Du học nhật bản 2014

Du học nhật bản giá rẻ

Hiển thị các bài đăng có nhãn du hoc tai nhat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du hoc tai nhat. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Du học tại Nhật bản gồm những hệ học nào

Du học tại Nhật

Các hệ học ở Nhật Bản

Du học tại Nhật

Để du học Nhật Bản, học sinh phải học tại trường tiếng ở Nhật từ 1,5 năm đến 2 năm mới có thể thi vào trường Đại học, cao đẳng, trường nghề tại Nhật Bản. Sau khi học xong ĐH, CĐ, trường nghề bạn có thể ở lại làm việc tại Nhật hoặc về nước làm việc với mức lương cao.
Cũng có một số ít trường Đại học yêu cầu thi, nên việc chọn vào học tại các trường có chuyên ngành mà nình muốn học bạn nên xem xét kỹ trường đó có yêu cầu thi hay không.
Riêng nghiên cứu sinh, phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học (trước khi nộp đơn phải tìm giáo sư nhận hướng dẫn). Còn cao đẳng, trường kỹ thuật – chuyên nghiệp thì tổ chức thi tuyển hoặc xét hồ sơ căn cứ trên kết quả thi tiếng Nhật, thi môn học…Sinh viên tốt nghiệp CĐ nếu hội tụ điều kiện bộ GD&ĐT quy định có thể học lên đại học.

THỜI GIAN CÁC HỆ HỌC
Đại học: Sinh viên chính thức học 4 năm, nhưng ngành y, nha, thú y học 6 năm.
Sau đại học: Chương trình master học 2 năm và chương trình tiến sĩ học 5 năm.
Cao đẳng: Học 2 năm, điều dưỡng 3 năm. Trường kỹ thuật – nghiệp vụ : 1-3 năm. Trường trung học chuyên nghiệp: dạy nghề 5 năm
+ Để tốt nghiệp Đại học trong 4 năm, sinh viên thường phải lấy được trên 124 tín chỉ, còn thời gian học 6 năm 188 tín chỉ, ngành thú y phải có trên 182 tín chỉ
+ Để tốt nghiệp Cao học (trên 2 năm), sinh viên cần lấy trên 30 tín chỉ
+ Để tốt nghiệp Cao đẳng, học 2 năm trở lên cần có trên 92 tín chỉ
+ Để tốt nghiệp trường kỹ thuật thì thông qua kết quả kỳ thi cuối khóa, thi cuối năm học của trường.

CÓ HAI CÁCH XIN HỌC BỔNG
Nộp đơn trước khi đến Nhật và nộp đơn sau khi đến Nhật. Hầu hết đối tượng nhận học bổng là sinh viên ĐH, nhà nghiên cứu. Ít có loại học bổng nào cấp toàn bộ kinh phí cho việc du học, phần lớn chỉ trợ cấp sinh hoạt phí, một phần tiền học nên người dự thi đi du học phải tính kỹ mọi phí tổn, chứ không thể dựa vào học bổng.

ĐIỀU KIỆN NHẬP HỌC

Du học tại Nhật

Muốn vào các trường ĐH,CĐ của Nhật phải đáp ứng một trong những điều kiện sau:
1.  Hoàn thành 12 năm học phổ thông, hoặc trung học phổ thông của những trường quốc tế tại Nhật Bản, đủ 18 tuổi
2.  Theo Bộ GD&KH những sinh viên đến từ những nước có chế độ học phổ thông 10 hay 11 năm thì phải theo học khóa “Dự bị ĐH” và đủ 18 tuổi.
3.  Những người đã đỗ ở kỳ thi năng lực tại nước sở tại, tương đương kỳ thi tốt nghiệp bậc phổ thông của Nhật Bản.
4.  Những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, hoặc có học lực cao hơn, theo điều tra tư cách nhập học của các trường đại học,CĐ, chuyên nghiệp và đủ 18 tuổi.

CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT
Tùy theo từng trường có thể khác nhau, nhìn chung cần các giấy tờ sau:
1.   Đơn xin nhập học (theo mẫu của trường)
2.    Sơ yếu lý lich
3.    Bằng TN THPT hay giấy chứng nhận TN tạm thời
4.    Học bạ THPT
5.    Giấy tiến cử của hiệu trưởng học giáo viên trường đó
6.    Giấy khám sức khỏe
7.    Ảnh
8.    Giấy chứng nhận ngoại kiều (trường hợp đang ở Nhật)
9.    Giấy tờ liên quan đến bảo lãnh.

KỲ THI NHẬP HỌC

1.    Xét tuyển hồ sơ
2.    Kiểm tra học lực
3.    Viết báo cáo hoặc bài tự luận
4.    Kiểm tra một số năng lực khác có liên quan
5.    Phỏng vấn
6.    Kỳ thi du học Nhật Bản
7.    Kỳ thi năng lực tiếng Nhật. Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU)
Kỳ thi du học tại Nhật Bản, là kỳ thi do JASSO tổ chức, được coi là một phần nội dung thi tuyển dành cho các sinh viên du học tự túc muốn theo học đại học tại Nhật Bản. Kỳ thi được tổ chức 1 năm 2 lần vào tháng 6,11 tại Hà Nội và Tp.HCM

NỘI DUNG THI BAO GỒM
-    Thi năng lực tiếng Nhật: Đánh giá trình độ tiếng Nhật để học ở bậc Đại học Nhật Bản, thời gian  thi 120 phút, điểm số từ 0-400
-    Thi các môn tự nhiên: chọn 2 môn trong 3 môn thi là Vật lý, hóa học, sinh vật, thời gian 80 phút, điểm số từ 0-200
-    Thi môn tổng hợp: đánh giá các kỹ năng cơ bản cần cho các môn đại cương đặc biệt là năng lực lý luận và khả năng tư duy. Thời gian 80 phút, điểm số 0-200
-    Thi toán sơ cấp 1 và 2 (đối với chuyên ngành học cần nhiều đến toán) thời gian thi 80 phút, điểm số từ 0 -200
Thời gian nộp đơn dự thi đợt 1 từ tháng 2 đến tháng 3, đợt 2 vào tháng 7.

KỲ THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT VÀ KỲ THI ĐẠI HỌC
Kỳ thi năng lực là kỳ thi nhằm đánh giá, và công nhận năng lực tiếng Nhật cho người nước ngoài, được tổ chức vào tháng 7 và tháng 12 hằn năm tại nước Nhật và nước ngoài.
Những học sinh muốn dự thi vào các trường quốc lập, công lập và một số trường dân lập sẽ phải dự kỳ thi tại trung tâm thi đại học. Hầu hết du học sinh được miễn kỳ thi này, tuy nhiên cũng có một số trường Đại học (chủ yếu đào tại Y khoa, Nha khoa) bắt buộc du học sinh phải dự kì thi này.


Du học tại Nhật bản an toàn, chất lượng và cơ hội nghề nghiệp

Du học tại Nhật bản

Cuộc sống ở Nhật Bản và Việt Nam, có nhiều sự khác biệt từ cách sống đến việc ăn uống, ở, đi lại nên khi bạn có ý định đi du học tại Nhật Bản, và mong muốn học tập làm việc tại Nhật thì ban đầu phải mất 1 thời gian mới thích nghi hòa nhập được.
Có nhiều người muốn sống tại Nhật vì: Cuộc sống an toàn, không khí trong lành, cảnh đẹp. Đi làm thu nhập cao, cơ hội tích lũy tiền bạc lớn. Con người thanh lịch, lịch sự. Cuộc sống vô cùng tiện lợi.
Có nhiều người lại muốn sống ở Việt Nam vì: Có bạn bè, đi vui chơi dễ. Làm việc đến 5 giờ chiều là về. Cơ hội kinh doanh lớn (vì là người Việt). Kiếm bạn gái, bạn trai dễ hơn…
Rốt cuộc thì nơi nào vui hơn? Không có câu trả lời chung mà nó còn tùy thuộc vào mỗi cá nhân và mỗi thời điểm. Cá nhân tôi thấy sống ở nơi nào cũng vui được nếu biết cách. Câu trả lời của tôi là không có nhiều khác biệt lắm, tuy nhiên cơ hội kiếm tiền sẽ khác nhau tùy thuộc vào con đường mà bạn theo đuổi.
Sau đây tôi nêu lên ưu và nhược điểm khi sống ở Nhật – Việt Nam, là một số đặc điểm để bạn hình dung một cách chung nhất:
NHẬT BẢN

du học tại nhật bản
Không khi trong lành và sự hòa đồng tôn trọng lẫn nhau tại Nhật bản

 Ưu điểm: Không khí trong lành, cuộc sống tiện lợi, đi làm lương cao, tích lũy lớn, cơ hội học tập (ngoại ngữ và nghề) tốt. Môi trường kinh tế thị trường hàng đầu giúp mài dũa con mắt kinh doanh, đi làm công ty an toàn, thu nhập tốt, chỉ đi làm 240 ngày trong năm, thứ 7, chủ nhật và ngày lễ nghỉ, thực phẩm tốt cho sức khỏe của bạn.
Nhược điểm: Xã hội công nghiệp, phải làm thêm giờ (có thể 10 – 14 tiếng/ngày), ít bạn bè, không có gia đình bên cạnh, cơ hội kiếm bạn trai, bạn gái ít hơn, thức ăn không hợp khẩu vị.

VIỆT NAM

du học tại nhật bản
Tại Việt Nam, được đi chơi thỏa thích với bạn bè nhưng phải gắn bó với công việc hàng ngày

Ưu điểm: Có gia đình bạn bè, vui chơi, làm việc hành chánh, khả năng lập nghiệp thấp nếu bạn có không tự lực cánh sinh và quyết tâm cao.
Nhược điểm: Không khí không trong lành, cuộc sống bất tiện, thu nhập nhìn chung là thấp, không an toàn (nhiều trộm cắp, lừa đảo) một số nơi phải đi làm thứ 7 hay nửa ngày thứ 7.

BẠN PHẢI ĐI VÀ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI

du học tại nhật bản
Tương lai còn phía trước hãy học những gì mình cần

Khi bạn đi rồi và có năng lực cao thì bạn có quyền lựa chọn. Nhiều người đi làm bên Nhật, lương cao nhưng vẫn kêu chán. Nhưng tôi thấy không cần phải như thế, vì tích lũy một thời gian là đủ về Việt Nam lập nghiệp. Có điều chỉ e rằng, một số bạn vẫn muốn làm với mức lương bên Nhật nhưng lại muốn có nhiều bạn bè và thời gian ăn chơi như ở Việt Nam.
Ai sống bên Nhật vui hơn.
Thường đó là những người yêu thích tiếng Nhật, yêu thích nước Nhật và tính thanh lịch của Nhật Bản. Họ yêu thích ẩm thực Nhật và chịu khó đi khám phá các nơi. Nhìn chung, cần phải đi khám phá thay vì thu mình lại và kết luận là cuộc sống ở Nhật chán.
Bạn có biết chiết lý ẩm thực của người Nhật? Món sushi phải làm thế nào mới ngon?...Khi nào bạn tìm hiểu được những điều đó thì bạn thấy nước Nhật khá thú vị.
Chúng ta phải bỏ công ra khám phá thì mới thấy thú vị, ở đâu cũng vậy thôi.
Ai sống ở Việt Nam vui?
Thường thì đó là những người có ổn định và an toàn về tài chính (ví dụ có ngoại ngữ và bằng cấp chẳng hạn). Nếu đi làm quần quật ở Việt Nam thì chắc cuộc sống sẽ không vui vẻ lắm. Nhiều người thấy Việt Nam vui chủ yếu là do họ đã đi nước ngoài và có mức thu nhập cao hơn mặt bằng chung rất nhiều, tức là chỉ vui nếu nhìn từ quan điểm của họ thôi.
Kết luận:
Cuộc sống ở đâu cũng dễ dàng vui vẻ nếu:
Bạn có kỹ năng cốt lõi
Bạn chịu khó học hỏi nâng cao kĩ năng nghề nghiệp
Bạn có công việc tốt và nhiều lựa chọn (kể cả lựa chọn sống và làm việc ở nước ngoài)
Thế giới quanh bạn rất rộng hãy khám phán nó mới cảm nhận được thú vị
Nhân sinh quan của bạn rộng (tránh rơi vào các rủi ro)
Có người yêu, gia đình khá quan trọng đấy..
Cuộc sống vui vẻ hay không là do bản thân chúng ta có tìm cách để cuộc sống dễ dàng và vui vẻ hơn hay không mà thôi, tức là chúng ta có đang theo đuổi đam mê, lý tưởng không hay chỉ là chạy theo số đông trên một vòng tròn.


Du học tại Nhật bản cơ hội làm việc kiếm tiền

Làm việc tại Nhật bản

Học và làm việc tại Nhật Bản, có thể trang trải chi phí trong thời gian du học Nhật Bản của nình nhưng đòi hỏi bạn phải có ý chí, nghị lực và quyết tâm thì mới có thể thực hiện được ước mơ của mình.

1. VIỆC LÀM TẠI NHẬT BẢN KHI CÒN HỌC
Sau khi nhập học tại trường nếu du học sinh muốn đi làm thêm trong thời gian học, nhà trường sẽ giới thiệu việc làm cho sinh viên để có thu nhập trang trải cuộc sống cho những năm tiếp theo

2. THỜI GIAN HỌC VÀ THỜI GIAN LÀM

 du học tại nhật bản

Thời gian học:
- Một ngày bạn học tại trường từ 3-3,5 giờ/ngày. Học từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, thứ 7 và chủ nhật được nghỉ. Ngoài ra bạn được nghỉ các ngày lễ truyền thống và nghỉ theo mùa, (thời gian nghỉ theo mùa rất dài như mùa đông có thể nghỉ hơn 1 tháng và các mùa khác)

Thời gian làm việc:
- Ngoài thời gian học ra học sinh được phép đi làm từ 4 – 8 giờ hằng ngay. Thu nhập được tính theo giờ. Thu nhập từ 800 – 1500 Yên/giờ, tỷ giá 1 yên = 270 VNĐ, như vậy thu nhập tương đương từ 216,000 đồng – 504,000 đồng/giờ.
- Tôi lấy ví dụ thu nhập thấp nhất là 800 yên/giờ, nếu bạn làm 4 giờ/ngày, thu nhập trong 1 tháng sẽ là: 4 giờ x 30 ngày =120 giờ x 800 yên/giờ = 96,000 yên ~ 26,000,000 đồng/tháng.

Việc làm khi ra trường:
Theo thông báo từ website: http://vi.wikipedia.org năm 2012, tổng thu nhập bình quân GDP của người Nhật là 47,244 USD /năm, xấp xỉ gần 1 tỷ đồng Việt Nam. Như vậy, cứ mỗi người dân Nhật thu nhập 1 tháng là 3,937 USD  tương đương hơn 80 triệu đồng 1 tháng.
- Đối với những bạn đi xuất khẩu lao động sang Nhật theo diện phổ thông thu nhập cũng từ 25 triệu đến 30 triệu/tháng.
- Đối với những bạn đi xuất khẩu lao động sang Nhật theo diện kỹ sư thu nhập từ 40 – 50  triệu/tháng.
- Bạn là người đi học sau khi bạn ra trường có bằng cấp , làm việc cũng thu nhập tương đương với người Nhật từ 3000 – 4000 USD/tháng, thời gian làm việc tại Nhật bản của bạn không giới hạn. Như vậy, đây là cơ hội để bạn học hỏi nhiều kiến thức thực tiễn chuyên nghiệp và thu nhập tốt khi làm việc tại Nhật bản.
- Sau khi ra trường, nếu bạn không làm việc tại Nhật bản mà về Việt Nam với thu nhập từ 25 – 40 triệu/tháng.

3. VÌ SAO HỌ PHẢI ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM?

 làm việc tại nhật

Hiện nay các doanh nghiệp của Nhật tại Việt Nam, họ chỉ trả lương cho công nhân lao động phổ thông của Việt Nam từ 5 – 6 triệu/tháng. Nếu doanh nghiệp của họ tại Nhật thì họ phải trả theo thu nhập và chế độ của người Nhật tính ra tiền Việt từ 60 – 70 triệu/tháng. Đối với công nhân lao động thì người Việt và người Nhật vẫn làm năng xuất như nhau.
So sánh mức lương như trên nên việc đầu tư vào Việt Nam là đương nhiên. Để vào các doanh nghiệp của Nhật có thu nhập từ 25-40 triệu/tháng thì học ưu tiên những người đã từng học tập và làm việc tại Nhật bản mới đưa vào lĩnh vực chủ chốt. Việc trả lương như vậy vẫn thấp hơn rất nhiều so với người Nhật.

4. SO SÁNH BẰNG CẤP VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN:

Bằng cấp tại Việt Nam:
Hiện nay, Việt Nam chưa có trường đại học, cao đẳng hay cao học nào được thế giới công nhận, có chất lượng đào tạo sánh ngang tầm với các nước tiên tiến. Không những vậy mà chính các thầy, cô giáo đang giảng dạy cũng thừa nhận điều đó.
Do đâu mà nền giáo dục của chúng ta chưa phát triển?
- Vì chương trình đào tạo của chúng ta không đổi mới theo tiến độ xã hội.
- Vì không áp dụng vào thực tế để người học nắm bắt khi học lý thuyết lẫn thực hành.
- Giáo viên chưa đủ kinh nghiệm truyền đạt.
- Thiết bị khoa học còn thô sơ.
- Đào tạo theo kiểu qua loa, mang tính chất kinh doanh, chưa quan tâm đến chất lượng giáo dục
Qua tìm hiểu như trên cho ta thấy, bằng cấp Việt Nam còn quá xa vời so với các nước phát triển như Nhật Bản là điều đương nhiên. Nhiều bạn sinh viên Việt Nam sau khi tốt ngiệp việc khổ đầu tiên là tìm việc làm. Không ít sinh viên sau khi ra trường lại đổi nghề vì không tìm được như mong muốn.

Bằng cấp tại Nhật Bản:
Hiện nay, Nhật Bản được thế giới công nhận là nước có nền giáo dục đào tạo tiên tiến, bắng cấp có giá trị trên toàn thế giới. Khi sinh viên ra trường thì đều được phép làm việc tại bất kỳ quốc gia nào và được ưu tiên hưởng chế độ phúc lợi xã hội.

Chi phí đầu tư học tập:
Đối với sinh viên học tại các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam, gia đình cũng phải tốn từ 200 – 300 triệu cho chi phí ăn học và chi phí, học phí của trường từ 3-5 năm. Cũng chi phí này nếu học tại Nhật gia đình chỉ cần đóng học phí và chi phí của năm học đầu tiên là được, còn những năm tiếp theo học sinh sẽ vừa đi học vừa đi làm chi trả toàn bộ chi phí, ăn, ở và học phí cho những năm tiếp theo không phải phụ thuộc vào tài chính của gia đình. Ngoài ra, bạn được nhận bằng cấp có giá trị khi áp dụng vào công việc, được phép ở lại làm việc tại Nhật không giới hạn thời gian.

5. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI LÀM VIỆC VỚI ÔNG  CHỦ NHẬT

 làm việc tại nhật

Một trong những sinh viên đã cùng đi du học Nhật tâm sự. Tôi thấy đi làm thêm ở Nhật thực sự có lợi, không chỉ vì tôi có điều kiện được học tiếng vừa kiếm tiền trang trải thêm cho cuộc sống tại Nhật mà còn được làm việc với người Nhật học hỏi được đức tính nghiêm túc, độc lập trong công việc của họ.
Người Nhật xưa nay vẫn nổi tiếng nghiêm túc trong công việc, vì vậy muốn làm việc lâu dài với họ bạn nên để ý những chi tiết nhỏ nhất như:
- Nên đến trước giờ làm 5 phút để thay đồ và tiếp nhận công việc.
- Trong thời gian làm việc tại Nhật bản phải nghiêm túc đến hết giờ làm việc mới được nghỉ. 
- Tuyệt đối không dùng di động trong thời gian làm việc.
- Làm đâu gọn đấy không làm ảnh hưởng tới người khác.


Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Đối tác Việt - Nhật ngày càng phát triển

Quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Nhật ngày càng phát triển

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phu nhân sẽ thăm chính thức nước ta từ ngày 16-17/1.
Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, sau khi được bầu làm Thủ tướng Nội các Nhật Bản (26/12/2012) và là chuyến thăm Việt Nam lần thứ 2 trên cương vị Thủ tướng của ông Shinzo Abe sau chuyến thăm tháng 11/2006 trong nhiệm kỳ trước.
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam- Nhật Bản, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư.
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973, quan hệ Nhật Bản – Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục. Từ đó đến nay, quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước không ngừng được củng cố, phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.

hợp tác việt nhật
Lễ hội Genki Nhật Bản tổ chức tại TP HCM tháng 4/2012, một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2013)

Về chính trị, năm 2002, lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”. Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới thông qua các tổ chức quốc tế như APEC, WTO, ASEM, ARF; vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật... Hai bên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế quan trọng, trong đó có LHQ.
Nhật Bản luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vì Việt Nam được Nhật Bản đánh giá là thân thiện, có vị trí địa chính trị quan trọng, đồng thời là đối tác tiềm năng trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Do đó, mặc dù gặp khó khăn, nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn dành viện trợ ODA ở mức cao nhất cho Việt Nam. Các chủ trương, chính sách hợp tác với Việt Nam luôn dành được sự ủng hộ của cả các đảng cầm quyền và đối lập.
Về an ninh - quốc phòng: Hai nước đang nỗ lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng thông qua trao đổi các đoàn quân sự cấp cao, giao lưu giữa quân đội hai nước, tăng cường hợp tác trong chống khủng bố, hải tặc, đảm bảo an ninh hàng hải, đào tạo nguồn nhân lực…
Về kinh tế. Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999.
Đặc biệt, ngày 1/10/2009, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác kinh tế hai nước. Cùng với Hiệp định đối tác toàn diện Nhật Bản-ASEAN, VJEPA tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Kể từ đầu thập niên 1990 đến nay, Nhật Bản đã nhanh chóng vượt lên trở thành bạn hàng, thị trường lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước trong năm 2011 đã đạt 21,181 tỷ USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 10,78 tỷ USD và nhập khẩu đạt 10,40 tỷ USD, trở lại xuất siêu sau 2 năm liên tiếp nhập siêu trong quan hệ thương mại với Nhật Bản. Trong Tuyên bố chung năm 2011, hai bên đặt mục tiêu tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại song phương đến năm 2020.
Kim ngạch thương mại hai chiều trong 11 tháng đầu năm 2012 đạt 22,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 11,9 tỷ USD (tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2011), nhập khẩu đạt 10,6 tỷ USD (tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2011).
Nhật Bản cũng đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Hai bên đã hoàn thành Giai đoạn IV Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam và thỏa thuận khởi động Giai đoạn V Sáng kiến chung trong năm 2013.
Tính đến ngày 20/11/2012, Nhật Bản có 1.800 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số đầu tư đăng ký 29 tỷ USD, đứng thứ nhất trong số 96 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng trong năm 2012 (tính đến 15/12/2012). Nhật Bản đăng ký mới 270 dự án và tăng vốn cho 108 dự án, dẫn đầu với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,14 tỷ USD, chiếm 40% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong năm.
Về viện trợ phát triển chính thức (ODA): Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Từ năm 1992 đến năm 2011, Nhật Bản đã cam kết gần 20 tỷ USD vốn vay ODA cho Việt Nam. Trước tiên, nguồn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam tập trung vào mục tiêu giúp Việt Nam hoàn thành công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào năm 2020. Việt Nam đã xác định 3 lĩnh vực trọng tâm để đạt mục tiêu gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý, tái cơ cấu các công ty nhà nước. Nhật Bản đã xác định sẽ hỗ trợ Việt Nam trong cả 3 lĩnh vực này.
Ngoài 3 lĩnh vực trên, ODA của Nhật Bản còn dành hỗ trợ những khó khăn của Việt Nam trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu (Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, chịu nhiều bão, lũ...) Nhật Bản còn hỗ trợ xây dựng trường học, trạm y tế, những công trình xã hội... tại những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của Việt Nam.

Về hợp tác văn hóa - giáo dục: Nhật Bản có nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Chính phủ Nhật Bản bắt đầu hợp tác và hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long vào năm 2004, sau khi cựu Thủ tướng Koizumi đi thăm và đánh giá cao giá trị của di tích này. Năm 2006, Ủy ban hỗn hợp Việt-Nhật bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long đã được thành lập. Từ đó đến nay, Nhật Bản đã cử nhiều chuyên gia về khảo cổ học sang Việt Nam cùng điều tra, khai quật và nghiên cứu. Ngoài ra, hai bên cử nhiều đoàn sang thăm, làm việc, biểu diễn nghệ thuật, tham dự triển lãm, liên hoan phim, tổ chức lễ hội tại mỗi nước.
Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành Giáo dục - Đào tạo của Việt Nam.
Về hợp tác lao động, Nhật Bản là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam. Từ năm 1992 đến cuối năm 2008, Việt Nam đã cử 31.000 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản học nghề và thực tập kỹ thuật trong các lĩnh vực như: điện tử, gia công cơ khí, may công nghiệp, chế biến thủy sản, hải sản, nông sản. Trong những năm gần đây, Nhật Bản vẫn là một trong những thị trường thu hút số lượng lớn tu nghiệp sinh và lao động Việt Nam sang làm việc. Năm 2004, Việt Nam đã lập văn phòng quản lý lao động tại Tokyo.
Về hợp tác địa phương: Trong những năm gần đây, hợp tác địa phương hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ. Một số địa phương hai nước thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị trên nhiều lĩnh vực. Nhiều dự án hợp tác giữa các địa phương hai bên đã được thực hiện hiệu quả như tình Osaka hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh triển khai thí điểm dự án về nước sạch, môi trường; tỉnh Fukuoka hỗ trợ thủ đô Hà Nội trong lĩnh vực xử lý chất thải rawnsm ô nhiễm nguồn nước; thành phố Kitakyushu hỗ trợ thành phố Hải Phòng trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, hợp tác phát triển cảng biển.
Nhiều nhà phân tích Nhật Bản cho rằng quan hệ Nhật Bản – Việt Nam đang là mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, là một hình mẫu trong các mối quan hệ quốc tế hiện nay. Việc tiếp tục phát triển quan hệ chặt chẽ này là chủ trướng nhất quan của Nhật Bản dù chính đảng nào lên cầm quyền. Chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi được bầu làm Thủ tướng Nội các Nhật Bản của ông Shinzo Abe đến Việt Nam, Indonesia và Thái Lan đã cho thấy nhận định của các chuyên gia hoàn toàn có cơ sở.

Theo dofabrvt.gov

Du Học Hiền Quang

Hợp tác giữa Việt Nam và Nhật bản

          Việt Nam - Nhật Bản ra Tuyên bố chung
Hôm nay, tại Thủ đô Tokyo, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản đã ký “Tuyên bố chung về Triển khai Hành động trong Khuôn khổ Đối tác Chiến lược vì Hòa bình và Phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản”. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.
hợp tác việt nam nhat ban
Nhận lời mời của Ngài Nô-đa I-ô-si-hi-cô, Thủ tướng Nhật Bản, Ngài Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11 năm 2011. Đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi được bầu lại là Thủ tướng Việt Nam tại kỳ họp Quốc hội khoá XIII tháng 7 năm 2011.
Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Nhà Vua Nhật Bản và hội đàm cấp cao với Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô, gặp các lãnh đạo Quốc hội Nhật Bản. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đi thăm thành phố Xên-đai, và thành phố Na-tô-ri, tỉnh Mi-i-a-gi.
1. Về thể hiện tình đoàn kết sau thảm họa động đất tại Đông Bắc Nhật Bản
Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự hỗ trợ mạnh mẽ và tình đoàn kết của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, sau trận động đất tại Đông Bắc Nhật Bản. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận những việc làm thiện chí và tình cảm nồng ấm đó là minh chứng của quan hệ hữu nghị gắn bó đã được xây dựng qua nhiều năm giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô nhấn mạnh trong thời kỳ khủng hoảng quốc gia chưa từng có này, Nhật Bản quyết tâm củng cố quan hệ với cộng đồng quốc tế và xây dựng lại đất nước một cách cởi mở với thế giới và định hình một đất nước năng động hơn, tranh thủ sự hỗ trợ và đoàn kết của thế giới dành cho Nhật Bản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa khẳng định, là đối tác chiến lược của Nhật Bản, Việt Nam sẵn sàng làm hết khả năng của mình để hỗ trợ Nhật Bản trong quá trình phục hồi, tái thiết sau thiên tai. Đồng thời, Thủ tướng bày tỏ tin tưởng Chính phủ và nhân dân Nhật Bản sẽ sớm vượt qua những khó khăn hiện nay, đưa đất nước Nhật Bản phát triển phồn vinh hơn nữa.
2. Về những thành tựu sau Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản 2010 và định hướng phát triển
Trên cơ sở những phát triển to lớn trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản từ khi ký kết “Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” ngày 31 tháng 10 năm 2010 (“Tuyên bố chung 2010”), hai bên hoan nghênh việc hai nước, vốn là những quốc gia chia sẻ lợi ích chiến lược, đã xây dựng được nền tảng nhằm phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược một cách toàn diện.
Hai bên một lần nữa khẳng định sẽ củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác trên những lĩnh vực chính như sau:
(1) Về tăng cường trao đổi và đối thoại
Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của việc tăng cường trao đổi và đối thoại cấp cao giữa hai nước, nhất là duy trì các chuyến thăm cấp cao hàng năm. Hai bên khẳng định lại cam kết sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ song phương ở tất cả các cấp và trên mọi lĩnh vực cũng như các kênh đối thoại hiện có.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của Chính phủ Nhật Bản. Hai bên bày tỏ mong muốn rằng lãnh đạo Nhật Bản sẽ sang thăm Việt Nam vào thời điểm phù hợp cho cả hai bên trong năm 2012.
Phía Việt Nam đã có lời mời Nhà Vua, Hoàng hậu và các thành viên Hoàng gia Nhật Bản sang thăm Việt Nam, đặc biệt là vào năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Hai bên đánh giá cao những kết quả của phiên Đối thoại Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 12 năm 2010. Hai bên khẳng định lại rằng cơ chế đối thoại này giúp tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và góp phần tích cực vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực. Hai bên quyết định tiến hành phiên Đối thoại Đối tác chiến lược lần thứ hai vào tháng 12 năm 2011 tại Tokyo.
Hai bên hoan nghênh việc ký kết “Bản Ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng Nhật Bản về việc Hợp tác và Trao đổi quốc phòng song phương” giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng trong chuyến thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phùng Quang Thanh vào tháng 10 năm 2011.
hợp tác việt nam và nhật bản
Với việc hai nước đều có chính sách thúc đẩy hợp tác rộng rãi trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, hai bên chia sẻ quan điểm rằng, đồng thời với các cơ chế đối thoại cấp làm việc hiện có, cần tăng cường hơn nữa đối thoại chiến lược thông qua việc khởi động Đối thoại Chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng. Hai nhất trí rằng việc giao lưu ở tất cả các cấp, bao gồm các chuyến thăm lẫn nhau của các đoàn cấp cao, cũng như các chuyến thăm cảng của tàu hải quân hai nước sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, cũng như đóng góp vào hòa bình và ổn định tại khu vực.
Hai bên quyết định sớm tổ chức cuộc họp tiếp theo của Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản vào thời điểm thuận lợi cho cả hai bên. Để tăng cường hợp tác công-tư tại cả hai nước, hai bên bày tỏ dự định tổ chức Đối thoại Công-Tư cấp Bộ trưởng giữa Việt Nam và Nhật Bản trong khuôn khổ của Ủy ban.
Để kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (1973-2013), hai bên quyết định lấy năm 2013 làm “Năm Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản”, và sẽ thúc đẩy hợp tác tổ chức những hoạt động nhằm kỷ niệm Năm Hữu nghị.
(2) Về hợp tác kinh tế
Phía Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản, và những tiến triển trong việc triển khai các dự án đã được nêu trong Tuyên bố chung 2010. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự hỗ trợ liên tục của Nhật Bản dành cho các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên của Việt Nam, như Dự án đường cao tốc Bắc-Nam, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, và các nghiên cứu khả thi hai đoạn đường của tuyến đường sắt cao tốc Hồ Chí Minh-Nha Trang và Hà Nội-Vinh.
Hai bên bày tỏ cam kết hợp tác thúc đẩy thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng tại Việt Nam, ví dụ như Dự án sân bay quốc tế Long Thành thông qua mô hình đối tác công tư (PPP), cho phép sự tham gia của một tổ hợp các công ty Việt Nam và Nhật Bản, và Chính phủ Việt Nam sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các công ty Nhật Bản. Hai bên cũng nghiêm túc xem xét việc tiếp tục nghiên cứu Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) bởi một tổ hợp công ty Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản cam kết tiếp tục xem xét hỗ trợ các dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình - Bãi Vọt, Nha Trang-Phan Thiết, và các dự án tuyến đường tàu điện ngầm mới của Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như cam kết của Nhật Bản hỗ trợ cho các lĩnh vực ưu tiên như xây dựng thể chế và năng lực, sử dụng chuyên môn và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.
Hai bên hoan nghênh việc ký kết các Công hàm Trao đổi cho Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng Lạch Huyện giữa hai Chính phủ cũng như việc ký kết thỏa thuận liên doanh thành lập một tổ hợp các công ty Việt Nam và Nhật Bản. Hai bên bày tỏ ý định sẽ hỗ trợ đầy đủ để thực hiện thuận lợi Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng Lạch Huyện.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao quyết định của Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản vay Viện trợ phát triển chính thức (ODA) với tổng trị giá 71,6 tỉ Yên cho Việt Nam và hoan nghênh việc ký kết các Công hàm Trao đổi và Hiệp định vay cho bốn dự án gồm Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam (đoạn Bến Lức-Long Thành), Dự án sử dụng vệ tinh quan sát trái đất để phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu, Dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai bên nhấn mạnh Dự án sử dụng vệ tinh quan sát trái đất để phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu do Nhật Bản đề xuất nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Nhật Bản tháng 7 năm 2011 cũng sẽ có ích trong Mạng lưới quản lý thiên tai tại khu vực ASEAN. Phía Nhật Bản bày tỏ ý định sẽ cung cấp một khoản vay ODA cho Dự án bệnh viện tỉnh và địa phương giai đoạn 2 nhằm nâng cao mức sống của nhân dân và góp phần vào việc duy trì sự phát triển bền vững của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(3) Về thương mại và đầu tư
Trước những thách thức hiện nay trong nền kinh tế thế giới, hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của việc củng cố nền tảng kinh tế mỗi nước và hệ thống thương mại đa phương để đảm bảo sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng. Phía Nhật Bản hoan nghênh những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Hai bên khẳng định vai trò thiết yếu của Hiệp định Đối tác Kinh tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) và Hiệp định Tự do hóa, Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản nhằm củng cố quan hệ kinh tế giữa hai nước và nhận thấy tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả các hiệp định này. Hai bên bày tỏ mong muốn tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại giữa hai nước vào năm 2020.
Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao sự hợp tác của phía Nhật Bản nhằm phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, cụ thể là hỗ trợ kỹ thuật và tài chính. Phía Việt Nam bày tỏ mong muốn phát triển hai khu công nghiệp chuyên sâu với sự hợp tác của phía Nhật Bản, tại Hải Phòng và tại Bà Rịa-Vũng Tàu, nhằm thúc đẩy hơn nữa đầu tư của Nhật Bản và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Về vấn đề này, phía Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Nhật Bản nhằm xây dựng và thực hiện chiến lược công nghiệp hóa và kế hoạch hành động đến năm 2020 của Việt Nam và khẳng định sẽ thành lập một Ủy ban cấp cao về  lĩnh vực hợp tác này do một Phó Thủ tướng của Việt Nam chủ trì.
Hai bên hoan nghênh kết quả đàm phán của Tiểu ban về Di chuyển Thể nhân theo VJEPA và việc ký kết “Bản ghi nhớ về tiếp nhận những ứng viên điều dưỡng viên và hộ lý có bằng cấp từ Việt Nam sang Nhật Bản” nhằm tiếp nhận những ứng viên điều dưỡng viên, hộ lý có bằng cấp từ Việt Nam theo cơ chế sẽ được hai nước quyết định.
Nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, và ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam để bảo đảm các biện pháp thương mại phù hợp với các Thỏa thuận của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Nghị định về việc gia nhập WTO của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ không áp dụng đoạn 255 của Báo cáo của Ban Công tác về việc gia nhập WTO của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với sự hiểu biết rằng Chính phủ Việt Nam tiếp tục hoàn thiện kinh tế thị trường. Phía Việt Nam đánh giá cao quyết định này của Chính phủ Nhật Bản.
Hai bên khẳng định lại cam kết của mình triển khai gói dự án thiết lập hải quan điện tử và một cửa thông qua việc đưa Hệ thống thống nhất Công-ten-nơ và Cảng tự động của Nhật Bản (NACCS) vào Việt Nam.
Hai bên đánh giá cao thành công của Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hoan nghênh việc bắt đầu Giai đoạn 4 của Sáng kiến chung từ tháng 7 năm 2011, theo đó hai bên sẽ thảo luận các biện pháp tiếp theo cải thiện môi trường đầu tư đối với các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam .
(4) Về hợp tác năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu
Hai bên hoan nghênh tiến triển đạt được trong hợp tác sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Phía Nhật Bản cam kết tăng cường an toàn hạt nhân thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và những bài học vừa qua liên quan tới sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Công ty điện lực TEPCO, với sự minh bạch cao nhất và giải trình kế hoạch từng bước để nâng cao an toàn hạt nhân. Phía Việt Nam đã hoan nghênh những nỗ lực của Nhật Bản, và giải thích rõ sự cần thiết của năng lượng hạt nhân nhằm đảm bảo việc cung cấp năng lượng ở Việt Nam và bày tỏ nguyện vọng mạnh mẽ đối với việc Nhật Bản cung cấp công nghệ hạt nhân. Phía Nhật Bản bày tỏ ý định cung cấp cho Việt Nam những công nghệ đảm bảo mức an toàn hạt nhân cao nhất trên thế giới.
Phía Nhật Bản đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Hiệp định Việt Nam-Nhật Bản về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Phía Việt Nam bày tỏ hy vọng Hiệp định này sẽ sớm được phê chuẩn tại Nhật Bản sau khi hoàn tất những thủ tục nội bộ cần thiết.
Hai bên nhắc lại quyết định của Chính phủ Việt Nam trong việc chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác để xây hai lò phản ứng hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân số 2 ở tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Hai bên hoan nghênh những tiến triển đạt được sau Hội đàm cấp cao tháng 10 năm 2010 và văn bản khẳng định những tiến triển này liên quan đến dự án giữa hai Chính phủ.
Hai bên cũng hoan nghênh những tiến triển sau Hội đàm cấp cao tháng 10 năm 2010 liên quan đến sự hợp tác trong phát triển công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam và văn bản khẳng định những tiến triển này giữa hai Chính phủ, cho rằng việc này sẽ thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam. Hai bên cũng hoan nghênh sự hợp tác trong dự án đầu tiên về đất hiếm sẽ bắt đầu tại Đông Pao, tỉnh Lai Châu, dự kiến được thực hiện ngay sau khi ký kết văn bản này.
Hai bên khẳng định lại tính cấp thiết của việc ứng phó vấn đề biến đổi khí hậu. Hai bên chia sẻ quan điểm rằng để bảo vệ lợi ích toàn cầu thích đáng thì mục đích cuối cùng là thiết lập một khuôn khổ quốc tế công bằng và hiệu quả với sự tham gia của tất cả các nền kinh tế lớn là rất quan trọng. Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của việc khẩn trương thực hiện các Thỏa thuận Can-cun.
Hai bên khẳng định sẽ hợp tác mang tính xây dựng vì sự thành công của Hội nghị COP 17 sẽ được tổ chức tại Nam Phi vào cuối năm 2011. Ngoài các cuộc đàm phán tại Liên hợp quốc, hai bên cũng thừa nhận lợi ích của việc thúc đẩy hợp tác song phương, khu vực về tăng trưởng ít các-bon ở Đông Á, một trung tâm tăng trưởng của kinh tế toàn cầu nơi tập trung những nước phát thải lớn. Hai bên hoan nghênh và khẳng định tiếp tục đàm phán về Cơ chế Tín dụng bù trừ song phương giữa hai nước. Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô bày tỏ ý định thúc đẩy “Sáng kiến quan hệ đối tác tăng trưởng ít các-bon ở Đông Á” và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến này.
(5) Về hợp tác khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực
Hai bên hoan nghênh tiến triển đạt được trong cuộc họp lần thứ 3 của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về Khoa học và Công nghệ tổ chức tại Tokyo tháng 8 năm 2011. Phía Việt Nam bày tỏ mong muốn phía Nhật Bản tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu cho các nhà khoa học Việt Nam thông qua các hoạt động nghiên cứu chung, nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Phía Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực trong kế hoạch công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, bày tỏ mong muốn đẩy mạnh trao đổi và nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học hai nước và đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm việc xem xét phát triển trường đại học chất lượng cao tại Cần Thơ, Việt Nam.
Hai bên khẳng định lại cam kết  củng cố hợp tác quốc tế về Công nghệ thông tin và Truyền thông xanh (ICT) nhằm phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng ICT như Hệ thống từ và Công nghệ Đám mây.
(6) Về sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước
Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của tăng cường giao lưu nhân dân, đặc biệt trong giới trẻ, và chia sẻ sự tin tưởng rằng các hoạt động trao đổi văn hóa sẽ làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh thiện ý của Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô tiếp tục nhiều chương trình trao đổi thanh niên, trong đó có chương trình Mạng lưới Trao đổi Sinh viên và Thanh niên Nhật Bản-Đông Á (JENESYS).
Hai bên đánh giá cao thành công của Lễ hội Việt Nam hàng năm tại Nhật Bản và của Đại nhạc hội hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 2 tại Hà Nội, và ghi nhận đóng góp của các hoạt động này vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và trao đổi văn hóa giữa hai nước.
(7) Về hợp tác khu vực và quốc tế
Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng trong việc nỗ lực tăng cường kết nối ASEAN hướng tới thiết lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Ngoài ra, hai bên hoan nghênh những tiến triển trong hợp tác này kể từ Hội nghị Cấp cao Mê Công-Nhật Bản lần hai vào năm 2010, và ghi nhận rằng tiến bộ trong việc thực hiện “Kế hoạch Hành động Mê công-Nhật Bản 63” đã góp phần tăng cường hơn nữa kết nối ASEAN.
Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô bày tỏ ý định của Chính phủ Nhật Bản tăng cường hơn nữa hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực như hỗ trợ tăng cường liên kết ASEAN và quản lý thiên tai, chủ động hỗ trợ hội nhập ASEAN và xây dựng cộng đồng vào năm 2015. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự đóng góp này của Chính phủ Nhật Bản. Hai bên ghi nhận tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác trong các khuôn khổ khu vực như Mê Công-Nhật Bản, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN+3, EAS, ARF và APEC…để xây dựng một Châu Á phồn vinh và ổn định. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường mạng lưới các khuôn khổ hợp tác khu vực mở và đa tầng, bổ sung và hỗ trợ cho vai trò động lực của ASEAN, góp phần tiếp tục thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng về kinh tế cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh này, đặc biệt liên quan đến EAS, hai bên khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á lần thứ 6 vào tháng 11 năm nay nhằm tiếp tục thúc đẩy tầm nhìn, nguyên tắc, mục tiêu và phương thức của EAS, củng cố các chuẩn mực toàn cầu và các giá trị được thế giới công nhận, thúc đẩy hơn nữa tiến bộ và hợp tác trong EAS trong thời gian tới nhằm đối phó với những thách thức mới trong lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế.
Hai bên khẳng định hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Hai bên hoan nghênh việc thông qua Quy tắc Hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các Bên tại Biển Đông (DOC) và kêu gọi thực hiện đầy đủ DOC, và sớm xây dựng một Bộ quy tắc Ứng xử (COC), phù hợp với luật pháp quốc tế hiện hành. Hai bên khẳng định tự do hàng hải, giao thương không bị cản trở, và tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình là phù hợp với lợi ích của các nước trong toàn khu vực. Hai bên cùng thừa nhận rằng những lợi ích này cũng cần được thúc đẩy và bảo vệ tại Biển Đông.
Hai bên khẳng định lại sự ủng hộ quá trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng trên Bán đảo Triều Tiên, kêu gọi thực hiện đầy đủ các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như Tuyên bố chung Đàm phán 6 bên năm 2005. Trên tinh thần đó, hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của những hành động cụ thể nhằm tạo môi trường thuận lợi để nối lại Đàm phán 6 bên, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối thoại liên Triều như một tiến trình bền vững. Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các quan ngại nhân đạo của cộng đồng quốc tế, ví dụ như vấn đề bắt cóc.
Hai bên khẳng định lại quyết tâm thúc đẩy hợp tác nhằm sớm cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong đó bao gồm việc mở rộng thành viên thường trực và không thường trực. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định lại Việt Nam ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô bày tỏ sự cảm ơn đối với sự ủng hộ của Việt Nam.
Hai bên bày tỏ hài lòng và đánh giá cao kết quả của chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, và cùng cam kết tiếp tục phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ


Du học sinh tại Nhật bản chia sẽ

Du học sinh Việt Nam tại Nhật bản chia sẽ
du học tại nhật bản 
Du Học Nhật bản là điển đến thú vị, khác với nhiều quốc gia khác trên thế giới mà nhiều du học sinh thường nghĩ. Như bạn cũng đã biết, Nhật bản là nơi tạo ra nhiều nhân tài của thế giới học thuật. Việc đào tạo con người nơi đây được coi như hoàn mỹ về tính cánh cư xử hay trong giao tiếp công việc hàng ngày. Đặt biệt, Nhật bản có nhiều điểm điều thú vị không như Việt Nam chúng ta. Sau đây là những điều mà mình nhìn nhận về Nhật bản sinh đẹp này.
Du học sinh Việt đang học tập và làm việc tại Nhật bản chia sẽ
Thời gian trôi thật nhanh khi ta ngoái đầu nhìn quay lại, lẽ thường  tình là người ta thường nghĩ đến những việc đã làm được trong quãng thời gian qua, những gì chưa làm được và sắp tới cần phải làm gì. Thời gian vẫn không ngừng trôi, chỉ có những dự định là vẫn còn đó.
“Nếu có tiền, bạn có thể mua được một chiếc đồng hồ Nhưng bạn không thể mua được thời gian”
Hãy cùng ngồi lại bên nhau nhìn lại quãng thời gian sau một năm sống học tập và làm việc trên đất nước có cái tên khá lãng mạn “Đất nứơc mặt trời mọc” xem chúng ta đã được gì và cần phải làm gì nhé.
Nhìn nhận của du học sinh về Nhật bản
1.Đi nhiều địa danh phía bắc Nhật bản, từ Koriyama đến Sapporo…
2.Tận mắt chứng kiến cuộc sống sinh hoạt của người Nhật - người dân tại một quốc gia được đánh giá thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Tiếp xúc trực tiếp và hiểu được cái gọi là tính cách Nhật Bản
3.Thưởng thức nhiều món ăn truyền thống của Nhật như Sushi, Sashimi, Gyudon hay Ramen …
4.Có cơ hội làm quen với âm nhạc hiện đại Nhật Bản.
5.Chiêm ngưỡng tận mắt sự tiên tiến và tiện lợi của hệ thống giao thông công cộng của Nhật: Đường cao tốc trên cao, tàu điện, tàu cao tốc (shinkansen), hệ thống tàu điện ngầm - một thế giới ngầm nhộn nhịp đến bất ngờ cho những ai lần đầu chứng kiến.
du hoc nhat
6.Ngạc nhiên thú vị khi được tiếp xúc với các thiết bị vệ sinh tại Nhật, sự sạch sẽ và tiện nghi tại các khu vệ sinh công cộng,
7.Thưởng thức cảm giác khoan khoái khi ngâm mình trong hệ thống onsen của Nhật, đây là một nét đặc trưng văn hoá Nhật Bản.
8.Hiểu được cảm giác thế nào là cái nóng 40oC của mùa hè, cái lạnh âm (–) 10oC của mùa đông Nhật bản, cảm giác khó tả khi lần đầu thấy tuyết rơi, biết được thế nào là tuyết dày 1-2m.
9.Được thưởng thức vẻ đẹp giản dị và sang trọng của hoa anh đào. Cảm nhận thú vị về sự di chuyển của làn sóng anh đào khi chuyển mùa. Dường như ở đâu mùa xuân ấm áp đến thay thế mùa đông giá lạnh thì ở đó màu hồng của anh đào nở thay thế màu trắng lạnh lẻo của tuyết. Một cảm nhận thú vị chỉ có ở xứ sở của hoa anh đào.
10.Làm quen với hệ thống bán lẻ tiện lợi tại Nhật như Shop 100, hệ thống convenience shop (combini), yamada denki, home center, workman shop, hệ thống recycle shop v.v…
11.Dù không như mong đợi xong với số tiền kiếm được cũng giúp giải quyết được phần nào vấn đề tài chính của chúng ta trong thời buổi vật giá leo thang khủng khiếp tại Việt nam.
12.Khả năng tiếng Nhật tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là ngôn ngữ chợ búa…
13.Các thầy cô rất quan tâm và thân thiện với học sinh chúng mình, có buổi nhà trường tổ chứng tham quan những khu tưởng niệm hay bảo tàng và được ăn uống hát hò cùng nhau. Ở đây trường mình tuy ít du học sinh Việt Nam hơn các trường khác, nhưng cũng thấy vui vì sự hòa đồng cùng nhiều bạn các quốc giá khác.

Với cái nhìn tích cực để thấy cuộc sống vẫn lạc quan, anh em hãy cố gắng lục tìm trong bộ nhớ xem còn được những gì khi sống và làm việc trên xứ sở hoa anh đào này.

Còn nhiều điều thú vị về Nhật bản mà mình không kể xiết, bạn hãy sang đây mà cảm nhận được nó nhé!!!

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Đi du học hay Xuất khẩu lao động

Đi du học hay xuất khẩu lao động tại Nhật bản
du hoc nhat ban
Du học Nhật bản hay Xuất khẩu lao động

Trước ngưỡng cửa cuộc đời hẳn trong mỗi chúng ta đều có những băn khoăn và không ít lần chúng ta tự hỏi, đâu là đích đến mà chúng ta mong muốn. Câu hỏi này cũng giống như hàng trăm câu hỏi, mà chúng tôi nhận được liên quan đến du học Nhật Bản và Xuất khẩu lao động trong thời gian vừa qua.
Sự giống nhau và khác nhau giữa 2 chương trình này đã khiến không ít bạn trẻ bối rối khi lựa chọn. Để giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát và chân thực nhất về 2 chương trình này, chúng tôi xin phép phân tích như sau:

KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.

(Các thị trường xuất khẩu lao động như Đài loan, Trung đông, Malaysia ....v.v... dành cho các đối tượng “xóa đói giảm nghèo” nên chúng tôi không muốn phân tích. Vì nếu phân tích và so sánh với du học Nhật Bản sẽ thấy quá chênh lệnh. Rất mong bạn đọc thông cảm!)

HÀN QUỐC – Thiên đường xuất khẩu lao động.

xuat khau lao dongTôi dám chắc với các bạn rằng bất cứ ai muốn đi xuất khẩu lao động, ý nghĩ đầu tiên của họ là Hàn Quốc. Với mức lương trung bình của người lao động từ 1000 USD/ 1 tháng đến 1,500 USD/ 1 tháng thì không có thị trường xuất khẩu lao động nào hấp dẫn hơn Hàn Quốc. Tuy nhiên, để được nhận sang Hàn Quốc làm việc bạn cần nắm rõ quy trình sau

Bước 1: Đăng ký học tiếng Hàn và thi đỗ kỳ thi năng lực tiếng Hàn KLPT. Điểm đỗ được quy định từ 80 đến 200 điểm và xét theo chỉ tiêu từ cao xuống thấp. Ví dụ: Bạn đăng ký xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc ngành “Xây Dựng”. Chỉ tiêu tiếp nhận phía Hàn Quốc là 100 người. Xét từ 200 điểm trở xuống, nếu như bạn là người điểm thấp thứ 101 thì dù bạn có đạt 199 điểm cũng không được nhận.

Bước 2: Sau khi kiểm tra tiếng Hàn đạt yêu cầu, người lao động mua hồ sơ đăng ký dự tuyển tại Sở LĐ-TB&XH hoặc các trường dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng. Người lao động kê khai, bổ sung các giấy tờ cần thiết vào hồ sơ và nộp trực tiếp tại Sở LĐ-TB&XH hoặc các trường dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng để nơi đây tập trung hồ sơ gửi về Trung tâm Lao động ngoài nước. Tại đây, hồ sơ của người lao động được kiểm tra lần cuối, nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định sẽ được nhập vào máy tính và gửi sang Hàn Quốc để giới thiệu cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn. Chỉ những người được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn mới được làm thủ tục xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc. Hồ sơ đăng ký dự tuyển có hiệu lực trong vòng một năm. Quá thời hạn trên mà chưa được chủ sử dụng lao động lựa chọn thì người lao động sẽ bị xóa tên khỏi danh sách đăng ký dự tuyển.

Quy trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc là vậy. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là tại sao ở Việt Nam có đến hàng trăm công ty môi giới xuất khẩu lao động Hàn Quốc? Xin thưa với các bạn rằng, các công ty môi giới xuất khẩu lao động tại Việt Nam, chỉ có 1 chức năng duy nhất đó là dạy tiếng Hàn cho những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, chứ không có chức năng môi giới đưa lao động sang Hàn Quốc. Vậy là câu chuyện “lừa đảo xuất khẩu lao động Hàn Quốc” diễn ra như cơm bữa. Nếu các bạn có thời gian thường xuyên đọc tin tức trên các báo mạng, bạn sẽ thấy câu chuyện “đi tù” của các “doanh nhân lừa đảo xuất khẩu lao động” gần như tháng nào cũng có.

Để nói về các công ty môi giới xuất khẩu lao động Hàn Quốc, tôi chỉ tóm tắt lại trong 1 câu nói.

“Môi giới xuất khẩu lao động Hàn Quốc là con đường ngắn nhất dẫn đến..........trại giam”

NHẬT BẢN – Chương trình Tu Nghiệp Sinh. xuat khau lao dongTrước đây tôi đã từng viết một bài về chương trình “Tu Nghiệp Sinh” tại Nhật Bản, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn trẻ băn khoăn hỏi chúng tôi về “sự lựa chọn giữa 2 con đường là “du hoc nhat ban” và “Tu Nghiệp Sinh” thì con đường nào là đúng đắn nhất..??”

Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi xin điểm qua những nét chính của hai chương trình này.

Khái quát về chương trình Tu Nghiệp Sinh

Tu Nghiệp Sinh (TNS) là chương trình mà chính phủ Nhật Bản viện trợ, giúp đỡ cho Việt Nam đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực Nghề, Sản xuất máy móc....v.v..., đồng thời giúp các Xí nghiệp của Nhật Bản đang thiếu nhân công trầm trọng một lượng nhân công giá rẻ từ các nước đang phát triển. Theo tinh thần hợp tác thì TNS sẽ học và làm việc ở Nhật là 3 năm. Sau khi sang Nhật trong 10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ khoảng 70,000 yên/ tháng đến 80,000 yên/ tháng. Sau 10 tháng huấn nghệ nếu thi đậu bằng nghề của Nhật thì sẽ được chuyển sang tư cách gọi là “Thực Tập Sinh”, được trả lương tương đương với mức lương người Nhật tập sự trong vòng 26 tháng còn lại khoảng 120,000 yên – 140,000 yên/ tháng. Thông thường khi TNS sang Nhật thì toàn bộ chi phí họ không phải trả gì hết. “Nghiệp đoàn” tiếp nhận TNS cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ cấp cho công việc huấn nghệ. Thế nhưng nếu bạn muốn đi TNS và qua các công ty môi giới ở Việt Nam, thông thường họ sẽ thu của bạn từ 6.000 USD đến 8.000 USD

Tuy nhiên, việc sang Nhật Bản theo hình thức Tu Nghiệp Sinh hiện tại cũng rất khó do có các quy định mới của nghiệp đoàn như: Tay nghề cao, chiều cao, cân nặng, sức khỏe, trình độ tiếng Nhật..v.v... Bên cạnh đó, để tìm được “đơn hàng” phù hợp cũng khiến không ít bạn trẻ chờ đợi hàng năm trời mà chưa được đi TNS.

So sánh giữa “du học nhật bản” và “Tu nghiệp sinh

du hoc nhat ban

Ưu điểm của du học Nhật Bản so với TNS:


1.    Du học Nhật Bản, bạn được phép đi làm thêm tối thiểu 28h/1 tuần. Mức lương tối thiểu khoảng 120,000 yên/ 1 tháng (khoảng 32 triệu đồng). Nếu so với lương làm việc của TNS thì mức lương của du học sinh cao hơn.

2.    Không chỉ trong suốt quá trình học tập tại Nhật Bản (từ 4 năm đến 6 năm), mà sau khi học xong tại Nhật Bản, bạn được phép ở lại làm việc tại Nhật Bản không giới hạn thời gian. Còn với chương trình TNS bạn được phép sinh sống và làm việc tối đa tại Nhật Bản là 3 năm.

3.    Khi bạn tốt nghiệp các trường đào tạo tại Nhật Bản, trình độ tiếng Nhật và Bằng cấp của bạn hơn hẳn các bạn TNS. Do đó, con đường thành công của bạn sẽ cao hơn so với các bạn đi TNS.
Những điểm hạn chế:

1.    Du học tại Nhật Bản có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của bản thân bạn. Vì ngoài việc học bạn còn phải lo đi làm kiếm tiền trang trải các khoản chi phí tại Nhật Bản như: Tiền học phí, tiền ăn, tiền nhà trọ, tiền đi lại và chi tiêu cá nhân...v.v.. Do đó, dù bạn có “cày cuốc” thì số tiền bạn gửi về quê nhà vẫn ít hơn các bạn đi TNS. Các bạn đi TNS thì chỉ lo mỗi việc là làm sao có đủ sức khỏe để “cày”

2.    Chi phí ban đầu cho việc đi du học Nhật Bản thường cao hơn so với đi TNS từ 1,2 đến 1,5 lần. Đo đó, đối với những gia đình không có đủ điều kiện tài chính, thì đây cũng là trở ngại rất lớn khiến ước mơ sang Nhật Bản học tập không thành hiện thực.

Nói tóm lại, việc đi du học Nhật bản hay đi TNS, cái nào tốt hơn phụ thuộc vào cách nghĩ của bạn.

•    Nếu bạn nghĩ, chỉ cần sang Nhật làm việc 3 năm kiếm cho đủ 500 triệu (thông thường sau 3 năm làm việc, mỗi TNS mang về nước trung bình 500 triệu). Khi trở về quê hương có chút vốn để làm ăn và xây dựng gia đình. Tôi khuyên bạn nên chọn chương trình TNS.

•    Nếu bạn có ước mơ và hoài bão, muốn kiếm tiền và muốn học tập để có 1 tương lai tươi sáng hơn. Bạn nên chọn du học Nhật Bản. Vì vậy, du học Nhật Bản là đầu tư dài hạn, đầu tư vào tương lai. Còn TNS là đầu tư ngắn hạn.

Lưu ý: Các bạn học sinh đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học mà đăng ký đi TNS, chúng tôi thấy hơi phí. Với tấm bằng của các bạn thì hoàn toàn có thể sang Nhật học tiếng từ 1,5 năm đến 2 năm. Sau đó chuyển đổi sang Visa làm việc dài hạn tại Nhật Bản sẽ tốt hơn là các bạn lựa chọn chương trình TNS.


Đi du học Nhật

Đi du học Nhật bản có nhiều lựa chọn
du hoc nhat
Nhật bản là nơi đào tạo nhiều nhân tài trên thế giới và là nơi có số lượng lao động bậc cao nhiều nhất, bên cạnh đó không ít người đã thành đạt và trưởng thành từ nền giáo dục và tiếp nối nền văn hóa đặc biệt này.
Nhiều du học sinh đi du học tại Nhật bản, mỗi bạn đều có lựa chọn riêng cho mình sau khi học xong khóa học như: khóa tiếng Nhật, học Nghề hay Cao đẳng, Đại học, Cao học. Sau đây là những lựa chọn dành cho các bạn sau khi kết thúc các khóa học như trên.

1. Một số lựa chọn sau khi tốt nghiệp trường tiếng Nhật hay đào tạo chuyên môn

Sau khi tốt nghiệp trường tiếng Nhật hay đạo tạo chuyên môn, bạn có thể có một vài lựa chọn như : ở lại Nhật đi làm, tiếp tục học lên hoặc trở về nước.

Tháng 7 năm 1977, chính phủ Nhật bản đã nhìn nhận lại các lựa chọn của sinh viên tốt nghiệp trường đào tạo chuyên môn, và nới lỏng những điều kiện để du học sinh có thể tiếp tục học hoặc làm việc ở Nhật Bản.

Nếu bạn tìm được một công việc phù hợp liên quan đến các ngành nghề tương ứng với tư cách lưu trú được phép làm việc tại Nhật như : “Kỹ thuật”, “Nhân văn – xã hội, quốc tế” và nội dung công việc đang đảm nhận có liên hệ chặt chẽ với nội dung đã học ở trường, bạn có thể được phép chuyển đổi tư cách lưu trú từ “du học” sang “làm việc”.

Bên cạnh đó, du học sinh người nước ngoài có thể được phép học lên đại học, nếu nội dung các môn học ở trường đào tạo chuyên môn có liên quan đến nội dung sẽ được học ở bậc đại học. Tuy nhiên, những sinh viên không gặp rắc rối về tư cách lưu trú, vẫn có thể được phép học lên đại học, bất kể các môn học ở trường đào tạo chuyên môn có liên quan đến nội dung sẽ được học ở bậc đại học hay không. Họ vẫn có thể tham gia kỳ thi tuyển vào đại học.

Ngoài ra, từ năm 1999, những sinh viên đã tốt nghiệp khóa học đào tạo chuyên môn kéo dài hơn 2 năm và có tổng số giờ học trên 1700 giờ, có thể được phép tham gia kỳ thi tuyển vào đại học ở Nhật, từ năm 2006, những sinh viên đã tốt nghiệp khóa học đào tạo chuyên môn cũng được coi là thí sinh có đủ tư cách tham gia kỳ thi tuyển vào các viện sau đại học ở Nhật.

Sau khi tốt nghiệp trường tiếng hay đào tạo chuyên môn, những sinh viên có nguyện vọng làm việc tại Nhật Bản, trước kỳ học mới cần phải xác nhận với cán bộ phụ trách tuyển dụng của trường xem: trong trường hợp bạn tìm được công việc có thể phát huy hết kiến thức chuyên môn đã được học thì tư cách lưu trú lúc này có tương đương với tư cách lưu trú được phép làm việc tại Nhật Bản hay không? Đồng thời, bạn cũng nên hỏi thử các anh chị khóa trên hiện tại đang làm việc ở Nhật về công việc cũng như tư cách lưu trú của họ để biết được thêm những thông tin cần thiết.

Bên cạnh đó, nếu được cục xuất nhập cảnh cho phép, bạn vẫn sẽ được công nhận tư cách lưu trú để có thể tiếp tục hoạt động tìm việc của mình trong thời hạn dài nhất là 1 năm ( 6 tháng ×2 lần ) sau khi đã tốt nghiệp trường đào tạo chuyên môn.

2. Một số lựa chọn sau khi tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng.

Sau khi tốt nghiệp trường đại học hoặc Cao đẳng, bạn có thể có những lựa chọn như : ở lại Nhật đi làm, tiếp tục học, hay trở về nước.

du hoc nhatNếu muốn theo đuổi tiếp sự nghiệp học hành, bạn có thể tham gia kỳ thi tuyển từ cao đẳng lên đại học hoặc từ đại học lên cao học. Còn ngược lại, sau khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng, nếu các bạn tìm được một công việc phù hợp liên quan đến các ngành nghề tương ứng với tư cách lưu trú được phép làm việc tại Nhật như : “Kỹ thuật”, “Nhân văn – xã hội, quốc tế” và nội dung công việc đang đảm nhận có liên hệ chặt chẽ với những nội dung đã học ở trường, bạn có thể được phép chuyển đổi tư cách lưu trú từ “du học” sang “làm việc”.

Nếu được cục xuất nhập cảnh cấp phép, bạn vẫn sẽ được công nhận tư cách lưu trú để có thể tiếp tục hoạt động tìm việc của mình trong thời hạn dài nhất là 1 năm ( 6 tháng ×2 lần ) sau khi đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.

Ngoài ra, trong vòng 180 ngày kể từ khi tốt nghiệp đại học – cao đẳng, những sinh viên muốn thành lập công ty và tiến hành kinh doanh ở Nhật Bản, có nguyện vọng làm đơn xin chuyển đổi tư cách lưu trú hiện tại sang tư cách lưu trú “đầu tư - kinh doanh”, thì có thể sẽ được cấp tư cách lưu trú ngắn hạn (dài nhất là 180 ngày), nếu được sự cho phép của Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Bạn có nguyện vọng du học và làm việc lâu dài tại Nhật bản, để chuẩn bị hồ sơ cho hoàn chỉnh thuyết phục được Cục Nhập Cư Nhật bản cho phép bạn học tập và làm việc tại Nhật, hãy liên hệ với chúng tôi hỗ trợ tư vấn bạn hoàn toàn miễn phí!!!