Du học nhật bản 2014

Du học nhật bản giá rẻ

Hiển thị các bài đăng có nhãn du học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Đi du học Nhật

Đi du học Nhật bản có nhiều lựa chọn
du hoc nhat
Nhật bản là nơi đào tạo nhiều nhân tài trên thế giới và là nơi có số lượng lao động bậc cao nhiều nhất, bên cạnh đó không ít người đã thành đạt và trưởng thành từ nền giáo dục và tiếp nối nền văn hóa đặc biệt này.
Nhiều du học sinh đi du học tại Nhật bản, mỗi bạn đều có lựa chọn riêng cho mình sau khi học xong khóa học như: khóa tiếng Nhật, học Nghề hay Cao đẳng, Đại học, Cao học. Sau đây là những lựa chọn dành cho các bạn sau khi kết thúc các khóa học như trên.

1. Một số lựa chọn sau khi tốt nghiệp trường tiếng Nhật hay đào tạo chuyên môn

Sau khi tốt nghiệp trường tiếng Nhật hay đạo tạo chuyên môn, bạn có thể có một vài lựa chọn như : ở lại Nhật đi làm, tiếp tục học lên hoặc trở về nước.

Tháng 7 năm 1977, chính phủ Nhật bản đã nhìn nhận lại các lựa chọn của sinh viên tốt nghiệp trường đào tạo chuyên môn, và nới lỏng những điều kiện để du học sinh có thể tiếp tục học hoặc làm việc ở Nhật Bản.

Nếu bạn tìm được một công việc phù hợp liên quan đến các ngành nghề tương ứng với tư cách lưu trú được phép làm việc tại Nhật như : “Kỹ thuật”, “Nhân văn – xã hội, quốc tế” và nội dung công việc đang đảm nhận có liên hệ chặt chẽ với nội dung đã học ở trường, bạn có thể được phép chuyển đổi tư cách lưu trú từ “du học” sang “làm việc”.

Bên cạnh đó, du học sinh người nước ngoài có thể được phép học lên đại học, nếu nội dung các môn học ở trường đào tạo chuyên môn có liên quan đến nội dung sẽ được học ở bậc đại học. Tuy nhiên, những sinh viên không gặp rắc rối về tư cách lưu trú, vẫn có thể được phép học lên đại học, bất kể các môn học ở trường đào tạo chuyên môn có liên quan đến nội dung sẽ được học ở bậc đại học hay không. Họ vẫn có thể tham gia kỳ thi tuyển vào đại học.

Ngoài ra, từ năm 1999, những sinh viên đã tốt nghiệp khóa học đào tạo chuyên môn kéo dài hơn 2 năm và có tổng số giờ học trên 1700 giờ, có thể được phép tham gia kỳ thi tuyển vào đại học ở Nhật, từ năm 2006, những sinh viên đã tốt nghiệp khóa học đào tạo chuyên môn cũng được coi là thí sinh có đủ tư cách tham gia kỳ thi tuyển vào các viện sau đại học ở Nhật.

Sau khi tốt nghiệp trường tiếng hay đào tạo chuyên môn, những sinh viên có nguyện vọng làm việc tại Nhật Bản, trước kỳ học mới cần phải xác nhận với cán bộ phụ trách tuyển dụng của trường xem: trong trường hợp bạn tìm được công việc có thể phát huy hết kiến thức chuyên môn đã được học thì tư cách lưu trú lúc này có tương đương với tư cách lưu trú được phép làm việc tại Nhật Bản hay không? Đồng thời, bạn cũng nên hỏi thử các anh chị khóa trên hiện tại đang làm việc ở Nhật về công việc cũng như tư cách lưu trú của họ để biết được thêm những thông tin cần thiết.

Bên cạnh đó, nếu được cục xuất nhập cảnh cho phép, bạn vẫn sẽ được công nhận tư cách lưu trú để có thể tiếp tục hoạt động tìm việc của mình trong thời hạn dài nhất là 1 năm ( 6 tháng ×2 lần ) sau khi đã tốt nghiệp trường đào tạo chuyên môn.

2. Một số lựa chọn sau khi tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng.

Sau khi tốt nghiệp trường đại học hoặc Cao đẳng, bạn có thể có những lựa chọn như : ở lại Nhật đi làm, tiếp tục học, hay trở về nước.

du hoc nhatNếu muốn theo đuổi tiếp sự nghiệp học hành, bạn có thể tham gia kỳ thi tuyển từ cao đẳng lên đại học hoặc từ đại học lên cao học. Còn ngược lại, sau khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng, nếu các bạn tìm được một công việc phù hợp liên quan đến các ngành nghề tương ứng với tư cách lưu trú được phép làm việc tại Nhật như : “Kỹ thuật”, “Nhân văn – xã hội, quốc tế” và nội dung công việc đang đảm nhận có liên hệ chặt chẽ với những nội dung đã học ở trường, bạn có thể được phép chuyển đổi tư cách lưu trú từ “du học” sang “làm việc”.

Nếu được cục xuất nhập cảnh cấp phép, bạn vẫn sẽ được công nhận tư cách lưu trú để có thể tiếp tục hoạt động tìm việc của mình trong thời hạn dài nhất là 1 năm ( 6 tháng ×2 lần ) sau khi đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.

Ngoài ra, trong vòng 180 ngày kể từ khi tốt nghiệp đại học – cao đẳng, những sinh viên muốn thành lập công ty và tiến hành kinh doanh ở Nhật Bản, có nguyện vọng làm đơn xin chuyển đổi tư cách lưu trú hiện tại sang tư cách lưu trú “đầu tư - kinh doanh”, thì có thể sẽ được cấp tư cách lưu trú ngắn hạn (dài nhất là 180 ngày), nếu được sự cho phép của Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Bạn có nguyện vọng du học và làm việc lâu dài tại Nhật bản, để chuẩn bị hồ sơ cho hoàn chỉnh thuyết phục được Cục Nhập Cư Nhật bản cho phép bạn học tập và làm việc tại Nhật, hãy liên hệ với chúng tôi hỗ trợ tư vấn bạn hoàn toàn miễn phí!!!


Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Tự truyện của 1 du học sinh VN tại Nhật Bản

Tự truyện của 1 du học sinh VN tại Nhật Bản

Kì 1: Đặt chân lên xứ Phù Tang - Tháng 4/2006 

Du học Nhật Bản - Cuộc sống của một du học sinh Việt Nam tại Nhật và những trải nghiệm thú vị về đất nước này sẽ được thể hiện sống động và hấp dẫn trong nhật kí của Dũng – một bạn du học sinh Việt ở đây.

Chuẩn bị lên đường :
Mẹ tôi mua cho tôi mấy bộ bàn chải đánh răng, kem đánh răng, dầu gội dầu xả, xà bông... Em gái tôi mua tặng 5 chiếc khăn mặt. Bố tôi – một dược sỹ - mua cho tôi một bộ sưu tập các loại thuốc, cho vào túi nilon thành một bọc to hơn quả bóng rổ. Tôi cầm tiền ra chợ ngã tư Sở mua 4 cái quần mặc ở nhà, còn lên mấy khu như Phương Mai lùng bằng được mấy cái áo rét đậm, rất to rất ấm chuyên dành cho người đi nước ngoài. Nói hơi xấu hổ, tôi còn mua cả chục bộ đồ lót. Tôi cứ nghĩ ở Nhật mọi thứ giá đều ở trên trời tôi không sao mua nổi. Trước ngày tôi đi, trong va ly của tôi có đủ quần áo và đồ dùng cá nhân cho tôi dùng trong 2 năm – thời gian để tôi hoàn thành năm 3 và năm 4 Đại học ở Nhật. Có nghĩa là nếu có vất tôi ra hoang đảo giống như Robinson với cái va ly đó, tôi vẫn sống được như người hiện đại trong 2 năm.


Tác giả bài viết trước KTX của mình.


Ngày trước hôm bay tôi không ngủ được. Tôi nằm thao thức nhìn lên trần nhà, tưởng tượng tới một thiên đường lung linh tươi đẹp mà tôi sắp đi tới. Thiên đường đó cũng chỉ có người, có nhà, có xe cộ như ở Việt nam thôi, mà chẳng hiểu sao tôi rất háo hức đi tới. Cảm giác lâng lâng giống như đêm trước hôm bố tôi mua cho tôi con xe máy đầu tiên. Tôi còn tưởng tượng ra đủ tình huống xấu ngăn cản tôi không đến được thiên đường đó như: máy bay rơi, không lên kịp máy bay, không nhập học được...

Hôm tôi bay dù 11 giờ đêm nhưng cả nhà đưa tiễn tôi ra sân bay. Trước khi đi mẹ tôi làm một con gà cho lên bàn thờ, thắp hương khấn bài lầm rầm. Tôi rất ghét mê tín, nhưng cũng chiều mẹ thắp 1 nén nhang. Tôi ra sân bay sớm 1 tiếng, đã thấy nhóm bạn đi cùng ở đó rồi. Có 1 tên đợi mãi chưa tới, cả nhóm lo sốt vó. Hóa ra nó phải chọn giờ hoàng đạo mới bước chân ra khỏi nhà, suýt trễ giờ bay. Cả nhóm quây lại mắng nó tới tấp. Bọn tôi làm thủ tục gửi đồ, lên máy bay trót lọt. Không, không có khóc lóc, ôm chầm giống như trong phim đâu. Các bố mẹ đều cười tươi, vẫy tay khi bọn tôi khuất sau đường vào máy bay.


Đặt chân tới Nhật :

Tôi đi học bổng 322 của Nhà nước. Bay từ Nội Bài đến sân bay Osaka, chuyển xe buýt tới sân bay Kansai rồi bay máy bay nội địa về Niigata. Làm thủ tục nhập cảnh, ông cảnh sát mặt lầm lỳ giọng gầm gừ mắt lườm lườm hỏi tôi giấy tờ. Tôi sợ hết hồn. Sau này tôi mới biết, tất cả những công nhân viên chức của Nhật như nhân viên tòa thị chính, hay cả ông cảnh sát ngồi trong đồn đều tươi cười và tận tụy, giống như mấy anh bán hàng vi tính Trần Anh khi bạn mua hàng của họ vậy. Có mỗi mấy ông hải quan là làm mặt lạnh.



Đây là cái máy bay nội địa chở chúng tôi từ sân bay
Kansai về sân bay Niigata ngày đầu tiên đặt chân đến
Nhật. Chúng tôi nói đùa ó bé như máy bay phun thuốc
trừ sâu*

 


May là được dặn trước nên tôi để giấy gọi nhập học của trường bên này, cùng với mấy cái giấy chứng nhận cấp học bổng của bộ ở hành lý xách tay, đưa ra được cho qua luôn. Có thằng bạn để giấy ở trong va ly, họ cử cô tiếp viên đi theo ra lấy valy trước, rồi lại dẫn lại với cái giấy gọi nhập học. Họ muốn xem bằng được. Rút kinh nghiệm đã biết mùi xách cái va ly 30kg từ sân bay về trường nó như thế nào, bọn tôi gửi ngay chuyển phát nhanh ở quầy Kuroneko (mèo đen) trong sân bay về địa chỉ trường. Mất 300.000 - 400.000 nhưng chắc chắn số tiền này xứng đáng!



Tôi tới Nhật cuối đông đầu xuân ngày mùng 1 tháng 4, 10 ngày trước lễ khai giảng chính kỳ của Nhật. Ấn tượng đầu tiên về Nhật là: lạnh và sạch. Cái lạnh của Nhật nó tĩnh lặng. Có lẽ do tôi không phải ngồi xe máy phóng cho gió táp vào mặt, cũng chẳng phải thò mặt ra ngoài đường mấy. Toàn đi tàu điện, ô tô với máy bay. Còn sạch, tôi có cảm tưởng ngoài đường không có lấy nổi 1 hạt bụi, nói chi là rác. Mấy đôi giày tôi mua đi cả năm không lau 1 lần (không phải tôi bẩn mà đường sạch).
Trường tôi nằm trên đỉnh đồi (đúng nghĩa đen, từ 4 phía lên trường tôi kiểu gì cũng phải qua 1 con dốc rất dài). Đứng ở trường có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố. Mà tôi hỏi mấy thằng bạn, trường chúng nó cũng toàn nằm trên đỉnh đồi đèo núi hết. Có trường còn bị đặt tách biệt khỏi khu dân cư, mỗi cuối tuần chúng nó lại leo xe buýt đi cả tiếng vào thành phố để đi chợ. Từ trường tôi “xuống núi” đi vài bước là thấy hàng quán, kể ra còn văn minh chán.


Trường ĐH CN Nagaoka. Sau khi tôi đến Nhật 1 tháng.
(Trường tôi nằm trên đỉnh đồi)

Cửa hàng 100 yên :


Trường cử 2 người đón chúng tôi ở sân bay Niigata. 2 ông tâm lý, trên đường về cho chúng tôi vào một cửa hàng 100-yen. Chúng tôi thích lắm, bọn con gái còn hú hét ầm ĩ. Nó thực chất là một cửa hàng bách hóa bán đồ Trung Quốc giá siêu rẻ. Tôi tìm thấy tất cả mọi thứ nhu yếu phẩm ở đó, từ bát đũa đến mắc treo quần áo, tất cả đều 100 yen ( khoảng 17 nghìn). Cả khăn mặt, kem đánh răng mà mẹ tôi nhét 1 đống vào va ly nữa. Lúc đầu tôi cũng cân nhắc thiệt hơn việc mua cái bàn chải đánh răng 3.000 ở VN và mang nó mấy nghìn km đến Nhật, so với mua nó 17.000 và đem nó qua 3 km về nhà, nhưng sau khi ăn một bữa ăn trưa giá 100.000 và mua lon coca giá 20.000, tôi đã hết cân nhắc.


Mời các bạn đón đọc tiếp phần 2
Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977

Ngày học của học sinh Nhật Bản


 
Tại Nhật Bản 6:30 am: đây là thời điểm mà các bạn nhà ở xa trường phải dậy rồi. Vì tuy giờ học đến 8h30 mới bắt đầu nhưng các bạn còn phải đón tàu điện đến trường. Các bạn nhà ở gần thì có thế ngủ nướng thêm một tí, nhưng cũng không được lâu quá đâu vì ngay cả các bé tiểu học cũng phải tự đi bộ đến trường chứ không được bố mẹ đưa đón như các bạn ở Việt Nam. Thế nên nếu ngủ muộn quá là sẽ giống như Sakura-chan, sáng nào cũng phải vội vàng lo muộn học đấy.


Tyourei
Mỗi lớp có 40-45 học sinh, do một giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Vào buổi sáng thường có 4 tiết học. Mỗi tiết học kéo dài từ 40-45’ đối với tiểu học và 50’ cho học sinh trung học. Mỗi khi giáo viên vào lớp, các học sinh sẽ đứng dậy và cúi chào tập thể. Thường thì lớp trưởng sẽ đứng ra chỉ đạo lớp làm việc này.

Các tiết học diễn ra trong cùng một phòng học, cách nhau bởi 5 đến 10’ giải lao. Ở nhiều trường tiểu học còn có thêm 20’ nghỉ giữa giờ. Do học sinh không phải đổi phòng học khi hết giờ nên lớp học vào giờ giải lao khá ồn ào. Tuy nhiên nếu tiết học tiếp theo là thể dục thì mọi người sẽ rời lớp để đi thay đồ. Theo quy định, nam và nữ không học chung lớp thể dục. Thường thì sẽ có hai lớp học cùng lúc ở gần nhau do hai giáo viên phụ trách.
 

Bento
Giờ ăn trưa bắt đầu vào 12h30 và kéo dài khoảng 40-45’. Bữa trưa được ăn ngay tại trường. Một vài trường có căng tin bán thức ăn nhưng không phải trường nào cũng có. Thế nên mọi người thường mang theo một hộp cơm gọi là bento. ( Bento- Nghệ thuật cơm hộp ở Nhật ) . Hộp cơm này được chuẩn bị sẵn ở nhà, và thức ăn do đó cũng khác nhau tuỳ từng người. Dĩ nhiên là nếu có điều kiện bạn vẫn có thể mua bánh mỳ, bánh ngọt hay mì sợi ở trường. Nước ngọt có thể mua ở các máy bán hàng tự động Jihanki. Nhưng hãy cẩn thận vì giờ nghỉ chỉ có hạn mà số người có nhu cầu rất đông nên chưa chắc bạn đã chen chân vào được.


Sau bữa trưa, mọi người quay lại lớp để chuẩn bị cho các tiết học buổi chiều bắt đầu ngay sau đó. Không thấy ngủ trưa, làm thế nào mà các bạn học tiếp buổi chiều được nhỉ?Khi lớp học kết thúc vào buổi chiều, một công việc khác bắt đầu. Đó là souzi touban hay trực nhật lớp. Nhóm trực nhật được phân công sẽ không được về mà phải ở lại làm công việc dọn vệ sinh cuối ngày. Và trước khi ra về, một bạn học sinh sẽ phải làm nhiệm vụ viết gakkyuu nissi, ghi chép lại về các hoạt động của cả lớp trong ngày hôm đó. Sau đó cuốn sổ sẽ được nộp lại cho văn phòng.
 

Kyudo


Rời khỏi trường, không phải bạn nào cũng về nhà ngay. Các bạn nữ thường tụ tập đi shopping, ăn quà vặt hoặc kéo vào đâu đó chơi trước khi về. Đây cũng là lúc thành viên các câu lạc bộ ở trường họp nhau lại bàn về các hoạt động của nhóm. Sau giờ học là thời gian mà lớp học thêm ngoài giờ, juku và yobiko, bắt đầu hoạt động. Ước tính có đến 60% học sinh trung học Nhật đi học thêm buổi tối sau giờ học. Các lớp học này có địa điểm gần các ga tàu điện, giúp cho học sinh đến thẳng từ trường khá dễ dàng.





Sau khi cùng gia đình sum họp quanh bữa tối, toàn bộ thời gian còn lại được dành cho việc làm bài tập và chuẩn bị cho ngày hôm sau. Bận rộn quá phải không? Nhưng đã đến lúc đi ngủ rồi. Ichi cũng phải chào tạm biệt các bạn thôi, chúc các bạn ngủ ngon.
Oyasumi nasai! 
Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977

Du Học Hiền Quang

Tìm học bổng du học Nhật Bản

Du học Nhật với 40 suất học bổng- Nâng cánh ước mơ

Thông tin từ Bộ GD&ĐT, Bộ sẽ sơ tuyển 30 ứng viên dự tuyển học bổng đại học (khối ngành kỹ thuật và xã hội, mỗi khối khoảng 15 người), 10 ứng viên dự tuyển học bổng cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp để giới thiệu cho Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức thi tuyển (thi viết và vấn đáp).

Nếu trúng tuyển học bổng du học Nhật Bản, các sinh viên sẽ được nhận vé máy bay một lượt đi và về, sinh hoạt phí và học phí trong thời gian du học Nhật:

Chương trình Đại học: 05 năm (07 năm cho chuyên ngành y, dược), bao gồm 01 năm học tiếng Nhật.
Cao đẳng: 04 năm, bao gồm 01 năm học tiếng Nhật.

Trung học chuyên nghiệp: 03 năm, bao gồm 01 năm học tiếng Nhật.

Ứng viên trúng tuyển dự kiến sẽ đi học vào tháng 4 năm 2013.

ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN DU HỌC NHẬT

Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ sức khoẻ, chưa được Chính phủ Nhật Bản cấp học bổng du hoc Nhat lần nào và được trường đang học tại Việt Nam có văn bản giới thiệu tham gia dự tuyển.
Ứng viên dự tuyển học bổng đại học và cao đẳng là sinh viên trúng tuyển đại học hệ chính quy tập trung, trong độ tuổi từ 17 đến 22 (ngày sinh từ 02/4/1991 đến 01/4/1996) đang học năm thứ nhất hoặc năm thứ hai đại học, có điểm trung bình học kỳ I năm học 2011 - 2012 đạt từ 7,0 điểm trở lên tính theo thang điểm 10 hoặc tương đương (đối với sinh viên năm thứ nhất) và điểm trung bình năm thứ nhất và học kỳ I năm thứ hai đạt từ 7,0 trở lên tính theo thang điểm 10 hoặc tương đương (đối với sinh viên năm thứ 2).

Du Học Hiền Quang

Du học Nhật Bản- Cách tìm kiếm một trung tâm uy tín

Du học Nhật Bản- Cách tìm kiếm một trung tâm uy tín


Du học Nhật Bản giờ đây đã không còn trở nên quá xa lạ ở Việt Nam, nhiều bạn trẻ coi Nhật Bản là thiên đường du học. Chính vì vậy mà có rất nhiều các trung tâm tư vấn du học Nhật Bản mọc lên, nhưng tìm được một trung tâm tốt không phải dễ.

Đất nước Nhật Bản

Xã hội bùng nổ thông tin, trên internet ta tìm được rất nhiều thông tin trái chiều. Có nhiều ý kiến cho rằng trung tâm tư vấn du học uy tín phải là trung tâm hoạt động lâu năm như vậy có phần không công bằng với các trung tâm mới được thành lập, đâu phải cứ trung tâm mới mở đều là các trung tâm lừa đảo.
Nếu những người xung quanh bạn có người đã đi du học thì việc nghe ý kiến tư vấn là điều tốt nhất, qua những kinh nghiệm của người đi trước bạn sẽ học hỏi được nhiều điều.
Nếu không bạn cũng không cần quá lo ngại, bạn có thể tìm kiếm trên internet tuy nhiên bạn cũng phải chọn lọc nhé.
Sau đây là một vài gợi ý để bạn chọn được một trung tâm tư vấn du học Nhật uy tín.
1. Một trung tâm có website trên internet có địa chỉ rõ ràng. Điều này cho thấy quy mô của trung tâm
2. Cơ sở vật chất của công ty đầy đủ, phòng học tiện nghi. Điều này cho thấy tiềm lực tài chính của trung tâm
3. Trung tâm tư vấn du học uy tín thường có sự liên kết chặt chẽ với những trường đối tác, họ sẽ tạo điều kiện để học sinh và gia đình có cơ hội trao đổi thông tin trực tiếp với đại diện tuyển sinh nước ngoài. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ giới thiệu cho học sinh về trường với những thông tin rõ ràng mà phụ huynh và học sinh có thể kiểm chứng lại bằng cách tra cứu về học phí và các khoản phí khác trên website.
Ngoài ra, khi làm hợp đồng với thí sinh, các công ty này sẽ đưa cho phía học sinh giữ một bản, kèm phiếu thu phí dịch vụ có đóng dấu đỏ ghi đầy đủ tên và địa chỉ công ty, đăng ký ở Bộ Công An. Một điều quan trọng là việc đóng học phí phụ huynh sẽ thực hiện trực tiếp cho trường và không thông qua trung tâm tư vấn du học. Điều này cho thấy sự minh bạch của trung tâm. Chúc bạn thành công!

Du Học Hiền Quang

Điều cần biết về cuộc sống tại Nhật Bản

Du học nhật bản- Điều cần biết về cuộc sống tại Nhật Bản


CUỘC SỐNG TẠI NHẬT BẢN
Du học nhật bản- Quần áo, đồ ăn, nơi ở, học phí, tất cả hết khoảng bao nhiêu? Làm thêm có vất vả lắm không? Nếu bị bệnh thì như thế nào? Phong tục tập quán có khác nhau không? Hết điều này đến điều khác phải lo lắng! Lần đầu tiên đến Nhật Bản, cho đến khi quen với mọi thứ chắc có rất nhiều điều ngạc nhiên, khám phá. Không sao! Ai cũng phải vượt qua con đường này! Hãy nhìn về phía trước và cố gắng vượt qua.
CHI PHÍ SINH HOẠT VÀ GIÁ CẢ
Đồng tiền của Nhật Bản là Yên. Có 4 loại tiền giấy: 10.000 yên, 5000 yên, 2000 yên và 1000 yên. Có 6 loại tiền xu: 500 yên, 100 yên, 50 yên, 10 yên, 5 yên và 1 yên. Nói chung ở Nhật bản khi mua đồ đều thanh toán bằng tiền mặt, có nhiều cửa hàng có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ngoài ra ngày càng nhiều cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ “Debit” . Người ta ít dùng ngân phiếu để thanh toán trong cuộc sống hàng ngày.
Dưới đây là chi phí sinh hoạt 1 tháng của sinh viên nước ngoài (Bao gồm cả tiền học).
Theo điều tra của Hoa Sen có 92,9% du học sinh đi làm thêm. Công việc phổ biến nhất là các việc phụ trong nhà hàng, tiếp đến là bán hàng, gia sư và dọn vệ sinh ..v.v… Việc chi trả của các công việc và các vùng khác nhau, ví dụ đối với học sinh tiếng Nhật khá một chút (khoảng SAN KYU) phục vụ trong nhà hàng mỗi giờ được 1200 – 1500 Yên (tương đương 240.000VND – 300.000VND), nếu làm tối thiểu 28 tiếng 1 tuần thì thu nhập tối thiểu khoảng 33.600 Yên – 42.000 Yên. Nếu một tháng đi làm đủ 4 tuần (1 tháng) thì thu nhập một tháng khoảng 134.400 Yên – 168.000 Yên (tương đương 1543 USD –1935 USD).
Sau khi được nhà trường cho phép thì du học sinh mới được phép đi làm thêm theo các điều kiện sau đây:
1.      Không làm ảnh hưởng đến việc học.
2.      Mục đích của việc đi làm thêm là dành tiền trang trải học phí và các chi phí cần thiết khác chứ không phải đi làm để dành tiền và gửi về nhà.
3.      Không làm các công việc xấu ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, tập quán và tư cách đạo đức của du học sinh.
4.      Không làm các công việc như buôn bán các mặt hàng tiêu dùng.. v.v.....
Những điểm lưu ý khi quyết định việc làm………….....Các bạn cần hết sức quan tâm đến sức khỏe và không để ảnh hưởng đến mục đích du học của bạn!
© Công việc có trở ngại đến việc học không?.............Làm việc đến khuya, và làm nhiều tiếng trong ngày thì có ảnh hưởng đến ngày hôm sau không?
© Cách chi trả………………………………………............Bao gồm cách trả thuế, trả theo ngày, trả theo tuần, trả theo tháng, trả trực tiếp hay trả qua ngân hàng
© Nội dung của công việc có an toàn không?.............Công việc có nguy hiểm không? Trong trường hợp bị tai nạn thì tiền bồi thường ra sao?
Việc giới thiệu việc làm cho bạn sẽ do trường bạn đang theo học và các trung tâm hỗ trợ sinh viên trong nước và quốc tế “Hello Work”. Nhưng thông thường thì các bạn sinh viên khóa trước giới thiệu cho các bạn mới sang Nhật.
NHÀ Ở
Nhà nước, chính quyền địa phương, các trường học đều có nhà ở cho sinh viên thuê. Có 77,1% du học sinh thuê nhà tư để ở. Thông thường, nếu muốn thuê nhà bạn có thể tư vấn trực tiếp tại phòng quản lý du học sinh của Hong Nhung C&T tại Nhật Bản hoặc hỏi tại công ty môi giới bất động sản.
Cùng với đời sống của người dân, nhà cửa ở Nhật cũng bắt đầu phương tây hóa, nhưng đến bây giờ người Nhật vẫn có thói quen cởi giày để ở cửa ra vào. Phòng kiểu Nhật Bản dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Phòng quay về hướng Nam, cửa sổ quay về hướng Tây, phòng vừa ấm, vừa sáng, giá đắt. Tiền nhà phụ thuộc khoảng cách từ nhà tới ga, số năm mà ngôi nhà được xây. Ở mỗi vùng có chế độ “Tiền đặt cọc” (Shikikin) và “Tiền cám ơn” (Reikin) khác nhau. Khi kí hợp đồng bạn phải trả “Tiền đặt cọc” và “Tiền cám ơn”, hầu hết các phòng cho thuê đều có trang bị tiện nghi đầy đủ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
Truy cập website nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về Du học nhat ban, du học nhật 
 
Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977
 

Đi du học Nhật Bản hay Xuất khẩu lao động

Trước ngưỡng cửa cuộc đời hẳn trong mỗi chúng ta đều có những băn khoăn và không ít lần chúng ta tự hỏi, đâu là đích đến mà chúng ta mong muốn. Câu hỏi này cũng giống như hàng trăm câu hỏi , mà chúng tôi nhận được liên quan đến du học Nhật Bản và Xuất khẩu lao động trong thời gian vừa qua. Sự giống nhau và khác nhau giữa 2 chương trình này đã khiến không ít bạn trẻ bối rối khi lựa chọn. Để giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát và chân thực nhất về 2 chương trình này, chúng tôi xin phép phân tích như sau:
KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG. 
(Các thị trường xuất khẩu lao động như Đài loan, Trung đông, Malaysia ....v.v... dành cho các đối tượng “xóa đói giảm nghèo” nên chúng tôi không muốn phân tích. Vì nếu phân tích và so sánh với du học Nhật Bản sẽ thấy quá chênh lệnh. Rất mong bạn đọc thông cảm!) 
HÀN QUỐC – Thiên đường xuất khẩu lao động.
Tôi dám chắc với các bạn rằng bất cứ ai muốn đi xuất khẩu lao động, ý nghĩ đầu tiên của họ là Hàn Quốc. Với mức lương trung bình của người lao động từ 1000 USD/ 1 tháng đến 1,500 USD/ 1 tháng thì không có thị trường xuất khẩu lao động nào hấp dẫn hơn Hàn Quốc. Tuy nhiên, để được nhận sang Hàn Quốc làm việc bạn cần nắm rõ quy trình sau
Bước 1: Đăng ký học tiếng Hàn và thi đỗ kỳ thi năng lực tiếng Hàn KLPT. Điểm đỗ được quy định từ 80 đến 200 điểm và xét theo chỉ tiêu từ cao xuống thấp. Ví dụ: Bạn đăng ký xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc ngành “Xây Dựng”. Chỉ tiêu tiếp nhận phía Hàn Quốc là 100 người. Xét từ 200 điểm trở xuống, nếu như bạn là người điểm thấp thứ 101 thì dù bạn có đạt 199 điểm cũng không được coi là đỗ KLPT.
Bước 2: Sau khi kiểm tra tiếng Hàn đạt yêu cầu, người lao động mua hồ sơ đăng ký dự tuyển tại Sở LĐ-TB&XH hoặc các trường dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng. Người lao động kê khai, bổ sung các giấy tờ cần thiết vào hồ sơ và nộp trực tiếp tại Sở LĐ-TB&XH hoặc các trường dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng để nơi đây tập trung hồ sơ gửi về Trung tâm Lao động ngoài nước. Tại đây, hồ sơ của người lao động được kiểm tra lần cuối, nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định sẽ được nhập vào máy tính và gửi sang Hàn Quốc để giới thiệu cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn. Chỉ những người được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn mới được làm thủ tục xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc. Hồ sơ đăng ký dự tuyển có hiệu lực trong vòng một năm. Quá thời hạn trên mà chưa được chủ sử dụng lao động lựa chọn thì người lao động sẽ bị xóa tên khỏi danh sách đăng ký dự tuyển.
Quy trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc là vậy. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là tại sao ở Việt Nam có đến hàng trăm công ty môi giới xuất khẩu lao động Hàn Quốc? Xin thưa với các bạn rằng, các công ty môi giới xuất khẩu lao động tại Việt Nam, chỉ có 1 chức năng duy nhất đó là dạy tiếng Hàn cho những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, chứ không có chức năng môi giới đưa lao động sang Hàn Quốc. Vậy là câu chuyện “lừa đảo xuất khẩu lao động Hàn Quốc” diễn ra như cơm bữa. Nếu các bạn có thời gian thường xuyên đọc tin tức trên các báo mạng, bạn sẽ thấy câu chuyện “đi tù” của các “doanh nhân lừa đảo xuất khẩu lao động” gần như tháng nào cũng có.
Để nói về các công ty môi giới xuất khẩu lao động Hàn Quốc, tôi chỉ tóm tắt lại trong 1 câu nói.
 “Môi giới xuất khẩu lao động Hàn Quốc là con đường ngắn nhất dẫn đến..........trại giam”
Trước đây tôi đã từng viết một bài về chương trình “Tu Nghiệp Sinh” tại Nhật Bản, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn trẻ băn khoăn hỏi chúng tôi về “sự lựa chọn giữa 2 con đường là “du hoc nhat ban” và “Tu Nghiệp Sinh” thì con đường nào là đúng đắn nhất..???”
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi chúng tôi xin điểm qua những nét chính của hai chương trình này. 
Khái quát về chương trình Tu Nghiệp Sinh
Tu Nghiệp Sinh (TNS) là chương trình mà chính phủ Nhật Bản viện trợ, giúp đỡ cho Việt Nam đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực Nghề, Sản xuất máy móc....v.v..., đồng thời giúp các Xí nghiệp của Nhật Bản đang thiếu nhân công trầm trọng một lượng nhân công giá rẻ từ các nước đang phát triển. Theo tinh thần hợp tác thì TNS sẽ học và làm việc ở Nhật là 3 năm. Sau khi sang Nhật trong 10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ khoảng 70,000 yên/ tháng đến 80,000 yên/ tháng. Sau 10 tháng huấn nghệ nếu thi đậu bằng nghề của Nhật thì sẽ được chuyển sang tư cách gọi là “Thực Tập Sinh”, được trả lương tương đương với mức lương người Nhật tập sự trong vòng 26 tháng còn lại khoảng 120,000 yên – 140,000 yên/ tháng. Thông thường khi TNS sang Nhật thì toàn bộ chi phí họ không phải trả gì hết. “Nghiệp đoàn” tiếp nhận TNS cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ cấp cho công việc huấn nghệ. Thế nhưng nếu bạn muốn đi TNS và qua các công ty môi giới ở Việt Nam, thông thường họ sẽ thu của bạn từ 6.000 USD đến 8.000 USD
Tuy nhiên, việc sang Nhật Bản theo hình thức Tu Nghiệp Sinh hiện tại cũng rất khó do có các quy định mới của nghiệp đoàn như: Tay nghề cao, chiều cao, cân nặng, sức khỏe, trình độ tiếng Nhật..v.v... Bên cạnh đó, để tìm được “đơn hàng” phù hợp cũng khiến không ít bạn trẻ chờ đợi hàng năm trời mà chưa được đi TNS.
So sánh giữa “du học nhật bản” và “Tu nghiệp sinh”
Ưu điểm của du học Nhật Bản so với TNS:
  1. Du học Nhật Bản, bạn được phép đi làm thêm tối thiểu 28h/1 tuần. Mức lương tối thiểu khoảng 120,000 yên/ 1 tháng (khoảng 32 triệu đồng). Nếu so với lương làm việc của TNS thì mức lương của du học sinh cao hơn.
  2. Không chỉ trong suốt quá trình học tập tại Nhật Bản (từ 4 năm đến 6 năm), mà sau khi học xong tại Nhật Bản, bạn được phép ở lại làm việc tại Nhật Bản không giới hạn thời gian. Còn với chương trình TNS bạn được phép sinh sống và làm việc tối đa tại Nhật Bản là 3 năm.
  3. Khi bạn tốt nghiệp các trường đào tạo tại Nhật Bản, trình độ tiếng Nhật và Bằng cấp của bạn hơn hẳn các bạn TNS. Do đó, con đường thành công của bạn sẽ cao hơn so với các bạn đi TNS. 
Những điểm hạn chế:
  1. Du học tại Nhật Bản có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của bản thân bạn. Vì ngoài việc học bạn còn phải lo đi làm kiếm tiền trang trải các khoản chi phí tại Nhật Bản như: Tiền học phí, tiền ăn, tiền nhà trọ, tiền đi lại và chi tiêu cá nhân...v.v.. Do đó, dù bạn có “cày cuốc” thì số tiền bạn gửi về quê nhà vẫn ít hơn các bạn đi TNS. Các bạn đi TNS thì chỉ lo mỗi việc là làm sao có đủ sức khỏe để “cày”
  2. Chi phí ban đầu cho việc đi du học Nhật Bản thường cao hơn so với đi TNS từ 1,2 đến 1,5 lần. Đo đó, đối với những gia đình không có đủ điều kiện tài chính, thì đây cũng là trở ngại rất lớn khiến ước mơ sang Nhật Bản học tập không thành hiện thực. 
Nói tóm lại, việc đi du học Nhật bản hay đi TNS, cái nào tốt hơn phụ thuộc vào cách nghĩ của bạn.
  • Nếu bạn nghĩ, chỉ cần sang Nhật làm việc 3 năm kiếm cho đủ 500 triệu (thông thường sau 3 năm làm việc, mỗi TNS mang về nước trung bình 500 triệu). Khi trở về quê hương có chút vốn để làm ăn và xây dựng gia đình. Tôi khuyên bạn nên chọn chương trình TNS.
  • Nếu bạn có ước mơ và hoài bão, muốn kiếm tiền và muốn học tập để có 1 tương lai tươi sáng hơn. Bạn nên chọn du học Nhật Bản. Vì vậy, du học Nhật Bản là đầu tư dài hạn, đầu tư vào tương lai. Còn TNS là đầu tư ngắn hạn. 
Lưu ý: Các bạn học sinh đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học mà đăng ký đi TNS, chúng tôi thấy hơi phí. Với tấm bằng của các bạn thì hoàn toàn có thể sang Nhật học tiếng từ 1,5 năm đến 2 năm. Sau đó chuyển đổi sang Visa làm việc dài hạn tại Nhật Bản sẽ tốt hơn là các bạn lựa chon chương trình TNS. 
Trải qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn Du học nhật , Hoa Sen đã từng hợp tác với rất nhiều Trường đào tạo tại Nhật Bản. Trong những trường đó có những cơ sở tốt và không tốt. Chúng tôi sẽ thông tin đến bạn đọc tại trang chủ  du học nhật bản của chúng tôi sau đợt công tác dài ngày của chúng tôi tại Nhật Bản. Sẽ có những hình ảnh chân thực nhất về du học sinh của Hoa Sen tại đây. Kính mời các bạn đón đọc Du học Nhật Bản – Kỳ 5 : Sự thật về các trường Nhật Ngữ
 Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977

Du học Nhật Bản lý tưởng cho "con nhà nghèo"

Khi nào thì hạt giống nhỏ niềm đam mê khám phá về Nhật Bản được gieo trong lòng bạn? Bạn biết gì về du học nhật bản ? Nếu bạn biết nhưng chưa rõ, hãy để tôi giúp bạn tìm hiểu chi tiết nhé....
NHẬT BẢN - ƯỚC MƠ CỦA TÔI. 
Bạn biết đến Nhật Bản khi nào? Từ những cuốn truyện tranh hay những bộ phim hoạt hình Nhật Bản xuất hiện đầu thập niên 90? Những chiếc ôtô chạy trên đường phố? Hay những món ăn Nhật Bản được ưa thích gần đây?...Trong khi bạn chưa trả lời được những câu hỏi đó thì khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Hãy thử nghĩ xem, trong nhà bạn có ít nhất một món đồ từ Nhật Bản – Đó là chiếc tivi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ,...v.v. Hay đơn giản hơn chỉ là chiếc “nồi cơm điện”. 
Khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã len lỏi vào tận ngõ ngách của thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vậy tại sao Nhật Bản lại có thể phát minh ra những thứ đó và xuất khẩu đi khắp thế giới? Câu trả lời rất đơn giản – Đó chính là hệ thống giáo dục tuyệt vời của Nhật Bản. Chính hệ thống giáo dục đó đã sản sinh ra những thế hệ con người tài năng, mỗi ngày lại có những phát minh đột phá nhằm tạo ra những sản phẩm hữu ích phục vụ con người. 
Ngoài Khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã làm nên kỳ tích thì Văn hóa, Xã hội Nhật Bản cũng đóng góp 1 phần không nhỏ khiến thế giới phải thán phục. Nếu không xảy ra trận động đất kèm sóng thần kinh hoàng hôm 11/03/2011 thì có lẽ trong mỗi chúng ta vẫn còn mơ hồ về cái gọi là “Văn hóa Nhật Bản”. Sẽ chẳng có nơi nào trên thế giới khi xảy ra thảm họa lại không có cảnh cướp bóc, hôi của..... Thay vào những cảnh tượng đó lại là một tinh thần đoàn kết của người Nhật trong hoạn nạn. Họ giúp đỡ nhau trong khó khăn và cùng nhau xây dựng lại nước Nhật trên đống hoàng tàn, như những gì họ đã làm được cách đây 67 năm. 
Bên cạnh đó, Văn hóa làm việc của người Nhật đã trở thành văn hóa doanh nghiệp mà cả thế giới phải ca ngợi. Nhắc đến con người Nhật Bản, là người ta nghĩ đến truyền thống Samurai anh dũng, đến những cô thiếu nữ e ấp trong trang phục truyền thống Kimono, những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa cho riêng miền đất này. Hiện đại và truyền thống cứ thế đan xen trong một xã hội văn minh, trong dòng chảy bất tận của thời gian và không gian. 
Sau thảm họa động đất kèm sóng thần kinh hoàng ngày 11/03/2011. Hoa anh đào vẫn đang ấp ủ chờ mùa khoe sắc. Ngọn núi Phú Sĩ vẫn hiên ngang trong gió lạnh mùa đông hệt như chàng dũng sĩ Samurai đứng oai hùng trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhật Bản vẫn vậy, vẫn khiến thế giới phải thổn thức mỗi khi nghĩ đến mảnh đất linh thiêng này. 
NHẬT BẢN - ĐIỂM ĐẾN LÝ TƯỞNG CHO MỌI NGƯỜI
Một đất nước hoàng kim bạn vẫn từng nghe nhắc đến là một nước thế nào? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về đất nước Nhật Bản, mời bạn tham khảo thống kê của chúng tôi sau đây:
  1. Nhật Bản là nước có thu nhập bình quân đầu người (GDP) đứng thứ 2 thế giới và gấp 30 lần Việt Nam. Có nghĩa là tổng lương trung bình của 1 người Việt Nam nhận được trong 2,5 năm chỉ bằng thu nhập trung bình của người Nhật trong vòng....1 tháng.
  2. Nhật Bản là nước sản xuất xe hơi thứ 1 thế giới. Tổng số xe hơi sản xuất tại Nhật Bản trong vòng 1 năm nếu xếp liền kề sẽ gấp 2,5 lần diện tích thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Tuổi thọ trung bình của người Nhật xếp thứ 1 thế giới. Điều này minh chứng cho chúng ta thấy môi trường sống của Nhật Bản tuyệt vời đến thế nào.
  4. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là thứ 3 thế giới sau Mỹ và Anh. Trong Top 20 trường Đại học hàng đầu thế giới thì có đến 16 trường của Mỹ, 3 trường của Anh và đại diện cuối cùng chính là Đại học Tokyo của Nhật Bản.
Một xã hội văn minh và thịnh vượng như Nhật Bản sẽ là điểm đến lý tưởng cho bất cứ ai biết nắm bắt cơ hội và có mong muốn thay đổi cuộc đời mình. Tôi đã thay đổi cuộc đời mình kể từ khi đặt chân đến Nhật Bản học tập và làm việc. Vậy còn bạn thì sao..? 
Nếu gia đình bạn “nhiều tiền”, tôi khuyên bạn nên đến Anh, Úc, Mỹ.....để học tập. Vì chắc chắn rằng môi trường giáo dục tại những quốc gia này rất tốt. Và có một thực tế không thể phủ nhận là “độ oai” khi cầm những tấm bằng tốt nghiệp tại những quốc gia này sẽ lớn hơn khi bạn tốt nghiệp một trường đào tạo tại Nhật Bản. 
Còn nếu gia đình bạn “ít tiền”. Bạn có ước mơ? Bạn muốn thay đổi bản thân mình? Thì hãy nghĩ đến du học Nhật Bản! 
Có 1001 lý do và con đường để bạn đến Nhật Bản như: Tu nghiệp sinh, Xuất khẩu lao động, Du học,..v.v... Nhưng hay nghe lời khuyên của tôi. Cách tốt nhất để bạn thành công tại Nhật Bản, đó là bạn học tập tại Nhật Bản. Nếu bạn hoạch định tương lai bản thân mình một cách rõ ràng khi bạn đến Nhật Bản học tập tôi tin chắc bạn sẽ thành công và trở thành người có ích cho xã hội. 
Nếu.....
Học để hiểu biết – Chắc chắn bạn sẽ thỏa mãn khi đến Nhật Bản học tập. Vì cả thế giới phải nghiêng mình thán phục những thành tựu của Nhật Bản đã đạt được, thì không có lý do gì để nghi ngờ về nền giáo dục nơi đây. 
Nếu.....
Học để mưu sinh – Bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Nhật Bản là quốc gia duy nhất cho phép bạn được đi làm thêm 28h/1 tuần (lương 10,5 USD/1h) trong thời gian bạn học tập và toàn thời gian 56h/1 tuần trong các kỳ nghỉ (2 tháng/ 1 năm). Nếu so với Mỹ ( làm thêm 20h/1 tuần – lương 8 USD/1h), Anh (làm thêm “10h – 20h/1 tuần” – lương 9 USD/1h), Úc (làm thêm 20h/1 tuần – lương 9 USD/1h), Canada (làm thêm 20h/1 tuần – lương 9 USD/1h) .........thì du hoc nhat là điểm đến lý tưởng cho "con nhà nghèo". 
Nếu.....
Học để làm người – Hãy nhìn vào những gì người Nhật đã làm trong hoạn nạn, bạn sẽ học được giá trị làm người từ những bài học đó. 
Nếu.....
Học để xây dựng đất nước –  Hãy nhìn vào thành quả sau 26 năm đổi mới của đất nước. Bạn sẽ thấy tầng lớp tri thức đóng góp được rất nhiều để Việt Nam phát triển được như ngày nay. 
Các bạn thân mến! Việc đi du học nhật bản đó là kế hoạch của cuộc đời bạn. Là những bước đi chập chững đầu tiên để biến giấc mơ thành sự thực. Nhật Bản không chỉ có du học, còn có rất nhiều mục tiêu khác nữa, nhưng nếu bạn vẫn còn băn khoăn về giấc mơ này thì hãy đón đọc tiếp kỳ - Du học Nhật Bản – Kỳ 4: Du học Nhật Bản hay Xuất khẩu lao động 

Nguồn: duhocnhatbanaz.edu.vn


Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977