Du học nhật bản 2014

Du học nhật bản giá rẻ

Hiển thị các bài đăng có nhãn du học sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du học sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Nhật bản thu hút du học sinh Việt Nam

Nhật bản kỳ vọng thu hút du học sinh Việt Nam
du học sinh ở nhậtĐể đạt được mục tiêu 300,000 du học sinh vào năm 2020, còn nhiều vấn đề không dễ giải quyết như nhà ở, học bổng, nhập cảnh v.v… nhưng nhiều trường đại học đang đặt hi vọng lớn vào số du học sinh Việt Nam ngày càng tăng. Số lượng du học sinh Việt Nam trên toàn lãnh thổ Nhật bản lên đến hàng chục ngàn người, vì vậy Nhật bản đã đặt kỳ vọng vào du học sinh Việt Nam cho những kỳ nhập học tiếp theo.
Theo thống kê của Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản vào 5/2007 có 118,498 du học sinh nước ngoài đang học tập tại Nhật Bản. Trong đó, số lượng du học sinh quốc phí là 12,201 người, du học sinh tư phí là 106,297 người. Trong số đó, số lượng du học sinh Việt Nam đã lên đến con số là 2.582 người và là nước đứng thứ 4 trong 10 nước có số lượng du học sinh nhiều nhất tại Nhật Bản. Hiện nay, du học sinh Việt Nam đã trở thành đề tài chính tại Nhật mỗi khi nhắc đến du học sinh các nước ASEAN.

Đây là bằng chứng cho mối quan hệ hữu hảo đang ngày càng phát triển giữa Nhật Bản và Việt Nam, có thể nói trong thời gian gần đây, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và sự gia tăng đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản đã củng cố mối quan hệ thân thiết giữa hai nước. Thêm vào đó, trong tính cách của người Nhật Bản và người Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng, chẳng hạn như tinh thần cần cù trong học tập – lao động và khả năng thích ứng nhanh chóng. Số lượng du khách Nhật Bản đến Việt Nam cũng tăng lên đáng kể, và ngày càng có nhiều người Nhật mang tình cảm gắn bó với Việt Nam.

Hiện nay, tỉ lệ sinh tại Nhật Bản giảm nhanh chóng và kết quả là dân số ở độ tuổi 18 – độ tuổi vào đại học đang giảm với tốc độ chóng mặt, chỉ còn lại khoảng 1,240,000 người (năm 2008). Nếu so sánh với thời kì đỉnh cao trong 20 năm qua (năm 1992 với 2,060,000 người) thì con số này chỉ đạt 60%, và trong thời gian tới, nó sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 1,200,000 người. Trong tổng số 700 trường đại học của Nhật Bản bao gồm đại học quốc lập, công lập và tư lập, hiện nay, có 1/3 số trường không tuyển đủ sinh viên, và nhiều trường trong số đó phải nhờ vào du học sinh để lấp khoảng trống này.
du học tại nhật
Đây không chỉ là vấn đề của các trường đại học mà nó còn ảnh hưởng lớn đến lực lượng lao động của Nhật. Chính phủ Nhật dưới thời Thủ tướng Fukuda đã thông qua kế hoạch “300,000 du học sinh cho đến năm 2020” và hiện nay đã bắt tay vào thực hiện..

Có thể là trong quá khứ, Nhật Bản đã gặp một vài vấn đề trong việc hỗ trợ du học sinh, việc nhiều du học sinh sau khi học tập tại Nhật Bản và trở về quê nhà còn yêu thích và quan tâm đến nước Nhật hay không đã từng là một câu hỏi lớn.

Nhưng gần đây, tình hình này đã có những biến đổi rõ rệt. Chính phủ Nhật đang nỗ lực để các du học sinh đến Nhật học tập đều có được những kỉ niệm đẹp, sau khi trở về quê nhà vẫn quan tâm, yêu thích nước Nhật và sẽ trở thành cầu nối giữa hai quốc gia.

Để tìm hiểu về thông tin du học và làm việc tại Nhật bản, hãy liên hệ với chúng tôi cung cấp cho bạn!


Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Du học Nhật bản du học sinh chú ý

Du học Nhật bản du học sinh chú ý việc nên làm và không nên làm
Việc nên làm ở Nhật:
- Cố gắng dùng natto (một dạng hạt đậu nành đã lên men). Trộn nó vào trong một ít mù tạt (wasabi), nước tương sau đó quấy đều lên ăn luôn hoặc rưới lên cơm. Khi bạn đã quen với cái mùi này thì nó thật sự là rất ngon.
- Lúc nào cũng phải kiên nhẫn. Người Nhật luôn có thói quen như vậy
- Cố gắng sử dụng nhà tắm công cộng hoặc tắm suối nước nóng. Nhưng bạn nhớ phải cởi hết đồ kể cả đồ tắm
- Khi bạn đi chơi và yêu cầu uống rượu sake hãy gọi từ “jun mai”. Đây không phải là nhãn hiệu nhưng là cách người Nhật vẫn quen dùng và nó cũng chứng tỏ bạn là một người hiểu biết.
- Hãy bỏ ra chút thời gian cho những của hàng tạp phẩm ở Nhật. Không chỉ bởi vì họ sẽ phát những mẫu sản phẩm miễn phí cho bạn mà ở đó có rất nhiều thứ lạ mắt được hạ giá mà bạn có lẽ chưa bao giờ nhìn thấy trước đây
- Ăn những món ăn Nhật. Bạn dường như đã đi du lịch nửa vòng trái đất và tại sao lại ăn tại nhà hàng Mc Donard. Ở đây có rất nhiều món ngon và bổ dưỡng. Yakitori (gà chiên) là một cách ăn khá lạ (Đừng quên rửa trôi xuống cùng với bia tươi, ăn xong thì uống với bia) Nơi đây cũng là cả một thế giới sushi quanh bạn. Tiếp theo là những nhà hàng chuyên bán thịt, cá rán hoặc nướng, Izakaya (quán rượu của Nhật), quán bán mì ramen
- Thay vì thuê xe con và tiêu hàng giờ vì kẹt xe, bạn hãy đi bộ. Nếu như bạn quá mệt hoặc phải đi đến một nơi nào đó khá xa ở Nhật thì hãy đi bằng tàu điện. Chúng sạch, an toàn và đi đến bất cứ chỗ nào bạn cần.Tokyo Disneyland rất đáng để xem vì nó rất khác so với bất kì một công viên Disney nào khác trên thế giới.
- Hãy đến phố điện tử Akihara ở Tokyo. Bạn có lẽ chưa bao giờ nhìn thấy vài thứ như thế.
- Hãy làm một cuộc dã ngoại ra bên ngoài những thành phố lớn. Nếu như bạn ở Tokyo, hãy đi picnic đến Kamakura. Nó chỉ mất một tiếng rưỡi đi tàu điện và có khá nhiều thứ để xem và làm ở đó.
- Nếu như bạn ở Nhật vào đúng dịp ngắm "hoa anh đào" (chúng chỉ kéo dài một tuần hoặc hơn chút) Những công viên lớn như Ueno ở Tokyo thường rất rất đông người. Hãy tìm một vài nơi khác mà bạn có thể ngắm "hoa anh đào" thay vì đánh lộn với một đám đông.
Việc không nên làm ở Nhật:
- Bạn không nên chan hay đổ nước tương (soya sauce) lên bát cơm của mình, điều này được cho là không bình thường khi ở Nhật.
- Không nên cắm đũa trong bát cơm của mình.
- Bạn đừng bao giờ mong người Nhật sẽ nói tiếng Anh với bạn. Hầu hết người Nhật đều biết không nhiều hơn một vài từ tiếng Anh và vì thế nó không đủ để tiến hành một cuộc hội thoại (lí do thì có người cho rằng người Nhật có lòng tự hào dân tộc cao nên không việc gì phải sử dụng tiếng ngoại quốc)
- Đừng có tức giận khi bạn ở trên tàu điện mà không thể cựa quậy được chút nào, hãy nhìn xung quanh bạn, ai cũng như vậy thôi. Bạn là một trong 120 triệu người bị nhét như cá hộp ở trên quần đảo Nhật Bản. Hãy quen với nó bởi vì có cáu gắt thì cũng chẳng thay đổi được gì.
- Cũng đừng có cáu gắt khi mà thức ăn trên đĩa bạn toàn là đồ thô, còn sống chưa được chế biến. Hãy thử ăn và sẽ thấy nó khá ngon.
- Đừng có ăn vỏ của hạt đậu nành. Bạn hãy bóp hạt đậu giữa những ngón tay của bạn và ép hạt đậu thành miếng nhỏ bỏ vào miệng. Ném phần vỏ còn lại vào một cái bát đựng còn rỗng.
- Đừng có cố gắng mở hoặc đóng cửa xe taxi. Vì chúng hoàn toàn là tự động.
- Đừng có nghĩ 10.000 yên ở Nhật là nhiều tiền vì nó chỉ tương đương 100 usd thôi.
- Đừng có bo khi ở nhà hàng Nhật. Không một ai cho tiền bo ở Nhật ngoại trừ những khách phương Tây khi không biết điều này.



Những điều không nên làm trong sinh hoạt hằng ngày ở Nhật bản
Rất cần chú ý, nếu các bạn không muốn gây mất thiện cảm trong giao tiếp hàng ngày với người Nhật.
1. Người cùng giới đi ngoài đường không choàng vai bá cổ nhau
2. Không dùng ngón tay chỉ vào người khác
3. Không rung đùi
4. Dùng chén/đũa đúng
5. Không hỏi tuổi người đang nói chuyện với mình
6. Ngoài người yêu/vợ/chồng/con ra, không bao giờ động chạm vào người đang nói chuyện với mình kể cả lúc thân mật cũng như lúc giận giữ/cãi cọ
7. Không nhổ nước bọt
8. Không nói chuyện ồn ào làm phiền hàng xóm
9. Lên tàu điện giữ trật tự, không nói chuyện ồn ào làm phiền người xung quanh
10. Lên tàu điện, lúc nghe nhạc không để âm thanh quá lớn
11. Không ăn uống trên tàu điện
12. Không vắt chân khi ngồi trong tàu điện
13. Không chen chúc, xô đẩy
14. Xếp hàng, không chen ngang
15. Không vứt rác bừa bãi, rác mình thải ra có thể mang về nhà xử lý khi cần
16. Không để ý/soi mói người xung quanh/hàng xóm
17. Dùng bữa xong, không dùng tăm ở nơi nơi công cộng. Nếu dùng thì lấy tay che miệng lại hay là vào nhà vệ sinh.
18.Vào nhà hàng không dùng khăn nóng lau mặt, chỉ để lau tay thôi.
Cái này thì thật sự là rất nhiều, có kể cũng không biết đến khi nào thì xong. Những điều trên, chỉ là một số điều nên tránh trong giao tiếp hàng ngày. Còn không thì ít ra, cứ thấy làm cái gì khiến mình khó chịu, thì không làm với người khác là cũng được rồi.Ví dụ như: ăn trộm, ăn cắp, văng tục...

Du Học Hiền Quang

Du học Nhật bản du học sinh chú ý

Du học Nhật bản du học sinh chú ý việc nên làm và không nên làm
Việc nên làm ở Nhật:
- Cố gắng dùng natto (một dạng hạt đậu nành đã lên men). Trộn nó vào trong một ít mù tạt (wasabi), nước tương sau đó quấy đều lên ăn luôn hoặc rưới lên cơm. Khi bạn đã quen với cái mùi này thì nó thật sự là rất ngon.
- Lúc nào cũng phải kiên nhẫn. Người Nhật luôn có thói quen như vậy
- Cố gắng sử dụng nhà tắm công cộng hoặc tắm suối nước nóng. Nhưng bạn nhớ phải cởi hết đồ kể cả đồ tắm
- Khi bạn đi chơi và yêu cầu uống rượu sake hãy gọi từ “jun mai”. Đây không phải là nhãn hiệu nhưng là cách người Nhật vẫn quen dùng và nó cũng chứng tỏ bạn là một người hiểu biết.
- Hãy bỏ ra chút thời gian cho những của hàng tạp phẩm ở Nhật. Không chỉ bởi vì họ sẽ phát những mẫu sản phẩm miễn phí cho bạn mà ở đó có rất nhiều thứ lạ mắt được hạ giá mà bạn có lẽ chưa bao giờ nhìn thấy trước đây
- Ăn những món ăn Nhật. Bạn dường như đã đi du lịch nửa vòng trái đất và tại sao lại ăn tại nhà hàng Mc Donard. Ở đây có rất nhiều món ngon và bổ dưỡng. Yakitori (gà chiên) là một cách ăn khá lạ (Đừng quên rửa trôi xuống cùng với bia tươi, ăn xong thì uống với bia) Nơi đây cũng là cả một thế giới sushi quanh bạn. Tiếp theo là những nhà hàng chuyên bán thịt, cá rán hoặc nướng, Izakaya (quán rượu của Nhật), quán bán mì ramen
- Thay vì thuê xe con và tiêu hàng giờ vì kẹt xe, bạn hãy đi bộ. Nếu như bạn quá mệt hoặc phải đi đến một nơi nào đó khá xa ở Nhật thì hãy đi bằng tàu điện. Chúng sạch, an toàn và đi đến bất cứ chỗ nào bạn cần.Tokyo Disneyland rất đáng để xem vì nó rất khác so với bất kì một công viên Disney nào khác trên thế giới.
- Hãy đến phố điện tử Akihara ở Tokyo. Bạn có lẽ chưa bao giờ nhìn thấy vài thứ như thế.
- Hãy làm một cuộc dã ngoại ra bên ngoài những thành phố lớn. Nếu như bạn ở Tokyo, hãy đi picnic đến Kamakura. Nó chỉ mất một tiếng rưỡi đi tàu điện và có khá nhiều thứ để xem và làm ở đó.
- Nếu như bạn ở Nhật vào đúng dịp ngắm "hoa anh đào" (chúng chỉ kéo dài một tuần hoặc hơn chút) Những công viên lớn như Ueno ở Tokyo thường rất rất đông người. Hãy tìm một vài nơi khác mà bạn có thể ngắm "hoa anh đào" thay vì đánh lộn với một đám đông.
Việc không nên làm ở Nhật:
- Bạn không nên chan hay đổ nước tương (soya sauce) lên bát cơm của mình, điều này được cho là không bình thường khi ở Nhật.
- Không nên cắm đũa trong bát cơm của mình.
- Bạn đừng bao giờ mong người Nhật sẽ nói tiếng Anh với bạn. Hầu hết người Nhật đều biết không nhiều hơn một vài từ tiếng Anh và vì thế nó không đủ để tiến hành một cuộc hội thoại (lí do thì có người cho rằng người Nhật có lòng tự hào dân tộc cao nên không việc gì phải sử dụng tiếng ngoại quốc)
- Đừng có tức giận khi bạn ở trên tàu điện mà không thể cựa quậy được chút nào, hãy nhìn xung quanh bạn, ai cũng như vậy thôi. Bạn là một trong 120 triệu người bị nhét như cá hộp ở trên quần đảo Nhật Bản. Hãy quen với nó bởi vì có cáu gắt thì cũng chẳng thay đổi được gì.
- Cũng đừng có cáu gắt khi mà thức ăn trên đĩa bạn toàn là đồ thô, còn sống chưa được chế biến. Hãy thử ăn và sẽ thấy nó khá ngon.
- Đừng có ăn vỏ của hạt đậu nành. Bạn hãy bóp hạt đậu giữa những ngón tay của bạn và ép hạt đậu thành miếng nhỏ bỏ vào miệng. Ném phần vỏ còn lại vào một cái bát đựng còn rỗng.
- Đừng có cố gắng mở hoặc đóng cửa xe taxi. Vì chúng hoàn toàn là tự động.
- Đừng có nghĩ 10.000 yên ở Nhật là nhiều tiền vì nó chỉ tương đương 100 usd thôi.
- Đừng có bo khi ở nhà hàng Nhật. Không một ai cho tiền bo ở Nhật ngoại trừ những khách phương Tây khi không biết điều này.



Những điều không nên làm trong sinh hoạt hằng ngày ở Nhật bản
Rất cần chú ý, nếu các bạn không muốn gây mất thiện cảm trong giao tiếp hàng ngày với người Nhật.
1. Người cùng giới đi ngoài đường không choàng vai bá cổ nhau
2. Không dùng ngón tay chỉ vào người khác
3. Không rung đùi
4. Dùng chén/đũa đúng
5. Không hỏi tuổi người đang nói chuyện với mình
6. Ngoài người yêu/vợ/chồng/con ra, không bao giờ động chạm vào người đang nói chuyện với mình kể cả lúc thân mật cũng như lúc giận giữ/cãi cọ
7. Không nhổ nước bọt
8. Không nói chuyện ồn ào làm phiền hàng xóm
9. Lên tàu điện giữ trật tự, không nói chuyện ồn ào làm phiền người xung quanh
10. Lên tàu điện, lúc nghe nhạc không để âm thanh quá lớn
11. Không ăn uống trên tàu điện
12. Không vắt chân khi ngồi trong tàu điện
13. Không chen chúc, xô đẩy
14. Xếp hàng, không chen ngang
15. Không vứt rác bừa bãi, rác mình thải ra có thể mang về nhà xử lý khi cần
16. Không để ý/soi mói người xung quanh/hàng xóm
17. Dùng bữa xong, không dùng tăm ở nơi nơi công cộng. Nếu dùng thì lấy tay che miệng lại hay là vào nhà vệ sinh.
18.Vào nhà hàng không dùng khăn nóng lau mặt, chỉ để lau tay thôi.
Cái này thì thật sự là rất nhiều, có kể cũng không biết đến khi nào thì xong. Những điều trên, chỉ là một số điều nên tránh trong giao tiếp hàng ngày. Còn không thì ít ra, cứ thấy làm cái gì khiến mình khó chịu, thì không làm với người khác là cũng được rồi.Ví dụ như: ăn trộm, ăn cắp, văng tục...

Du Học Hiền Quang

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Tâm sự của một số du học sinh Nhật Bản


Bạn đang tìm hiểu về đất nước Nhật Bản và có ý định du học Nhật Bản? Hãy cùng lắng nghe những phát biểu cảm tưởng của các bạn du học sinh Việt Nam tại thành phố Sendai và Sapporo (Nhật Bản).

Nguyễn Lê Minh Trí (28 tuổi) - trước đây đã từng là tu nghiệp sinh tại Nhật Bản.

+ Trước đây mình đã từng đến Nhật với tư cách tu nghiệp sinh. Nhưng mình vẫn có thể quay lại Nhật để du học một lần nữa. Ở Sendai mặc dù đã xảy ra trận động đất rất lớn nhưng mọi thứ vẫn không bị sụp đổ. Và đây là điều khiến tôi vô cùng kinh ngạc và lấy làm khâm phục về trình độ xây dựng của Nhật Bản. Sau khi đến Nhật thì tôi đã tìm được công việc làm thêm và đang cố gắng vừa học vừa đi làm.

Bạn Lê Minh Trung (32 Tuổi)

+ Tôi thấy ở Sendai thì ký túc xá dành cho du học sinh giá cả cũng khá rẻ. Tiền thuê nhà một tháng đối với phòng dành cho 2 người, thì mỗi người chỉ mất khoảng 15,000 Yen. Ngoài ra, Sendai còn nằm cách xa nhà máy điện hạt nhân hơn 100km nên chúng ta cũng không có gì phải lo ngại về vấn đề phơi nhiễm phóng xạ. Nơi đây còn có một môi trường sống trong lành, dễ chịu nên là một nơi rất thích hợp cho việc học tập của du học sinh chúng ta. 


Hình ảnh các bạn đang học tại trường nhật ngữ Sendai


Nguyễn Trí Thanh (24 Tuổi)+ Mặc dù bố mẹ làm nông nghiệp nhưng về phía Cục Nhập cảnh thì không vấn đề gì cả. Và mình đã được cho phép đi du học tại Nhật. Và từ bây giờ mình sẽ cố gắng học thật tốt để có thể đạt được mục tiêu là học tiếp lên một trường đại học danh tiếng của Nhật. Mình cũng đã tìm được việc làm thêm và đang vừa học vừa làm. 

Nguyễn Hà An (22 Tuổi) – người đã từng làm hồ sơ du học 2 lần nhưng bị Cục Nhập cảnh từ chối.

+ 2 lần trước mình đã làm hồ sơ xin nhập học vào trường Nhật Ngữ Tokyo nhưng cả 2 lần mình đều bị Cục Nhập cảnh từ chối cấp phép lưu trú. Nhưng lần này, khi mình nộp hồ sơ một lần nữa và đã được nhập học vào khoa tiếng Nhật - Trung tâm anh ngữ Sendai. Và điều khiến mình không thể tin nổi là mình lại có thể được đi du học sau 2 lần bị từ chối và mình cảm thấy vô cùng hạnh phúc.


                   Hình ảnh các bạn học sinh nhập học đợt tháng 10/2011 tại sân bay Sendai


Trần Phước Bảo Quang ( 23 Tuổi) - trước đây đã từng là Tu Nghiệp sinh tại Nhật.

+ Thành phố Sapporo nếu so với miền Đông Bắc Trung Quốc và Seoul của Hàn Quốc thì không lạnh lắm đâu các bạn ạ. Sapporo cũng là thành phố rất lý tưởng cho việc du học vì tại đây cũng có Trường Đại học Hokkaido rất nổi tiếng, hơn nữa giá cả ở đây so với Tokyo hay Osaka cũng rẻ hơn rất nhiều.

Về vấn đề làm thêm của du học sinh

Đối với những bạn có visa du học thì chỉ được phép làm thêm 28 giờ trong một tuần. (Tuy nhiên, trong thời gian nghỉ lễ dài ngày các bạn có thể làm thêm 8 giờ trong 1 ngày. Ở trường Sendai và Sapporo thì các bạn học sinh đã nhập học đợt tháng 7 năm nay, sau khi đến Nhật được khoảng 1 tháng là các bạn đã có thể bắt đầu đi làm thêm. Tiền lương được tính theo giờ, 1 giờ được khoảng 700~800 yen (tương đương với 185,000~212,000VND). Như vậy, 1 tháng các bạn đã kiếm được khoảng 80,000 yen (tương đương với 21,200,000 VND).

Trường chúng tôi có cơ sở tại hai thành phố lớn phía bắc Nhật Bản là Sendai và Sapporo nhưng chi phí sinh hoạt tại đây chỉ bằng 60% phí sinh hoạt tại Tokyo.

Trong đợt nhập học tháng 7 và tháng 10 năm nay thì tất cả các trường hợp đều được nhập học vào trường.


 Liên kết web: www.duhocnhatbanaz.edu.vn
Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977

Tự truyện của 1 du học sinh VN tại Nhật Bản

Tự truyện của 1 du học sinh VN tại Nhật Bản

Kì 1: Đặt chân lên xứ Phù Tang - Tháng 4/2006 

Du học Nhật Bản - Cuộc sống của một du học sinh Việt Nam tại Nhật và những trải nghiệm thú vị về đất nước này sẽ được thể hiện sống động và hấp dẫn trong nhật kí của Dũng – một bạn du học sinh Việt ở đây.

Chuẩn bị lên đường :
Mẹ tôi mua cho tôi mấy bộ bàn chải đánh răng, kem đánh răng, dầu gội dầu xả, xà bông... Em gái tôi mua tặng 5 chiếc khăn mặt. Bố tôi – một dược sỹ - mua cho tôi một bộ sưu tập các loại thuốc, cho vào túi nilon thành một bọc to hơn quả bóng rổ. Tôi cầm tiền ra chợ ngã tư Sở mua 4 cái quần mặc ở nhà, còn lên mấy khu như Phương Mai lùng bằng được mấy cái áo rét đậm, rất to rất ấm chuyên dành cho người đi nước ngoài. Nói hơi xấu hổ, tôi còn mua cả chục bộ đồ lót. Tôi cứ nghĩ ở Nhật mọi thứ giá đều ở trên trời tôi không sao mua nổi. Trước ngày tôi đi, trong va ly của tôi có đủ quần áo và đồ dùng cá nhân cho tôi dùng trong 2 năm – thời gian để tôi hoàn thành năm 3 và năm 4 Đại học ở Nhật. Có nghĩa là nếu có vất tôi ra hoang đảo giống như Robinson với cái va ly đó, tôi vẫn sống được như người hiện đại trong 2 năm.


Tác giả bài viết trước KTX của mình.


Ngày trước hôm bay tôi không ngủ được. Tôi nằm thao thức nhìn lên trần nhà, tưởng tượng tới một thiên đường lung linh tươi đẹp mà tôi sắp đi tới. Thiên đường đó cũng chỉ có người, có nhà, có xe cộ như ở Việt nam thôi, mà chẳng hiểu sao tôi rất háo hức đi tới. Cảm giác lâng lâng giống như đêm trước hôm bố tôi mua cho tôi con xe máy đầu tiên. Tôi còn tưởng tượng ra đủ tình huống xấu ngăn cản tôi không đến được thiên đường đó như: máy bay rơi, không lên kịp máy bay, không nhập học được...

Hôm tôi bay dù 11 giờ đêm nhưng cả nhà đưa tiễn tôi ra sân bay. Trước khi đi mẹ tôi làm một con gà cho lên bàn thờ, thắp hương khấn bài lầm rầm. Tôi rất ghét mê tín, nhưng cũng chiều mẹ thắp 1 nén nhang. Tôi ra sân bay sớm 1 tiếng, đã thấy nhóm bạn đi cùng ở đó rồi. Có 1 tên đợi mãi chưa tới, cả nhóm lo sốt vó. Hóa ra nó phải chọn giờ hoàng đạo mới bước chân ra khỏi nhà, suýt trễ giờ bay. Cả nhóm quây lại mắng nó tới tấp. Bọn tôi làm thủ tục gửi đồ, lên máy bay trót lọt. Không, không có khóc lóc, ôm chầm giống như trong phim đâu. Các bố mẹ đều cười tươi, vẫy tay khi bọn tôi khuất sau đường vào máy bay.


Đặt chân tới Nhật :

Tôi đi học bổng 322 của Nhà nước. Bay từ Nội Bài đến sân bay Osaka, chuyển xe buýt tới sân bay Kansai rồi bay máy bay nội địa về Niigata. Làm thủ tục nhập cảnh, ông cảnh sát mặt lầm lỳ giọng gầm gừ mắt lườm lườm hỏi tôi giấy tờ. Tôi sợ hết hồn. Sau này tôi mới biết, tất cả những công nhân viên chức của Nhật như nhân viên tòa thị chính, hay cả ông cảnh sát ngồi trong đồn đều tươi cười và tận tụy, giống như mấy anh bán hàng vi tính Trần Anh khi bạn mua hàng của họ vậy. Có mỗi mấy ông hải quan là làm mặt lạnh.



Đây là cái máy bay nội địa chở chúng tôi từ sân bay
Kansai về sân bay Niigata ngày đầu tiên đặt chân đến
Nhật. Chúng tôi nói đùa ó bé như máy bay phun thuốc
trừ sâu*

 


May là được dặn trước nên tôi để giấy gọi nhập học của trường bên này, cùng với mấy cái giấy chứng nhận cấp học bổng của bộ ở hành lý xách tay, đưa ra được cho qua luôn. Có thằng bạn để giấy ở trong va ly, họ cử cô tiếp viên đi theo ra lấy valy trước, rồi lại dẫn lại với cái giấy gọi nhập học. Họ muốn xem bằng được. Rút kinh nghiệm đã biết mùi xách cái va ly 30kg từ sân bay về trường nó như thế nào, bọn tôi gửi ngay chuyển phát nhanh ở quầy Kuroneko (mèo đen) trong sân bay về địa chỉ trường. Mất 300.000 - 400.000 nhưng chắc chắn số tiền này xứng đáng!



Tôi tới Nhật cuối đông đầu xuân ngày mùng 1 tháng 4, 10 ngày trước lễ khai giảng chính kỳ của Nhật. Ấn tượng đầu tiên về Nhật là: lạnh và sạch. Cái lạnh của Nhật nó tĩnh lặng. Có lẽ do tôi không phải ngồi xe máy phóng cho gió táp vào mặt, cũng chẳng phải thò mặt ra ngoài đường mấy. Toàn đi tàu điện, ô tô với máy bay. Còn sạch, tôi có cảm tưởng ngoài đường không có lấy nổi 1 hạt bụi, nói chi là rác. Mấy đôi giày tôi mua đi cả năm không lau 1 lần (không phải tôi bẩn mà đường sạch).
Trường tôi nằm trên đỉnh đồi (đúng nghĩa đen, từ 4 phía lên trường tôi kiểu gì cũng phải qua 1 con dốc rất dài). Đứng ở trường có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố. Mà tôi hỏi mấy thằng bạn, trường chúng nó cũng toàn nằm trên đỉnh đồi đèo núi hết. Có trường còn bị đặt tách biệt khỏi khu dân cư, mỗi cuối tuần chúng nó lại leo xe buýt đi cả tiếng vào thành phố để đi chợ. Từ trường tôi “xuống núi” đi vài bước là thấy hàng quán, kể ra còn văn minh chán.


Trường ĐH CN Nagaoka. Sau khi tôi đến Nhật 1 tháng.
(Trường tôi nằm trên đỉnh đồi)

Cửa hàng 100 yên :


Trường cử 2 người đón chúng tôi ở sân bay Niigata. 2 ông tâm lý, trên đường về cho chúng tôi vào một cửa hàng 100-yen. Chúng tôi thích lắm, bọn con gái còn hú hét ầm ĩ. Nó thực chất là một cửa hàng bách hóa bán đồ Trung Quốc giá siêu rẻ. Tôi tìm thấy tất cả mọi thứ nhu yếu phẩm ở đó, từ bát đũa đến mắc treo quần áo, tất cả đều 100 yen ( khoảng 17 nghìn). Cả khăn mặt, kem đánh răng mà mẹ tôi nhét 1 đống vào va ly nữa. Lúc đầu tôi cũng cân nhắc thiệt hơn việc mua cái bàn chải đánh răng 3.000 ở VN và mang nó mấy nghìn km đến Nhật, so với mua nó 17.000 và đem nó qua 3 km về nhà, nhưng sau khi ăn một bữa ăn trưa giá 100.000 và mua lon coca giá 20.000, tôi đã hết cân nhắc.


Mời các bạn đón đọc tiếp phần 2
Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977

Muôn màu cuộc sống của du học sinh Việt ở Nhật Bản...

Muôn màu cuộc sống của du học sinh Việt ở Nhật Bản

Tìm kiếm những cơ hội học tập và làm việc tại nước ngoài là mục đích của hầu hết du học sinh Việt. Cuộc sống nơi xứ lạ đã dạy cho các bạn nhiều hơn những điều đang ấp ủ.
Giấc mơ xứ sở hoa anh đào
“Một đất nước với nền kinh tế phát triển, hiện đại, trình độ dân trí cao và ý thức công dân thì quá tuyệt vời”, đó là những chia sẻ của các bạn trẻ khi lựa chọn điểm đến cho hành trình tìm kiếm ấy. Các bạn đến, các bạn trải nghiệm và các bạn cũng đã học được nhiều điều bổ ích cho riêng mình.
“Mình lựa chọn du học Nhật Bản chỉ vì thích đất nước này, thích cái đẹp của phong cảnh, thích cá tính con người và thích sự mới lạ” – Trịnh Thị Mến, cô bạn du học sinh Việt tại Chiba ken (Nhật Bản) không ngần ngại chia sẻ về nơi mình đang theo học. Sang Nhật cũng gần được một năm, Mến đã dần quen với cuộc sống bên này. Chọn du học để tìm cơ hội cho việc học của mình và thỏa mãn ấn tượng về nước Nhật, Mến quyết định bỏ dở khi đang theo học trường Đào tạo lập trình viên Quốc tế Hà Nôi – Aptech.
Còn với cậu sinh viên Nguyễn Thế Đồng, tốt nghiệp Cao đẳng Thủy sản tháng 6 năm ngoái lại băn khoăn trước bước ngoặt mới ra trường: “ Mình thấy thực tế sinh viên thất nghiệp nhiều quá, mình muốn sang Nhật để thay đổi nên đã quyết định du học nhật, ít ra mình sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi và va chạm hơn. Mình đang học tiếng và tháng 4 tới sẽ bay, mình chỉ hi vọng quyết định này không phải sai lầm”. Và để thực hiện giấc mơ của mình, các bạn trẻ đã phải trải nghiệm thật sự!
Cuộc sống nơi xứ lạ
Để có tiền trang trải cho cuộc sống và đóng học phí, việc làm thêm với du học sinh Việt ở Nhật là một lẽ tất yếu. Vì là du học tự túc nên chi phí để sang Nhật không hề nhỏ (khoảng 200 – 300 triệu đồng). Do vậy, mục đích của hầu hết các du học sinh đặt ra là vừa lo học vừa lo làm. May mắn cho những ai có người quen, bạn bè ở bên đó hay đã được trung tâm lo việc trước khi sang, việc làm và việc học sẽ nhanh chóng được ổn định. Còn không, du học sinh sẽ phải tự túc chạy đôn chạy đáo xin việc.
Liên – một du học sinh ở Tokyo chia sẻ: “Nhiều bạn 3,4 tháng không xin được việc vì bên này giờ nhiều du học quá. Người Nhật lại nghiêm ngặt trong việc tuyển lao động”.

du hoc nhat ban
           

  Du học sinh nhật bản làm thêm tại các xưởng làm đồ ăn nhanh (Ảnh minh họa)
Việc làm thêm chủ yếu cho du học sinh là ở các kojou( xưởng, xí nghiệp) làm đồ hộp, đồ ăn nhanh hay đi giao hàng. Công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn và ý thức kỉ luật cao. Với một du học sinh, tiền lương từ việc làm thêm cũng chỉ đủ cho ăn uống chi tiêu và học phí. Sang Nhật cũng được gần 5 tháng, Nguyễn Thi Hải – du học sinh Việt ở phố Shinjuku (Tokyo) cũng gặp khá nhiều khó khăn: “Lúc mới sang chưa biết tiếng Nhật nhiều, giao tiếp cực kì khó khăn. Mình cũng phải mất 1 tháng để đi tìm việc trong xưởng làm cơm hộp. Mấy năm về trước du học sinh thoải mái làm thêm nên vừa học vừa làm lo đủ cho cuộc sống, nhưng giờ có việc thì một tuần cũng chỉ được làm 28 tiếng nên chi tiêu phải eo hẹp. Không kể đến làm thêm phải làm vào đêm nên ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học rất nhiều”.
Theo Hải, lương trung bình một tháng bạn kiếm được khoảng 100 000 ¥ (Yên Nhật) tương đương khoảng 23 triệu đồng tiền Việt. Trong số đó, trả tiền nhà trọ và các sinh hoạt phí khác hơn 30 000 ¥ ( 7 triệu tiền Việt), đóng học phí khoảng 60 000 ¥. Số tiền dư ra không nhiều.
Cuộc sống nơi xứ lạ dẫu vất vả nhưng các bạn du học sinh lại tìm được những niềm vui và ý nghĩa cho mình. Mến cho biết, bạn đã học được nhiều điều ở nơi đây, từ việc sống tự lập, biết trân trọng giá trị đồng tiền đến việc được tiếp cận môi trường học tập tốt. Còn Hải, mong muốn sau khi học xong, nếu có cơ hội xin việc ở đây, bạn sẽ tiếp tục gắn bó với nơi này.
Để thực hiện những dự định cho riêng mình, mỗi bạn du học sinh luôn tìm kiếm những cơ hội học tập và làm việc phù hợp với mình, dù biết rằng không con đường nào dẫn đến thành công mà không phải trải qua khó khăn.
Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977