N.T.T.H. (quê ở nghệ An) tỏ ra rất bối rối. Cô đã bỏ trốn cùng người bạn trai khi hợp đồng sắp kết thúc.
Sau 3 năm sống bất hợp pháp, cô nói thật lòng: “Bọn em không muốn sống chui nhủi như thế này nữa. Sống như thế này có nhiều cái khổ lắm. Thế nhưng trở về nước thì làm gì để sống. Vả lại, em cũng đã quen cuộc sống ở bên này. Thôi thì, được ngày nào hay ngày đó”.
Mỗi người có một lý do riêng nhưng rõ ràng khi bỏ trốn, các TNS đều rất vô ý thức với trách nhiệm và vị trí của mình. Chính các TNS bỏ trốn đã cướp đi cơ hội đến Nhật Bản tu nghiệp của nhiều lao động VN khác.
Tiếp xúc với chúng tôi, các chủ doanh nghiệp Nhật Bản đều thẳng thắn: họ không thể tuyển lao động ở những nước có tỷ lệ bỏ trốn cao. Để đảm bảo kế hoạch sản xuất của mình, họ đành phải chuyển hướng tiếp nhận TNS của các nước ít bỏ trốn hơn.
Theo Sài Gòn Giải Phóng


Du hoc tai Nhat ban - Du học tại Nhật bản

du học tại nhật bản
Bạn muốn đi du học Nhật bản nhưng chưa biết ở đó đào tạo về gì, hệ thống giáo dục của Nhật bản như thế nào có giống với chúng ta không, chương trình đào tạo và bằng cấp có giá trị như những thông tin trên Internet không? …v.v.. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cho bạn.
Đây là điều hiển nhiên, tôi đồng ý với quan điểm của những bạn có ý định du học, vì chi phí đầu tư cả về tiền, thời gian và tương lai của bạn. Nhưng tôi đảm bảo với bạn một điều, ở Nhật có nền giáo dục tốt hơn rất nhiều lần so với Việt Nam chúng ta và sau khi học xong, nếu bạn ở lại làm việc hay về nước bạn cũng sẽ có tương lai và cơ hội nghề nghiệp hơn. Đây là lý do mà nhiều du học sinh chọn du học Nhật bản.
Sau đây, chúng tôi liệt kê sơ lược về thành tích đạt được của nền kinh tế Nhật bản nhiều năm qua và ngày nay vẫn đang phát triển mạnh mẽ.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NHẬT BẢN.
•     Dân số thứ 10 trên thế giới.
•     Tuổi thọ trung bình thứ 1 trên thế giới.
•     Bình quân GDP thứ 2 thế giới.
•     Tổng viện trợ phát triển chính phủ ODA thứ 2 thế giới.
•     Tổng phát hành báo chí thứ 2 thế giới.
•     Sản xuất phim ảnh thứ 3 thế giới.
•     Sản xuất xe hơi thứ 1 thế giới.
•     Diện tích thứ 62 thế giới.

Diện tích: Chiều dài từ bắc tới Nam là 2500 km, với tổng diện tích 378.000 km2.
Bốn hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Kyushu và Okinawa.
Honshu được chia thành 5 vùng: Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki và Chugoku.
TẠI SAO CHỌN DU HỌC NHẬT BẢN?
Phỏng vấn một số du học sinh của Công Ty Hiền Quang đang theo học tại Nhật
Thứ nhất:  Du học Nhật Bản có thể làm thêm thu nhập cao 92.9 %
Thứ hai:    Muốn học tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản 49.9 %
Thứ ba:     Có hứng thú về xã hội Nhật Bản và muốn sống tại Nhật 47.2 %
Thứ tư:      Muốn học và nghiên cứu tại các trường đại học Nhật bản 43.1 %
Thứ năm:   Muốn học nghề có liên quan đến Nhật Bản 29.9 %
Thứ sáu:     Do người thân, bạn bè, gia đình khuyên 27.5 %
Thứ bảy:     Muốn tiếp xúc với nền văn hóa khác 22.2 %
Thứ tám:    Có lĩnh vực chuyên môn ưa thích 21.2 %
Thứ chín:    Gần với Việt Nam 20.8 %
Thứ mười:  Có thể tìm được học bổng 42.0 %
Khi nào hạt giống nhỏ của “niềm đam mê Nhật bản” được gieo trong lòng bạn? Lúc nhỏ bạn đã xem truyện tranh Nhật Bản? Bạn đã nghe nhạc J-POP? Bạn đã xem một bộ phim truyền hình Nhật Bản? Gần nhà bạn có người quen đã đi du học Nhật Bản? Hay là lần đầu tiên bạn mua đồ điện tử Nhật Bản? Một chiếc ôtô Nhật Bản đi trên đường phố? Những quyển tạp chí thời trang của Nhật Bản được bày trong hiệu sách? Hay những món ăn Nhật Bản được yêu thích gần đây?
Trong lúc bạn chưa biết những điều đó, “Nhật Bản” đã đem lại hạnh phúc cho bạn trong cuộc sống hàng ngày. Những điều đó đã hình thành trên nền tảng truyền thống văn hóa và nền công nghệ cao của Nhật Bản.
HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA NHẬT BẢN THẾ NÀO?
Giáo dục phổ thông của Nhật Bản tất cả là 12 năm bao gồm:du hoc tai nhat ban
•        6 năm tiểu học.
•        3 năm trung học cơ sở.
•        3 năm trung học phổ thông.
Các trường mà du học sinh có khả năng theo học bao gồm 5 loại trường:
1.      Trường kỹ thuật nghiệp vụ.
2.      Trường dạy nghề.
3.      Cao đẳng.
4.      Đại học.
5.      Cao học.
Các trường quốc lập, công lập và tư lập được phân chia rõ rệt.

Trong hệ thống giáo dục Nhật Bản, năm học bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 sang năm. Một năm học được chia làm hai kỳ, học kỳ 1 bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, học kỳ 2 bắt đầutừ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Thông thường một năm học có 3 kỳ nghỉ: Nghỉ hè (từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9), nghỉ đông (từ cuối tháng 12 đến đầu tháng1), nghỉ xuân từ tháng 2 đến tháng 3)
Tổng Số trường Cao đẳng, Đại học quốc lập, công lập và dân lập trên toàn Nhật Bản.

Các trường    Quốc lập    Công lập    Dân lập    Tổng cộng
Trường kỹ thuật    55             6                 3                64
Trường dạy nghề   11           206            3.218          3.435
Cao đẳng              2              34              398             434
Đại học                 87            89              580             756
Cao học                86            76               436            598
CÓ BẮT BUỘC PHẢI HỌC TIẾNG NHẬT ĐỂ VÀO HỌC 5 LOẠI TRƯỜNG TRÊN TẠI NHẬT BẢN HAY KHÔNG?
Về cơ bản, tại các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng của Nhật Bản, tất cả các khoa đều dạy bằng tiếng Nhật. Để theo học được các chương trình của nhà trường, sinh viên nước ngoài cần phải có năng lực tiếng Nhật tương đương trình độ cấp 1 (IT KYU) hay cấp 2 (NI KYU). Nếu bạn học tiếng Nhật tại Việt Nam, để đạt được trình độ này bạn phải mất từ 6-7 năm còn nếu tập trung học ở Nhật thì cũng phải mất từ 1-2 năm. Chính vì lý do đó các trường đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản (gọi tắt là trường Tiếng) ra đời nhằm giúp cho các bạn sinh viên quốc tế rút ngắn thời gian học tiếng Nhật
Thoáng qua bạn có thể cho rằng tốn thời gian vô ích, nhưng bạn thấy có nhiều mặt lợi không? Nếu bạn sử dụng tiếng Nhật một cách thành thạo chắc chắn bạn sẽ biết được nhiều thông tin và các kiến thức bổ ích khác. Khi giao tiếp với người Nhật, tìm việc trong tương lai, kĩ năng này cho bạn thấy được một thế giới bao la. Trong thời đại hiện nay, sử dụng được tiếng Anh là một điều tất yếu, nhưng nếu bạn sử dụng được một ngôn ngữ khác nữa thì giá trị của bạn sẽ tăng lên rất nhiều.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG TIẾNG NHẬT THẾ NÀO?
Mục đích chính của chương trình đào tạo tại các trường Tiếng là đào tạo cho học sinh có một nền tảng ngôn ngữ để theo học tại 5 loại trường như trên.
Theo quy định của chính phủ Nhật Bản các trường đào tạo tiếng Nhật phải kết thúc khóa học vào tháng 3 hàng năm và tháng 4 là kì nhập học tại các trường thuộc 5 loại trên. Chính vì lý do đó các trường đào tạo tiếng Nhật có 4 kì tuyển sinh linh hoạt là:
Các kỳ nhập học của các trường tiếng gồm: tháng 1, 4, 7, 10 hàng năm.
Nhập học tại Nhật kỳ tháng 01 hàng năm (hết hạn thu hồ sơ 30/07 hàng năm). Học sinh được học 1 năm 3 tháng.
Nhập học tại Nhật kỳ tháng 04 hàng năm (hết hạn thu hồ sơ 15/10 hàng năm). Học sinh được học 2 năm.
Nhập học tại Nhật kỳ tháng 07 hàng năm (hết hạn thu hồ sơ 25/01 hàng năm). Học sinh được học 1 năm 9 tháng.
Nhập học tại Nhật kỳ tháng 10 hàng năm (hết hạn thu hồ sơ 15/04 hàng năm). Học sinh được học 1 năm 6 tháng.
Thông thường chương trình đào tạo tiếng Nhật được chia theo 8 giai đoạndu học tại nhật bảnGiai đoạn 1 (3 tháng).  Đào tạo sơ cấp 1.
Giai đoạn 2 (3 tháng).  Đào tạo sơ cấp 2.
Giai đoạn 3 (3 tháng).  Đào tạo trung cấp 1.
Giai đoạn 4 (3 tháng).  Đào tạo trung cấp 2.
Giai đoạn 5 (3 tháng).  Đào tạo cao cấp 1.
Giai đoạn 6 (3 tháng).  Đào tạo cao cấp 2.
Giai đoạn 7 (3 tháng).  Ôn luyện thi cao đẳng.
Giai đoạn 8 (3 tháng).  Ôn luyện thi đại học.
ĐIỀU KIỆN DU HỌC VÀ YÊU CẦU TUYỂN SINH DU HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TIẾNG NHẬT THẾ NÀO?
1.     Người có ý chí hoài bão lớn cũng như quyết tâm thực hiện những hoài bão đó.
2.     Biết nghiêm túc chấp hành luật pháp và trật tự xã hội nước Nhật.
3.     Chấp hành tốt các nội quy, chỉ đạo của nhà trường, biết nỗ lực hết mình trong học tập.
4.     Tốt nghiệp THPT, Đại học, Cao đẳng.
5.     Thi đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật cấp độ N5 trở lên (tương đương với 150 tiết học tiếng Nhật).
6.     Người có đủ tài chính cho việc du học.
7.     Qua được buổi phỏng vấn tuyển sinh của nhà trường.

Bạn đọc quan tâm đến chương trình du học Nhật bản hay những điều bạn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi được tư vấn hoàn toàn miễn phí!


Du học tại Nhật bản chọn trường

Du học tại Nhật bản chọn trường học tiếng
du học tại nhật bảntiếng nhật tại nhật, học tiếng nhật tại nhật bản
Ở Nhật bản, tại các trường tiếng hay các học viện chuyên đào tạo tiếng Nhật điều được cấp phép theo đúng luật đào tạo của Nhật và mỗi trường họ đều có giáo trình đào tạo nhưng mục đích cũng đảm bảo được chất lượng đào tạo sau khi bạn hoàn thành khóa học. Bên cạnh đó cũng có những trung tâm còn nhỏ lẻ nên chất lượng dịch dịch vụ còn chưa tốt.
Đối với du học sinh Việt Nam sang Nhật học, việc đầu tiên là đi làm thêm để trang trải. Vì vậy tại các trường đào tạo tiếng ở Nhật khi tuyển sinh Việt Nam họ đã chuẩn bị tìm việc làm cho sinh viên trước khi du học sinh nhập học tại trường. Đối với những bạn có trình độ tiếng Nhật yếu, phải học tại trường từ 2 hay 3 tháng đầu để có thể giao tiếp được rồi mới bắt tay vào công việc. Sau đây, là những thông tin cần thiết để các bạn tham khảo trước khi chọn trường học ở Nhật.
       Làm thế nào để chọn được trường học phù hợp với mình?

“Học ở đâu cũng được, cứ vào đã”, việc chọn trường không cần tìm hiểu kỹ về  trường đó sẽ gây lãng phí công sức, thời gian  và tiền của. Có nhiều trường hợp “vào học rồi mới nhận thấy trường không tốt, những gì mình muốn học thì không được học.  Giá như mình tìm hiểu kĩ hơn về các trường thì đâu đến nỗi này!!… Có hối hận cũng đã muộn vì vậy các bạn hãy thận trọng khi chọn trường.
du học tại nhật bản
Các trường đào tạo ngôn ngữ tại Nhật Bản có bảng xếp hạng hay không?
Không có bảng xếp hạng cho các trường đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản. Các sinh viên quốc tế cho rằng mức độ nổi tiếng của các trường đào tạo tiếng Nhật là số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp được nhận vào các trường Đại học là bao nhiêu %. Tuy nhiên theo chúng tôi thì đó không phải là biểu thị chất lượng và đẳng cấp của các trường. Một số nhà xuất bản, báo chí công bố những tiêu chí riêng, tuy nhiên có sự thay đổi trong cách đặt tiêu chí. Vì vậy, bạn nên chọn trường nào phù hợp với nguyện vọng của mình nhất và theo chuẩn mực riêng của mình.
Tại sao du học sinh lại tập trung đông tại các vùng quanh các thành phố lớn như Osaka và Tokyo?
Vì quanh các thành phố lớn phương tiện giao thông và mua sắm rất tiện lợi, có nhiều trò giải trí, việc làm thêm nhiều, người quen đông.. v.v… Theo như lời kể của du học sinh đã từng được Công ty Hiền Quang hướng dẫn du học Nhật Bản thì ở các tỉnh xa cũng có những ưu điểm riêng như: Giá sinh hoạt và giá thuê nhà rẻ hơn các thành phố lớn, lớp học ít sinh viên, có nhiều chương trình đặc sắc, có thể gần gũi sinh hoạt với người dân địa phương, thiên nhiên phong phú, không khí và nước sinh hoạt rất sạch sẽ, có thể nắm bắt được cuộc sống sinh hoạt truyền thống ...v.v… Vì vậy các bạn nên cân nhắc không chỉ chọn các trường quanh các thành phố lớn như Osaka và Tokyo mà bạn nên mở rộng ra các địa phương khác trên đất nước Nhật.
Những điều lưu ý khi chọn học trường tiếng tại Nhật.
Bạn hãy chọn theo các thứ tự ưu tiên! Theo bạn trường nào là số một?
Nội dung khóa học: Khóa học bình thường? Khóa học để học Đại học? Khóa học để học Cao học? Khóa học để học các trường dạy nghề? Khóa học tiếng Nhật thương mại? Khóa học ngắn hạn?
Sắp xếp trình độ: Các trường có phân chia lớp theo trình độ năng lực tiếng Nhật của học sinh hay không?
Chương trình học cơ bản: Có giờ học về các chương trình cơ bản (tiếng Anh, toán, vật lý, hóa học, xã hội v.v…) dành cho những người muốn học tiếp lên hay không?
Số tiết học: Khóa học nửa ngày hay cả ngày sẽ tốt cho bạn?du học tại nhật bảnMôi trường học: Giao thông có thuận tiện không?
Ký túc xá, trang thiết bị nơi ở: Có kí túc xá riêng cho nam và nữ hay không? Có giới thiệu nhà ở cho sinh viên hay không?
Việc học tiếp, giúp dỡ sinh hoạt: Có trao đổi về cuộc sống và việc học tiếp lên hay không?
Hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp: Hướng đi tương lai của các sinh viên khóa trước thế nào? Các sinh viên có đỗ vào các trường mà họ mong muốn không?
Tiêu chuẩn giáo dục: Điểm thi của kỳ thi năng lực tiếng Nhật và kỳ thi du học Nhật bản của các sinh viên khóa trước là bao nhiêu?
Số lượng giáo viên: Tỷ lệ giáo viên với học sinh ra sao? Tỷ lệ giữa giáo viên chính thức và giáo viên không chính thức là bao nhiêu?
Học phí: Số giờ học, số lượng giáo viên, thiết bị v.v… có phù hợp với giá tiền không?
Tuyển chọn vào học: Xét hồ sơ hay phỏng vấn trực tiếp người bảo lãnh? Có tổ chức xét tuyển tại Việt Nam hay không?
Tư cách lưu trú: Tư cách cư trú là “Du học” hay “Đi học”?
Tỉ lệ sinh viên của các nước đi du học Nhật Bản: Sinh viên thuộc các nước có sử dung chữ Hán nhiều hay ít? Đối với sinh viên du học thuộc các nước không sử dụng chữ hán có được quan tâm không?
Bạn đọc quan tâm đến chương trình du học Nhật bản hay những điều bạn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi được tư vấn hoàn toàn miễn phí!


Du học Nhật bản học tại trường Nghề

học nghề ở nhật
Du học các bạn thường nghĩ đến học sao cho rút ngắn lại thời gian để mau có bằng xin việc làm, có người lại nghĩ cần phải học cao hơn để có tấp bằng Thạc sĩ hay Tiến sĩ, đó là cách nghĩ của mỗi người. Tại Nhật bản chương trình học cũng có nhiều cấp độ tương đồng với Việt Nam.
Đối với những bạn có học lực tốt hay gia đình có tài chính thường các bạn luôn tập trung vào việc học. Còn những bạn có học lực yếu hay khả năng tài chính gia đình chỉ đủ đóng học cho năm đầu tiên thì hơi lo lắng. Ở đây chương trình du học Nhật bản Vừa học vừa làm là khi bạn sang Nhật, bạn được phép đi làm thêm để chi trả chi phí nên gia đình bạn không phải bận tâm về chi phí cho những năm tiếp theo.

Học lực yếu không phải là yếu tố để bạn không được thành công mà là sự nhẫn nại, chịu khó của bạn. Vì vậy đối với những bạn có học lực yếu thì có thể tham gia khóa học như học nghề ra đi làm. Ở Nhật đào tạo nghề là việc hết sức quan trọng, là họ đào tạo cho bạn nắm bắt hết kỹ năng cũng như chương trình học và luôn luôn áp dụng thực tế. Những bạn học nghề tại Nhật, khi ra trường thì bắt tay vào công việc mà cấp trên giao phó chứ không phải theo học tập người khác. Sau khi học xong chuyên ngành nghề tại Nhật nếu bạn có nguyện vọng học lên cao đẳng hay đại học thì thời gian học của bạn cũng được rút ngắn lại.

Hãy khám phá trường dạy nghề tại Nhật và xem nó có vai trò quan trọng như thế nào trong giáo dục của người Nhật?
Bạn muốn làm nghề gì?
Nơi đào tạo nghề trong các trường chuyên nghiệp được gọi là trường dạy nghề, nó là cơ sở giáo dục phổ thông nhằm cung cấp các kiến thức cần thiết nghề nghiệp, các kỹ năng thực hành cho thực tế cuộc sống và nghề nghiệp.
Dưới đây là những nghề nghiệp cần phải lấy chứng chỉ: đạo diễn phim hoạt hình, thiết kế trò chơi, thiết kế nội thất, kiến trúc sư, kỹ sư hệ thống, thợ sửa chữa ô tô, y tá, chuyên gia dinh dưỡng, bếp trưởng, kiểm toán viên, biên phiên dịch, nhà thẩm mỹ, thiết kế đồ trang sức, Y tế , công nghệ, văn hóa, sư phạm, nghiệp vụ thương mại, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, phúc lợi xã hội, may thời trang, gia chánh, nông nghiệp…
7 Điều nên làm khi chọn trường dạy nghề
1.    Trường được công nhận chính thức hay không? Các trường không công nhận chính thức thì không lấy được danh hiệu và bằng sáng chế.
2.    Nội dung giáo dục, nhiệt tình của giáo viên? Hãy kiểm tra lại chương trình học và giáo viên.
3.    Phương tiện và thiết bị có đầy đủ không? Hãy xem kỹ ảnh và tài liệu
4.    Hệ thống hướng dẫn làm việc, thành tích? Nghiên cứu các phương châm, phương pháp tìm việc, thành tích tìm việc.
5.    Tổng chi phí? Năm đầu tiên? Từ năm thứ 2 trở đi? Khi nào thì trả?
6.    Đánh giá của mọi người xung quanh thế nào? Hãy hỏi ý kiến của các anh chị khóa trước và các du học sinh.
7.    Hãy dự buổi giới thiệu về trường? Hãy kiểm tra thiết bị, hệ thống, nội dung giáo dục tại trường đó.
Điều kiện vào học trường dạy nghề ở Nhật:
Bạn phải đạt được một trong những điều sau:
1.    Hoàn thành 12 năm học phổ thông ở nước sở tại, phải đủ 18 tuổi
2.    Học sinh đến từ những nước có chế độ học phổ thông 10 hay 11 năm thì phải theo học “Khóa dự bị giáo dục” , và đủ 18 tuổi.
3.    Những người đã được công nhận tốt nghiệp phổ thông hoặc có học lực cao hơn.
a)    Những người có bằng Abitur của Đức, bằng tú tài Pháp, đủ 18 tuổi.
b)    Những người đã hoàn thành xong chương trình 12 năm của trường quốc tế được các tổ chức quốc tế (WASC, ACSI, ECIS) công nhận và đủ 18 tuổi.
4.    Những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc có học lực cao hơn, và đủ 18 tuổi, theo điều tra tư cách nhập học của các trường chuyên nghiệp
Năng lực tiếng Nhật
Bạn phải đạt được một trong những điều kiện sau:
1.    Học tiếng Nhật trên 6 tháng tại trường tiếng Nhật được Bộ tư pháp công nhận.
2.    Những người đã thi đỗ trình độ cấp 1 hoặc cấp 2 của kỳ thi năng lực tiếng nhật do Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản và Quỹ hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản tổ chức.
3.    Đã học ít nhất 1 năm tại trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của Nhật Bản.
4.    Đạt 200 điểm trở lên trong kỳ thi du học Nhật Bản “Môn tiếng Nhật” (bao gồm kỹ năng đọc, hiểu, nghe hiểu và nghe-đọc).
5.    Người đạt trên 400 điểm của kỳ thi Nghe đọc viết JLRT và thi BJT do Hiệp hội kiểm tra năng lực chữ Hán thực hiện.
Những giấy tờ cần thiết khi đăng ký nộp hố sơ nhập học hệ học Nghề ở Nhật:
Tùy theo các trường có thể khác nhau :
1.    Đơn xin học (theo mẫu đơn của nhà trường)
2.    Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học
3.    Bảng điểm của trường theo học gần đây nhất
4.    Bảng điểm và giấy chứng nhận đã theo học tại trường dạy tiếng (trường hợp thí sinh sống tại Nhật)
5.    Kết quả kỳ thi năng lực tiếng Nhật (trường hợp thí sinh sống ở nước ngoài)
6.    Giấy khám sức khỏe
7.    Ảnh
8.    (Những giấy tờ có liên quan đến người bảo lãnh)
Kỳ nhập học: Được tiến hành dựa trên một số mục sau đây:hoc nghe
1.    Xét hồ sơ
2.    Thi các môn
3.    Phỏng vấn
4.    Viết báo cáo, tự luận
5.    Kiểm tra năng khiếu
6.    Kiểm tra thực hành
7.  Thi tiếng Nhật và kiểm tra năng lực
Tốt nghiệp :
+ Chuyên gia: Thời gian học từ 2 năm trở lên (1700 giờ học trở lên) sẽ nhận được chứng chỉ nghiệp vụ:  Đánh giá thành tích học tập qua các kỳ kiểm tra để khẳng định là học sinh có được tốt nghiệp hay không?
+Chuyên gia cao cấp: Thời gian học từ 4 năm trở lên (>3400 giờ học), chứng chỉ nghiệp vụ đạt được: Đánh giá thành tích học tập qua các kỳ kiểm tra để khẳng định là học sinh có được tốt nghiệp hay không?. Hình thành các khóa đào tạo mang tính hệ thống.
Học sinh đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên, khi học xong khóa học sẽ được Bộ trưởng Bộ giáo dục và khoa học công nhận bằng “chuyên gia” hoặc “chuyên gia cao cấp”. Chuyên gia có thể học tiếp lên đại học và chuyên gia cao cấp có đủ tư cách hoc lên cao học. Có tốt nghiệp được hay không còn phụ thuộc vào kết quả của bài kiểm tra cuối kỳ, bài kiểm tra cuối năm và số giờ lên lớp.


Du học Nhật bản đạt visa cao

visa du học nhật
Nhật bản là nơi có du học sinh Việt Nam nhiều hơn rất nhiều so với các nước, trước đây sinh viên Việt Nam nói đến du học thường đi Mỹ, Úc, Canada, Singapore,..Nhưng ngày nay khác nhau về thủ tục nhập cảnh cho việc xét cấp visa của những nước này đã thắt chặt rất nhiều và chế độ đãi ngộ của chỉnh phủ mỗi nước.
Bên cạnh đó, Nhật bản đã có những khuyển khích đãi ngộ đối với du học sinh quốc tế khi học tập tại Nhật, nên gần đây số lượng du học sinh Việt Nam đi Nhật nhiều nhất từ trước đến nay. Sau đây là số lượng du học sinh Việt Nam sang Nhật được thống kê.   

Những con số ấn tượng kỳ nhập học tháng 4/2012
Kỳ nhập học tháng 4/2012 đã khép lại với niềm hạnh phúc của những bạn đang cầm trong tay visa du học và cũng không ít bạn cảm thấy nuối tiếc khi phải bỏ lỡ học  kỳ quan trọng này để tiếp tục hành trình theo đuổi các kỳ nhập học tiếp theo.
Theo thống kê của Du học Hiền Quang, trong kỳ nhập học tháng 4/2012 vừa qua có những con số hết sức ấn tượng rất đáng để các bạn học sinh lưu tâm!
•    Tổng số học sinh Việt Nam đăng ký du học Nhật Bản là 5107 người ( trong tổng số học sinh toàn thế giới là 17.119 người)
•    Học sinh Việt Nam: 4926 người đạt Visa
•    Hai tỉnh có số lượng học sinh quốc tế đăng ký nhiều nhất là :
+ Tokyo: 2019 trường Nhật Ngữ
+ Osaka: 1250 trường Nhật Ngữ
•    Các trường Nhật Ngữ tại các tỉnh thành phố khác là: 1657 học sinh
visa du học nhậtKỳ nhập học tháng 4 hết sức sôi động với sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các trường Tiếng Nhật và đại diện tuyển sinh của họ trên toàn thế giới đã hoàn toàn kết thúc. Những con số trên đây mà Du Học Hiền Quang thống kê được trong tháng 4 này chắc chắn sẽ còn tiếp tục gia tăng trong các kỳ nhập học tiếp theo.

Nền giáo dục Nhật Bản đang dần tự khẳng định vai trò của mình trong thế giới học thuật không chỉ tại Châu Á mà còn trên thế giới. Chính vì vậy, ngày nay các bạn trẻ không chỉ ở Châu Á mà còn có cả những người phương Tây yêu mến văn hóa phương Đông chọn đất nước mặt trời mọc là nơi trau dồi tri thức, họ đến Nhật với khát vọng cháy bỏng được bước lên bậc học cao hơn tại những trường nằm trong Top 100 Trường Đại Học Hàng Đầu Thế Giới như đại học Tokyo, đại học Tohoku… Chắc chắn trong tương lai không xa, Nhật Bản sẽ trở thành trung tâm tri thức của cả Châu Á…
Bạn đọc quan tâm đến chương trình du học Nhật bản hay những điều bạn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Du học Nhật bản điểm đến của du học sinh

du hoc sinh o nhat
Nhật bản luôn là cánh cửa mở chào đón du học sinh quốc tế vào học nhiều nhất Châu Á. Để là được điều này, chính phủ Nhật bản đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau truyền đạt như: cho phép du học sinh đi làm thêm để trang trải chi phí học tập, tạo cơ hội việc làm sau khi sinh viên ra trường và giải quyết số lượng lao động mà Nhật bản đang thiếu....
Nhật Bản được biết đến như là trung tâm kinh tế và giáo dục của Châu Á. Hiện nay số lượng du học sinh trên toàn thế giới đang học tập tại Nhật Bản là 132,720 người đến từ 78 quốc gia và vùng lãnh thổ, vậy yếu tố nào khiến cho du học sinh quốc tế đến với Nhật Bản để học tập và nghiên cứu như một địa chỉ uy tín duy nhất tại Châu Á?
Chất lượng giáo dục cao, môi trường nghiên cứu xuất sắc.
Trong số các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới thì Nhật Bản được biết đến như một sự hình thành nền kinh tế từ đống đổ nát sau chiến tranh. Sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản phụ thuộc vào 5 yếu tố chính: Tinh thần dân tộc, Khả năng sáng tạo, Nền văn hóa đặc trưng, Nhân cách Nhật Bản và Hệ thống giáo dục hoàn hảo. Chất lượng giáo dục của các trường đào tạo tại Nhật bản luôn được đặt lên hàng đầu và cách giáo dục lấy học sinh làm trung tâm nghiên cứu đã đào tạo ra hàng ngàn nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới trong đó có rất nhiều người đoạt giải Nobel về Văn Học, Y học, Vật Lý, Hóa Học..v.v.. và nhiều công trình nghiên cứu về vũ trụ khác. Tính cạnh tranh trong nghiên cứu khoa học ở một môi trường hoàn hảo gần như phát huy triệt để khả năng sáng tạo của sinh viên khiến cho việc hình thành một nền tảng cán bộ khoa học trở lên vững chắc. Bên cạnh đó là môi trường làm việc lý tưởng tại những tập đoàn hùng mạnh nhất thế giới trong các lĩnh vực khác nhau như Toyota (ôtô), Sony, Panasonic (điện tử)…v.v… đã thúc đẩy nền giáo dục của Nhật Bản trở thành nơi đầu tiên và duy nhất du học sinh quốc tế muốn theo học.
Giàu bản sắc văn hóa
du hoc sinh o nhatNhật Bản hiện đại ngày nay là sự giao hòa của Văn hóa và Xã hội giữa cái Cũ và cái Mới, Đông và Tây, các tự nhiên và nhân tạo. Những yếu tố này ban đầu tưởng như mâu thuẫn nhưng chúng vẫn tồn tại và đan xen trong sự hòa hợp của Nhật Bản. Ví dụ như bạn có thể thấy một ngôi chùa cũ kĩ nằm sát bên với một tòa nhà chọc trời hiện đại. Với truyền thống lâu đời của Nhật Bản từ thời kỳ Azuchi-Momoyama (cuối 16 đến đầu thế kỷ 17) đến thời kỳ Edo, kéo dài gần 300 năm Nhật Bản đã linh hoạt đồng hóa văn hóa của văn minh phương Tây với văn hóa của họ. Tuy nhiên, ngay cả với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản và sự phát triển của công nghệ tiên tiến sau Thế chiến II, Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì văn hóa ban đầu. Đó là để nói, cũ và mới có cùng chung sống cho đến ngày hôm nay. Đây là những gì mang lại sự đa dạng của Nhật Bản và niềm đam mê vẫn còn thu hút nhiều người nước ngoài.
Nếu như bạn đã đến Nhật Bản, bạn có thể nói rằng bạn là một fan hâm mộ lớn của khu nghỉ dưỡng suối nước nóng "Onsen". Người khác có thể biết về J-Pop, phim Nhật, hay thậm chí là nghệ thuật làm móng tay. Ngay cả những người chưa bao giờ tới Nhật Bản cũng có thể biết đến vẻ đẹp và món ăn của ẩm thực Nhật Bản như: Trà đạo, cắm hoa Ikebana  hoặc truyền thống thể thao như Judo, Kendo và Naginata. Có rất nhiều điều khác mà làm cho Nhật Bản hấp dẫn chúng ta.
Môi trường làm việc mơ ước
du học ở nhậtNhật Bản ngày nay buộc phải thay đổi chính sách việc làm với sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp tại Nhật, do xu hướng kinh doanh toàn cầu hóa và xu thế hội nhập. Các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật đã mở rộng các chi nhánh ra bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản và sự đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển đã tạo ra một nhu cầu nhân lực lớn để phục vụ quá trình phát triển này. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản cũng khuyến khích thành phần lao động quốc tế bằng cách chuyển đổi Visa lao động cho du học sinh sau khi tốt nghiệp miễn là du học sinh được công ty tuyển dụng phía Nhật Bản chấp nhận. Như một hệ quả tất yếu tổng hợp dung hòa các yếu tố đã khiến cho Nhật Bản ngày càng thu hút được nhiều du học sinh quan tâm và theo học. Theo thống kê của Hiền Quang, Nhật bản hiện nay đang đứng ở vị trí số 1 về số lượng du học sinh Việt Nam đang theo học tại Nhật. Tuy nhiên dự báo những năm tiếp theo sẽ bùng nổ du học Nhật Bản do số lượng du học sinh quá đông và chính sách tiếp nhận du học sinh Việt Nam của chính phủ Nhật đã cởi mở hơn rất nhiều so với các năm trước.
Bạn đọc quan tâm đến chương trình du học Nhật bản hay những điều bạn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi được tư vấn hoàn toàn miễn phí!