Du học nhật bản 2014

Du học nhật bản giá rẻ

Hiển thị các bài đăng có nhãn du hoc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du hoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Đi du học Nhật

Đi du học Nhật bản có nhiều lựa chọn
du hoc nhat
Nhật bản là nơi đào tạo nhiều nhân tài trên thế giới và là nơi có số lượng lao động bậc cao nhiều nhất, bên cạnh đó không ít người đã thành đạt và trưởng thành từ nền giáo dục và tiếp nối nền văn hóa đặc biệt này.
Nhiều du học sinh đi du học tại Nhật bản, mỗi bạn đều có lựa chọn riêng cho mình sau khi học xong khóa học như: khóa tiếng Nhật, học Nghề hay Cao đẳng, Đại học, Cao học. Sau đây là những lựa chọn dành cho các bạn sau khi kết thúc các khóa học như trên.

1. Một số lựa chọn sau khi tốt nghiệp trường tiếng Nhật hay đào tạo chuyên môn

Sau khi tốt nghiệp trường tiếng Nhật hay đạo tạo chuyên môn, bạn có thể có một vài lựa chọn như : ở lại Nhật đi làm, tiếp tục học lên hoặc trở về nước.

Tháng 7 năm 1977, chính phủ Nhật bản đã nhìn nhận lại các lựa chọn của sinh viên tốt nghiệp trường đào tạo chuyên môn, và nới lỏng những điều kiện để du học sinh có thể tiếp tục học hoặc làm việc ở Nhật Bản.

Nếu bạn tìm được một công việc phù hợp liên quan đến các ngành nghề tương ứng với tư cách lưu trú được phép làm việc tại Nhật như : “Kỹ thuật”, “Nhân văn – xã hội, quốc tế” và nội dung công việc đang đảm nhận có liên hệ chặt chẽ với nội dung đã học ở trường, bạn có thể được phép chuyển đổi tư cách lưu trú từ “du học” sang “làm việc”.

Bên cạnh đó, du học sinh người nước ngoài có thể được phép học lên đại học, nếu nội dung các môn học ở trường đào tạo chuyên môn có liên quan đến nội dung sẽ được học ở bậc đại học. Tuy nhiên, những sinh viên không gặp rắc rối về tư cách lưu trú, vẫn có thể được phép học lên đại học, bất kể các môn học ở trường đào tạo chuyên môn có liên quan đến nội dung sẽ được học ở bậc đại học hay không. Họ vẫn có thể tham gia kỳ thi tuyển vào đại học.

Ngoài ra, từ năm 1999, những sinh viên đã tốt nghiệp khóa học đào tạo chuyên môn kéo dài hơn 2 năm và có tổng số giờ học trên 1700 giờ, có thể được phép tham gia kỳ thi tuyển vào đại học ở Nhật, từ năm 2006, những sinh viên đã tốt nghiệp khóa học đào tạo chuyên môn cũng được coi là thí sinh có đủ tư cách tham gia kỳ thi tuyển vào các viện sau đại học ở Nhật.

Sau khi tốt nghiệp trường tiếng hay đào tạo chuyên môn, những sinh viên có nguyện vọng làm việc tại Nhật Bản, trước kỳ học mới cần phải xác nhận với cán bộ phụ trách tuyển dụng của trường xem: trong trường hợp bạn tìm được công việc có thể phát huy hết kiến thức chuyên môn đã được học thì tư cách lưu trú lúc này có tương đương với tư cách lưu trú được phép làm việc tại Nhật Bản hay không? Đồng thời, bạn cũng nên hỏi thử các anh chị khóa trên hiện tại đang làm việc ở Nhật về công việc cũng như tư cách lưu trú của họ để biết được thêm những thông tin cần thiết.

Bên cạnh đó, nếu được cục xuất nhập cảnh cho phép, bạn vẫn sẽ được công nhận tư cách lưu trú để có thể tiếp tục hoạt động tìm việc của mình trong thời hạn dài nhất là 1 năm ( 6 tháng ×2 lần ) sau khi đã tốt nghiệp trường đào tạo chuyên môn.

2. Một số lựa chọn sau khi tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng.

Sau khi tốt nghiệp trường đại học hoặc Cao đẳng, bạn có thể có những lựa chọn như : ở lại Nhật đi làm, tiếp tục học, hay trở về nước.

du hoc nhatNếu muốn theo đuổi tiếp sự nghiệp học hành, bạn có thể tham gia kỳ thi tuyển từ cao đẳng lên đại học hoặc từ đại học lên cao học. Còn ngược lại, sau khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng, nếu các bạn tìm được một công việc phù hợp liên quan đến các ngành nghề tương ứng với tư cách lưu trú được phép làm việc tại Nhật như : “Kỹ thuật”, “Nhân văn – xã hội, quốc tế” và nội dung công việc đang đảm nhận có liên hệ chặt chẽ với những nội dung đã học ở trường, bạn có thể được phép chuyển đổi tư cách lưu trú từ “du học” sang “làm việc”.

Nếu được cục xuất nhập cảnh cấp phép, bạn vẫn sẽ được công nhận tư cách lưu trú để có thể tiếp tục hoạt động tìm việc của mình trong thời hạn dài nhất là 1 năm ( 6 tháng ×2 lần ) sau khi đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.

Ngoài ra, trong vòng 180 ngày kể từ khi tốt nghiệp đại học – cao đẳng, những sinh viên muốn thành lập công ty và tiến hành kinh doanh ở Nhật Bản, có nguyện vọng làm đơn xin chuyển đổi tư cách lưu trú hiện tại sang tư cách lưu trú “đầu tư - kinh doanh”, thì có thể sẽ được cấp tư cách lưu trú ngắn hạn (dài nhất là 180 ngày), nếu được sự cho phép của Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Bạn có nguyện vọng du học và làm việc lâu dài tại Nhật bản, để chuẩn bị hồ sơ cho hoàn chỉnh thuyết phục được Cục Nhập Cư Nhật bản cho phép bạn học tập và làm việc tại Nhật, hãy liên hệ với chúng tôi hỗ trợ tư vấn bạn hoàn toàn miễn phí!!!


Hình thức du học Nhật bản được nhiều bạn học sinh, sinh viên quan tâm

du hoc sinh

Hình thức du học Nhật bản

Du học Nhật bản gồm hình thức là du học ngắn hạn, du học dài hạn.
Hình thức du học Nhật bản ngắn hạn là người đi du học tại Nhật bản có thời hạn cụ thể tại thời điểm xin visa. 

Ví dụ: Học sinh A sang Nhật chỉ cần học khóa học tiếng Nhật có thời gian 3, 6 hay 9 tháng rồi về nước.
Còn Hình thức du học Nhật bản dài hạn làm thời gian về nước chưa được xác định.
Ví dụ: Học sinh A sang Nhật học tiếng Nhật sau đó học tiếp lên trường Nghề, Trường Cao đẳng, Đại học hay Cao học.

Du học Nhật bản có các hình thức sau:

1/ Du học tiếng Nhật: Là chương trình đào tạo tiếng Nhật từ 1 đến 2 năm dành cho đối tượng chưa biết tiếng Nhật hoặc tiếng Nhật chưa đủ giỏi để vào học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,…
hoặc có mục đích học giỏi tiếng Nhật để đi làm. Hiện nay trên toàn quốc Nhật Bản có khoảng 370 trường Nhật ngữ có chương trình đào tạo tiếng Nhật này dành cho DHS. Ngoài ra, tại 52 trường đại học dân lập, 11 trường đại học ngắn hạn còn có Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) nơi cung cấp chương trình giáo dục dự bị (bao gồm giáo dục tiếng Nhật và văn hoá Nhật Bản) cho các đối tượng chuẩn bị thi vào đại học, cao học,… Nhật Bản.

Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) của các trường đại học dân lập
Khoa Du học sinh là khoa có chương trình giáo dục dự bị dành cho những du học sinh, nghiên cứu sinh chuẩn bị thi vào đại học, cao học, đại học ngắn hạn. Đây là chương trình giáo dục chính quy nằm trong chương trình giảng dạy của một trường đại học. Nội dung chương trình bao gồm dạy tiếng Nhật, văn hoá Nhật Bản và những kiến thức cần thiết khác về Nhật Bản. Visa của những du học sinh học ở khoa này là visa “du học”. Phần lớn Khoa Du học sinh của các trường đại học dạy văn hoá và những kiến thức về Nhật Bản bằng tiếng Nhật, nhưng có một số nơi dạy bằng tiếng Anh.

Nhật Bản có 52 trường đại học dân lập và 11 trường đại học ngắn hạn dân lập có Khoa Du học sinh. Bạn phải căn cứ vào mục đích du học, lĩnh vực cần học, chương trình bạn dự định sẽ học sau khi học xong Nhật ngữ mà chọn trường đại học có Khoa Du học phù hợp. Nếu bạn dự định học tiếp lên cao học của trường có Khoa Du học mà bạn chọn, tuỳ mỗi trường có cách tuyển chọn riêng, nhưng cũng có trường có chế độ cho chuyển thẳng từ Khoa Du học lên đại học.
Các trường Nhật ngữ được Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ công nhận ( có khoảng 370 trường)

Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ tiến hành đánh giá và công nhận các trường dạy tiếng Nhật. Nếu bạn dự định học tiếng Nhật tại một trường Nhật ngữ nào đó để chuẩn bị thi vào đại học, cao học, thì bạn phải kiểm tra xem trường đó có đạt được một số tiêu chuẩn nhất định mà Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ đặt ra không. Nếu bạn vào học tại các trường Nhật ngữ được Hiệp hội Chấn hưng Nhật ngữ công nhận, visa của bạn sẽ là visa “du học” hoặc “đi học”.

Các chương trinh đào tạo tiếng Nhật hoặc chương trình giáo dục dự bị này chủ yếu xét tuyển dựa trên hồ sơ. Sau khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật này, một số du học sinh thì đi làm ngay (tại Nhật hoặc về Việt Nam), một số thi học tiếp theo các hình thức (2) hoặc (3) dưới đây tuỳ theo năng lực.

2/ Du học dài hạn: Là chương trình đào tạo chính quy lấy học vị cử nhân cao du hoc sinhđẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,… tại các trường cao đẳng, dạy nghề, đại học,…của Nhật Bản. Để vào học các chương trình chính quy, du học sinh cần phải trải qua một kỳ thi đầu vào. Phần lớn các kỳ thi đầu vào đều tổ chức tại Nhật Bản. Thông thường, du học sinh sau khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản như giới thiệu ở trên sẽ tham dự các kỳ thi đầu vào này để học tiếp lên các chương trình đào tạo chính quy.Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho những người đã học tiếng Nhật ở nước ngoài không cần sang Nhật để tham dự kỳ thi đầu vào này, từ năm 2002, Cơ quan Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) đã bắt đầu tổ chức Kỳ thi Du học Nhật Bản (EJU) tại nước ngoài.

3/ Du học Khoá Kenkyusei (nghiên cứu sinh) tại các trường đại học Nhật Bản: Kenkyusei là cơ chế riêng của Nhật Bản, theo đó sinh viên không thuộc diện sinh viên chính quy, được phép tiến hành nghiên cứu một đề tài nào đó dưới sự hướng dẫn của một giáo sư trong một học kỳ hoặc một năm và không được cấp một loại bằng nào vào cuối khoá học. Rất nhiều du học sinh đã vào học khoá này 1 năm để chuẩn bị ôn thi vào cao học (Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ). Tuy nhiên, không phải tất cả các du học sinh sau khi tham dự khoá nghiên cứu sinh này đều thi đỗ vào cao học, một số du học sinh thi trượt đã phải về nước. Ngoài ra, cũng có một số trường đại học hay một số khoa lại bắt buộc muốn du học sinh tham dự khoá nghiên cứu sinh trước khi thi vào cao học.

DHS khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật (1) nói trên nhưng chưa đủ điều kiện thi vào cao học thường chọn vào học Khoá Kenkyusei này để chuẩn bị ôn thi vào cao học. Ngoài ra, một số du học sinh khi vẫn còn ở nước ngoài nhất là những người đã biết tiếng Nhật cũng có thể nộp hồ sơ và được chấp thuận vào học Khoá này vì điều kiện tuyển chọn vào làm kenkyusei không khắt khe bằng tuyển chọn vào cao học .

Du học theo chương trình trao đổi:  là chương trình trao đổi sinh viên giữa các trường đại học Nhật Bản và Việt Nam có ký kết hợp tác. Thời gian du học thông thường khoảng 1 năm.

>> Xem thêm: du học Nhật bản


Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Đi du học Nhật Bản hay Xuất khẩu lao động

Trước ngưỡng cửa cuộc đời hẳn trong mỗi chúng ta đều có những băn khoăn và không ít lần chúng ta tự hỏi, đâu là đích đến mà chúng ta mong muốn. Câu hỏi này cũng giống như hàng trăm câu hỏi , mà chúng tôi nhận được liên quan đến du học Nhật Bản và Xuất khẩu lao động trong thời gian vừa qua. Sự giống nhau và khác nhau giữa 2 chương trình này đã khiến không ít bạn trẻ bối rối khi lựa chọn. Để giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát và chân thực nhất về 2 chương trình này, chúng tôi xin phép phân tích như sau:
KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG. 
(Các thị trường xuất khẩu lao động như Đài loan, Trung đông, Malaysia ....v.v... dành cho các đối tượng “xóa đói giảm nghèo” nên chúng tôi không muốn phân tích. Vì nếu phân tích và so sánh với du học Nhật Bản sẽ thấy quá chênh lệnh. Rất mong bạn đọc thông cảm!) 
HÀN QUỐC – Thiên đường xuất khẩu lao động.
Tôi dám chắc với các bạn rằng bất cứ ai muốn đi xuất khẩu lao động, ý nghĩ đầu tiên của họ là Hàn Quốc. Với mức lương trung bình của người lao động từ 1000 USD/ 1 tháng đến 1,500 USD/ 1 tháng thì không có thị trường xuất khẩu lao động nào hấp dẫn hơn Hàn Quốc. Tuy nhiên, để được nhận sang Hàn Quốc làm việc bạn cần nắm rõ quy trình sau
Bước 1: Đăng ký học tiếng Hàn và thi đỗ kỳ thi năng lực tiếng Hàn KLPT. Điểm đỗ được quy định từ 80 đến 200 điểm và xét theo chỉ tiêu từ cao xuống thấp. Ví dụ: Bạn đăng ký xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc ngành “Xây Dựng”. Chỉ tiêu tiếp nhận phía Hàn Quốc là 100 người. Xét từ 200 điểm trở xuống, nếu như bạn là người điểm thấp thứ 101 thì dù bạn có đạt 199 điểm cũng không được coi là đỗ KLPT.
Bước 2: Sau khi kiểm tra tiếng Hàn đạt yêu cầu, người lao động mua hồ sơ đăng ký dự tuyển tại Sở LĐ-TB&XH hoặc các trường dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng. Người lao động kê khai, bổ sung các giấy tờ cần thiết vào hồ sơ và nộp trực tiếp tại Sở LĐ-TB&XH hoặc các trường dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng để nơi đây tập trung hồ sơ gửi về Trung tâm Lao động ngoài nước. Tại đây, hồ sơ của người lao động được kiểm tra lần cuối, nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định sẽ được nhập vào máy tính và gửi sang Hàn Quốc để giới thiệu cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn. Chỉ những người được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn mới được làm thủ tục xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc. Hồ sơ đăng ký dự tuyển có hiệu lực trong vòng một năm. Quá thời hạn trên mà chưa được chủ sử dụng lao động lựa chọn thì người lao động sẽ bị xóa tên khỏi danh sách đăng ký dự tuyển.
Quy trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc là vậy. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là tại sao ở Việt Nam có đến hàng trăm công ty môi giới xuất khẩu lao động Hàn Quốc? Xin thưa với các bạn rằng, các công ty môi giới xuất khẩu lao động tại Việt Nam, chỉ có 1 chức năng duy nhất đó là dạy tiếng Hàn cho những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, chứ không có chức năng môi giới đưa lao động sang Hàn Quốc. Vậy là câu chuyện “lừa đảo xuất khẩu lao động Hàn Quốc” diễn ra như cơm bữa. Nếu các bạn có thời gian thường xuyên đọc tin tức trên các báo mạng, bạn sẽ thấy câu chuyện “đi tù” của các “doanh nhân lừa đảo xuất khẩu lao động” gần như tháng nào cũng có.
Để nói về các công ty môi giới xuất khẩu lao động Hàn Quốc, tôi chỉ tóm tắt lại trong 1 câu nói.
 “Môi giới xuất khẩu lao động Hàn Quốc là con đường ngắn nhất dẫn đến..........trại giam”
Trước đây tôi đã từng viết một bài về chương trình “Tu Nghiệp Sinh” tại Nhật Bản, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn trẻ băn khoăn hỏi chúng tôi về “sự lựa chọn giữa 2 con đường là “du hoc nhat ban” và “Tu Nghiệp Sinh” thì con đường nào là đúng đắn nhất..???”
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi chúng tôi xin điểm qua những nét chính của hai chương trình này. 
Khái quát về chương trình Tu Nghiệp Sinh
Tu Nghiệp Sinh (TNS) là chương trình mà chính phủ Nhật Bản viện trợ, giúp đỡ cho Việt Nam đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực Nghề, Sản xuất máy móc....v.v..., đồng thời giúp các Xí nghiệp của Nhật Bản đang thiếu nhân công trầm trọng một lượng nhân công giá rẻ từ các nước đang phát triển. Theo tinh thần hợp tác thì TNS sẽ học và làm việc ở Nhật là 3 năm. Sau khi sang Nhật trong 10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ khoảng 70,000 yên/ tháng đến 80,000 yên/ tháng. Sau 10 tháng huấn nghệ nếu thi đậu bằng nghề của Nhật thì sẽ được chuyển sang tư cách gọi là “Thực Tập Sinh”, được trả lương tương đương với mức lương người Nhật tập sự trong vòng 26 tháng còn lại khoảng 120,000 yên – 140,000 yên/ tháng. Thông thường khi TNS sang Nhật thì toàn bộ chi phí họ không phải trả gì hết. “Nghiệp đoàn” tiếp nhận TNS cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ cấp cho công việc huấn nghệ. Thế nhưng nếu bạn muốn đi TNS và qua các công ty môi giới ở Việt Nam, thông thường họ sẽ thu của bạn từ 6.000 USD đến 8.000 USD
Tuy nhiên, việc sang Nhật Bản theo hình thức Tu Nghiệp Sinh hiện tại cũng rất khó do có các quy định mới của nghiệp đoàn như: Tay nghề cao, chiều cao, cân nặng, sức khỏe, trình độ tiếng Nhật..v.v... Bên cạnh đó, để tìm được “đơn hàng” phù hợp cũng khiến không ít bạn trẻ chờ đợi hàng năm trời mà chưa được đi TNS.
So sánh giữa “du học nhật bản” và “Tu nghiệp sinh”
Ưu điểm của du học Nhật Bản so với TNS:
  1. Du học Nhật Bản, bạn được phép đi làm thêm tối thiểu 28h/1 tuần. Mức lương tối thiểu khoảng 120,000 yên/ 1 tháng (khoảng 32 triệu đồng). Nếu so với lương làm việc của TNS thì mức lương của du học sinh cao hơn.
  2. Không chỉ trong suốt quá trình học tập tại Nhật Bản (từ 4 năm đến 6 năm), mà sau khi học xong tại Nhật Bản, bạn được phép ở lại làm việc tại Nhật Bản không giới hạn thời gian. Còn với chương trình TNS bạn được phép sinh sống và làm việc tối đa tại Nhật Bản là 3 năm.
  3. Khi bạn tốt nghiệp các trường đào tạo tại Nhật Bản, trình độ tiếng Nhật và Bằng cấp của bạn hơn hẳn các bạn TNS. Do đó, con đường thành công của bạn sẽ cao hơn so với các bạn đi TNS. 
Những điểm hạn chế:
  1. Du học tại Nhật Bản có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của bản thân bạn. Vì ngoài việc học bạn còn phải lo đi làm kiếm tiền trang trải các khoản chi phí tại Nhật Bản như: Tiền học phí, tiền ăn, tiền nhà trọ, tiền đi lại và chi tiêu cá nhân...v.v.. Do đó, dù bạn có “cày cuốc” thì số tiền bạn gửi về quê nhà vẫn ít hơn các bạn đi TNS. Các bạn đi TNS thì chỉ lo mỗi việc là làm sao có đủ sức khỏe để “cày”
  2. Chi phí ban đầu cho việc đi du học Nhật Bản thường cao hơn so với đi TNS từ 1,2 đến 1,5 lần. Đo đó, đối với những gia đình không có đủ điều kiện tài chính, thì đây cũng là trở ngại rất lớn khiến ước mơ sang Nhật Bản học tập không thành hiện thực. 
Nói tóm lại, việc đi du học Nhật bản hay đi TNS, cái nào tốt hơn phụ thuộc vào cách nghĩ của bạn.
  • Nếu bạn nghĩ, chỉ cần sang Nhật làm việc 3 năm kiếm cho đủ 500 triệu (thông thường sau 3 năm làm việc, mỗi TNS mang về nước trung bình 500 triệu). Khi trở về quê hương có chút vốn để làm ăn và xây dựng gia đình. Tôi khuyên bạn nên chọn chương trình TNS.
  • Nếu bạn có ước mơ và hoài bão, muốn kiếm tiền và muốn học tập để có 1 tương lai tươi sáng hơn. Bạn nên chọn du học Nhật Bản. Vì vậy, du học Nhật Bản là đầu tư dài hạn, đầu tư vào tương lai. Còn TNS là đầu tư ngắn hạn. 
Lưu ý: Các bạn học sinh đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học mà đăng ký đi TNS, chúng tôi thấy hơi phí. Với tấm bằng của các bạn thì hoàn toàn có thể sang Nhật học tiếng từ 1,5 năm đến 2 năm. Sau đó chuyển đổi sang Visa làm việc dài hạn tại Nhật Bản sẽ tốt hơn là các bạn lựa chon chương trình TNS. 
Trải qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn Du học nhật , Hoa Sen đã từng hợp tác với rất nhiều Trường đào tạo tại Nhật Bản. Trong những trường đó có những cơ sở tốt và không tốt. Chúng tôi sẽ thông tin đến bạn đọc tại trang chủ  du học nhật bản của chúng tôi sau đợt công tác dài ngày của chúng tôi tại Nhật Bản. Sẽ có những hình ảnh chân thực nhất về du học sinh của Hoa Sen tại đây. Kính mời các bạn đón đọc Du học Nhật Bản – Kỳ 5 : Sự thật về các trường Nhật Ngữ
 Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977

Du học Nhật Bản lý tưởng cho "con nhà nghèo"

Khi nào thì hạt giống nhỏ niềm đam mê khám phá về Nhật Bản được gieo trong lòng bạn? Bạn biết gì về du học nhật bản ? Nếu bạn biết nhưng chưa rõ, hãy để tôi giúp bạn tìm hiểu chi tiết nhé....
NHẬT BẢN - ƯỚC MƠ CỦA TÔI. 
Bạn biết đến Nhật Bản khi nào? Từ những cuốn truyện tranh hay những bộ phim hoạt hình Nhật Bản xuất hiện đầu thập niên 90? Những chiếc ôtô chạy trên đường phố? Hay những món ăn Nhật Bản được ưa thích gần đây?...Trong khi bạn chưa trả lời được những câu hỏi đó thì khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Hãy thử nghĩ xem, trong nhà bạn có ít nhất một món đồ từ Nhật Bản – Đó là chiếc tivi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ,...v.v. Hay đơn giản hơn chỉ là chiếc “nồi cơm điện”. 
Khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã len lỏi vào tận ngõ ngách của thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vậy tại sao Nhật Bản lại có thể phát minh ra những thứ đó và xuất khẩu đi khắp thế giới? Câu trả lời rất đơn giản – Đó chính là hệ thống giáo dục tuyệt vời của Nhật Bản. Chính hệ thống giáo dục đó đã sản sinh ra những thế hệ con người tài năng, mỗi ngày lại có những phát minh đột phá nhằm tạo ra những sản phẩm hữu ích phục vụ con người. 
Ngoài Khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã làm nên kỳ tích thì Văn hóa, Xã hội Nhật Bản cũng đóng góp 1 phần không nhỏ khiến thế giới phải thán phục. Nếu không xảy ra trận động đất kèm sóng thần kinh hoàng hôm 11/03/2011 thì có lẽ trong mỗi chúng ta vẫn còn mơ hồ về cái gọi là “Văn hóa Nhật Bản”. Sẽ chẳng có nơi nào trên thế giới khi xảy ra thảm họa lại không có cảnh cướp bóc, hôi của..... Thay vào những cảnh tượng đó lại là một tinh thần đoàn kết của người Nhật trong hoạn nạn. Họ giúp đỡ nhau trong khó khăn và cùng nhau xây dựng lại nước Nhật trên đống hoàng tàn, như những gì họ đã làm được cách đây 67 năm. 
Bên cạnh đó, Văn hóa làm việc của người Nhật đã trở thành văn hóa doanh nghiệp mà cả thế giới phải ca ngợi. Nhắc đến con người Nhật Bản, là người ta nghĩ đến truyền thống Samurai anh dũng, đến những cô thiếu nữ e ấp trong trang phục truyền thống Kimono, những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa cho riêng miền đất này. Hiện đại và truyền thống cứ thế đan xen trong một xã hội văn minh, trong dòng chảy bất tận của thời gian và không gian. 
Sau thảm họa động đất kèm sóng thần kinh hoàng ngày 11/03/2011. Hoa anh đào vẫn đang ấp ủ chờ mùa khoe sắc. Ngọn núi Phú Sĩ vẫn hiên ngang trong gió lạnh mùa đông hệt như chàng dũng sĩ Samurai đứng oai hùng trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhật Bản vẫn vậy, vẫn khiến thế giới phải thổn thức mỗi khi nghĩ đến mảnh đất linh thiêng này. 
NHẬT BẢN - ĐIỂM ĐẾN LÝ TƯỞNG CHO MỌI NGƯỜI
Một đất nước hoàng kim bạn vẫn từng nghe nhắc đến là một nước thế nào? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về đất nước Nhật Bản, mời bạn tham khảo thống kê của chúng tôi sau đây:
  1. Nhật Bản là nước có thu nhập bình quân đầu người (GDP) đứng thứ 2 thế giới và gấp 30 lần Việt Nam. Có nghĩa là tổng lương trung bình của 1 người Việt Nam nhận được trong 2,5 năm chỉ bằng thu nhập trung bình của người Nhật trong vòng....1 tháng.
  2. Nhật Bản là nước sản xuất xe hơi thứ 1 thế giới. Tổng số xe hơi sản xuất tại Nhật Bản trong vòng 1 năm nếu xếp liền kề sẽ gấp 2,5 lần diện tích thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Tuổi thọ trung bình của người Nhật xếp thứ 1 thế giới. Điều này minh chứng cho chúng ta thấy môi trường sống của Nhật Bản tuyệt vời đến thế nào.
  4. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là thứ 3 thế giới sau Mỹ và Anh. Trong Top 20 trường Đại học hàng đầu thế giới thì có đến 16 trường của Mỹ, 3 trường của Anh và đại diện cuối cùng chính là Đại học Tokyo của Nhật Bản.
Một xã hội văn minh và thịnh vượng như Nhật Bản sẽ là điểm đến lý tưởng cho bất cứ ai biết nắm bắt cơ hội và có mong muốn thay đổi cuộc đời mình. Tôi đã thay đổi cuộc đời mình kể từ khi đặt chân đến Nhật Bản học tập và làm việc. Vậy còn bạn thì sao..? 
Nếu gia đình bạn “nhiều tiền”, tôi khuyên bạn nên đến Anh, Úc, Mỹ.....để học tập. Vì chắc chắn rằng môi trường giáo dục tại những quốc gia này rất tốt. Và có một thực tế không thể phủ nhận là “độ oai” khi cầm những tấm bằng tốt nghiệp tại những quốc gia này sẽ lớn hơn khi bạn tốt nghiệp một trường đào tạo tại Nhật Bản. 
Còn nếu gia đình bạn “ít tiền”. Bạn có ước mơ? Bạn muốn thay đổi bản thân mình? Thì hãy nghĩ đến du học Nhật Bản! 
Có 1001 lý do và con đường để bạn đến Nhật Bản như: Tu nghiệp sinh, Xuất khẩu lao động, Du học,..v.v... Nhưng hay nghe lời khuyên của tôi. Cách tốt nhất để bạn thành công tại Nhật Bản, đó là bạn học tập tại Nhật Bản. Nếu bạn hoạch định tương lai bản thân mình một cách rõ ràng khi bạn đến Nhật Bản học tập tôi tin chắc bạn sẽ thành công và trở thành người có ích cho xã hội. 
Nếu.....
Học để hiểu biết – Chắc chắn bạn sẽ thỏa mãn khi đến Nhật Bản học tập. Vì cả thế giới phải nghiêng mình thán phục những thành tựu của Nhật Bản đã đạt được, thì không có lý do gì để nghi ngờ về nền giáo dục nơi đây. 
Nếu.....
Học để mưu sinh – Bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Nhật Bản là quốc gia duy nhất cho phép bạn được đi làm thêm 28h/1 tuần (lương 10,5 USD/1h) trong thời gian bạn học tập và toàn thời gian 56h/1 tuần trong các kỳ nghỉ (2 tháng/ 1 năm). Nếu so với Mỹ ( làm thêm 20h/1 tuần – lương 8 USD/1h), Anh (làm thêm “10h – 20h/1 tuần” – lương 9 USD/1h), Úc (làm thêm 20h/1 tuần – lương 9 USD/1h), Canada (làm thêm 20h/1 tuần – lương 9 USD/1h) .........thì du hoc nhat là điểm đến lý tưởng cho "con nhà nghèo". 
Nếu.....
Học để làm người – Hãy nhìn vào những gì người Nhật đã làm trong hoạn nạn, bạn sẽ học được giá trị làm người từ những bài học đó. 
Nếu.....
Học để xây dựng đất nước –  Hãy nhìn vào thành quả sau 26 năm đổi mới của đất nước. Bạn sẽ thấy tầng lớp tri thức đóng góp được rất nhiều để Việt Nam phát triển được như ngày nay. 
Các bạn thân mến! Việc đi du học nhật bản đó là kế hoạch của cuộc đời bạn. Là những bước đi chập chững đầu tiên để biến giấc mơ thành sự thực. Nhật Bản không chỉ có du học, còn có rất nhiều mục tiêu khác nữa, nhưng nếu bạn vẫn còn băn khoăn về giấc mơ này thì hãy đón đọc tiếp kỳ - Du học Nhật Bản – Kỳ 4: Du học Nhật Bản hay Xuất khẩu lao động 

Nguồn: duhocnhatbanaz.edu.vn


Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977

Du học Nhật Bản – Bức tranh du học toàn cầu

Trước đây, nhắc đến du học là người ta thường nghĩ đến những gia đình giàu có gửi con sang Mỹ, Anh, Úc, hay thậm chí cả Singapore học tập. Vậy thực tế điều kiện du học tại những quốc gia này như thế nào? Hiền Quang chúng tôi xin phép phân tích qua để bạn đọc có thể hình dung một cách khái quát về bức tranh du học toàn cầu hiện nay.
MỸ - The American Dream. Tôi có thể khẳng định với các bạn rằng nền giáo dục của Mỹ là số 1 thế giới, và là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ muốn thành công trong cuộc sống này. Số lượng du học sinh Việt Nam du học Mỹ nhiều nhất xuất phát từ khu vực Miền Nam, tập trung chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh. Các bạn du học sinh Việt Nam đến Mỹ với những lý do khác nhau như: Có người thân đang sinh sống tại Mỹ, muốn học tập thực sự tại Mỹ (đối tượng học giỏi),...v.v...và một bộ phận không nhỏ những người mong muốn đến Mỹ với miếng bánh “Định Cư”.
Tất nhiên, được học tập tại Mỹ là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, việc đến được Mỹ hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác, vì các quy định về việc cấp Visa du học Mỹ là rất khó.. Tôi có 1 số thống kê vui cho các bạn như sau:
  1. Nếu bạn ngồi uống trà đá bên đường đối diện Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại TP. HCM (Số 4 Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM) từ 8h sáng đến 12h trưa, bạn nhận được ít nhất 200 tờ rơi giới thiệu về các chương trình du học Mỹ của các công ty tư vấn du học. Công ty nào cũng quảng cáo tỷ lệ đỗ Visa 100%. Nhưng thực tế lại khác.......
  2. Nhân viên phỏng vấn bạn chưa bao giờ dành quá 5 phút và 5 câu hỏi cho bạn. Họ chỉ cần 10 giây lướt qua hồ sơ của bạn cũng có thể có 1001 lý do để từ chối cấp Visa cho bạn.
  3. Kỷ lục của bạn P học sinh tại TP. HCM (xin phép giấu tên) là xin Visa du học Mỹ đến lần thứ 18 mới được cấp. Thời gian từ lần thứ 1 đến lần thứ 18 mất hơn 3 năm. (Chắc có lẽ nhân viên lãnh sự thấy nhẵn mặt quá nên thương mà cấp Visa cho).
  4. Mỗi lần xin Visa du học Mỹ bạn mất 140 USD lệ phí (chưa kể 210 USD phí bảo đảm an ninh cho lần đầu tiên xin Visa). Bạn có đủ tiền và kiên nhẫn đến lần thứ 18 giống như bạn P không?
Và tôi có lời khuyên dành cho các bạn: Có hai loại đối tượng sẽ được cấp Visa du học Mỹ là người “rất giàu” và “học rất giỏi”. Nếu bạn không thuộc 2 loại đối tượng này, tốt nhất bạn nên từ bỏ ý định đi du học Mỹ.
ANH -  Nền giáo dục đứng thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, nếu bạn không thuộc đối tượng học “rất giỏi” giành học bổng du học Anh, thì có một số lý do khiến bạn phải cân nhắc trước khi đăng ký du học Anh.
  1. Để được cấp Visa du học Anh. Bạn phải chứng minh được cả hai yếu tố đó là Gia đình bạn có tiền và trình độ tiếng Anh của bạn đủ để có thể được chấp nhận theo học tại Anh.
  2. Chính phủ Anh đã thiết chặt quy định về việc cấp giấy phép cho du học sinh đi làm thêm tại Anh. Đối với hầu hết các sinh viên quốc tế (Sinh viên thuộc Tier 4) đang học đại học hoặc cao đẳng. Bạn được cho phép làm việc khoảng 20 tiếng một tuần trong thời gian đi học và làm toàn thời gian trong giai đoạn nghỉ học. Nếu bạn đang học một khóa dưới Đại học, bạn chỉ được cho phép làm việc không nhiều hơn 10 giờ trong kỳ. Để xin được việc làm thêm tại Anh bạn phải tự thân vận động mà không có bắt kỳ sự trợ giúp nào từ phía nhà trường nơi bạn theo học. (Đây là khác biệt rất lớn giữa du học Anh và du học Nhật Bản – Nếu bạn du học nhật bản bạn được phép đi làm 28h/1 tuần đối với bất cứ bậc học nào, chính trường bạn đang theo học sẽ tìm việc làm thêm cho bạn)
  3. Hiện tại Vương quốc Anh đang áp dụng hệ thống thang điểm để xét duyệt cho những trường hợp muốn ở lại Vương quốc Anh làm việc. Cụ thể Cục Biên giới Anh sẽ xem xét bằng cấp, kỹ năng tiếng Anh, khả năng tài chính...của bạn trước khi quyết định bạn có được phép ở lại Anh làm việc hay không. (Điều này trái ngược hoàn toàn với du hoc nhật – Khi bạn tốt nghiệp từ bậc trung cấp tại Nhật Bản, chính ngôi trường bạn theo học sẽ giới thiệu việc làm cho bạn và thời gian làm việc của bạn tại Nhật Bản là không giới bạn) 
Có rất nhiều lý do để cân nhắc trước khi du học Anh. Nhưng tôi có 1 lời khuyên dành cho các bạn. “Hãy đến Vương Quốc Anh học tập với một trình độ tiếng Anh tốt và 1 chiếc thẻ ATM đầy ắp tiền”
AUSTRALIA – Đừng đến Úc với miếng bánh “định cư”. Úc vẫn là nơi có số lượng du học sinh Việt Nam đến học tập đông Nhất hiện nay bởi bằng cấp được quốc tế công nhận, môi trường sống an toàn, thanh bình, người dân thân thiện, học phí và sinh hoạt phí rẻ hơn một số nước phát triển ở Châu Âu và Mỹ, quá trình xin visa nhanh chóng và thuận tiện .
Bên cạnh đó, Úc được biết đến là mảnh đất thiên đường đối với những người có mục đích nhập cư. Hầu hết các chương trình quảng cáo du học Úc đều gắn liền với việc có thể dễ dàng xin được thường trú Úc (PR – Permanent Residency) để định cư lâu dài tại đất nước chuột túi. Điều này đã góp phần khiến cho lượng sinh viên sang Úc du học gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là đội ngũ sinh viên học nghề như làm tóc, làm bánh, nấu ăn, quản lý nhà hàng, khách sạn, thợ cơ khí… vì đây là những ngành nghề nước Úc thiếu hụt lao động. Từ năm 2000 đến cuối năm 2010, số du học sinh Việt Nam theo học các khóa nghề ở Úc đã tăng gần 9 lần, từ 689 sinh viên lên đến 6043 sinh viên. Giai đoạn gia tăng mạnh mẽ nhất là năm 2008 với 93,7% và năm 2009 với 83,3% so với năm 2000.
Tuy nhiên mọi chuyện đã thay đổi từ đầu năm 2010 bởi một số yếu tố tác động và chính sách thiết chặt hơn các quy định cấp Visa, quy chế định cư được ban hành cụ thể như sau:
  1. Lệ phí xét Visa du học Úc sau ngày 01/07/2011 là 13,000,000 VNĐ. Tăng gấp gần 2 lần chỉ trong 2 năm trở lại đây. Lệ phí này gấp 1,5 lần xin Visa du học Anh, 4,5 lần xin Visa du học Mỹ,....và gấp 20 lần xin Visa du học Nhật Bản . Việc tăng lệ phí xét Visa du học Úc được cho là nhằm hạn chế những đối tượng du học sinh chỉ muốn đến Úc vừa học vừa làm với ý định nhập cư sau này. (hầu hết hồ sơ du học loại này xét Visa sẽ trượt, trượt thì mất nhiều tiền, mất nhiều tiền thì sẽ từ bỏ ý định du học Úc)
  2. Quy định về việc chứng minh tài chính và chứng minh khả năng tiếng Anh du học Úc tương khối khắt khe trong thời gian gần đây. Cụ thể như sau:
  • Đối với trường hợp xin học nghề tại Úc, bạn phải đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu IELTS 4.5 (tương đương bằng C). Đây là điều vô cùng khó với những học sinh có ý định vừa học vừa làm tại Úc.
  • Bạn phải chứng minh có có đủ chi phí 18 tháng đầu tiên (27,000 đôla Úc) thay vì 12,000 Đôla Úc như trước đây. Và sổ tiết kiệm phải được mở trước tối thiểu 3 tháng trước ngày bạn nộp hồ sơ xin Visa.
  1. Đồng Đôla Úc tăng giá lên kỷ lục từ 11,000 VNĐ đổi 1 Đôla Úc năm 2009 lên 22,000 VNĐ đổi 1 Đôla Úc vào cuối năm 2011 đã tạo thêm gánh nặng rất lớn cho những gia đình có con đang theo học tại Úc.
  2. Để kiếm việc làm thêm tại Úc (du học Úc làm thêm 20h/1 tuần < du học Nhật Bản làm thêm 28h/1 tuần) với mức lương đủ trang trải việc học là vô cùng khó ở thời điểm hiện tại. Và nếu may mắn bạn có việc làm thêm cũng là do bạn tự tìm kiếm chứ không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía nhà trường bạn đang theo học.
  3. Trong bối cảnh nước Úc ngày càng thắt chặt chính sách nhập cư và dường như các cơ hội xin PR trở nên rất ‘xa vời’ như hiện nay thì có một số sinh viên Việt Nam bị rơi vào tình huống ‘tiến thoái lưỡng nan’ bởi Bộ Nhập cư và Quốc tịch Úc (DIAC) ngày càng nâng cao yêu cầu về cấp bậc đào tạo, kinh nghiệm làm việc, tiếng Anh.... đối với các ứng cử viên xin PR. Trong đó, yêu cầu về điểm tiếng Anh IELTS là một khó khăn lớn nhất với phần lớn sinh viên Việt Nam, đặc biệt là đối với các sinh viên học nghề.

    Theo DIAC, chỉ có những sinh viên nào đạt 7.0 tiếng Anh IELTS trở lên (không môn nào dưới 7) thì mới được cộng điểm để xin PR. Đây được coi là một ‘cửa tử’ với hầu hết các sinh viên học nghề bởi theo nhận định của chúng tôi thì các sinh viên học nghề thường có trình độ tiếng Anh thấp hơn so với các sinh viên đại học và cao học.
Lời kết: Hãy từ bỏ ý định du học Úc để được “định cư” nếu như bạn không thực sự giỏi. Và đừng nghĩ đến Úc để “vừa học vừa làm”.
SINGAPORE – Điểm đến của giáo dục Châu Á. Với một nền giáo dục hàng đầu Châu Á, Singapore tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với rất nhiều du học sinh Việt Nam. Có rất nhiều lý do để du học sinh Việt Nam chọn Singapore như: Vị trí địa lý gần với Việt Nam, môi trường sống yên bình, chi phí sinh hoạt và học phí thấp hơn các nước Anh, Úc, Mỹ, Canada...v.v.... và một điều vô cùng quan trọng đó là không cần xin Visa du học. Tuy nhiên để bạn đọc có thể hiểu hơn về du học Singapore chúng tôi xin phân tích khái quát một vài điểm trong chương trình đạo tạo của Singapore.
Khi bạn muốn học tập tại Singapore bạn có 2 sự lựa chọn: Theo học các trường công lập hoặc theo học các trường tư thục.
  • Đối với các trường công lập (đào tạo các bậc học THPT, Cao Đẳng, Đại học và Sau đại học), để được vào học bắt buộc bạn phải trải qua kỳ thi xét tuyển vô cùng khó khăn (khó gấp 10 lần thi Đại học tại Việt Nam), nhưng ưu điểm nổi bật là bạn được trợ cấp từ 70% - 80% học phí của chính phủ Singapore. Sau khi tốt nghiệp, bạn phải ở lại làm việc tại Singapore trong vòng 3 năm để trả nợ khoản phí này. Được học tập tại các trường Công lập tại Singapore không chỉ là niềm mơ ước mà còn là niềm tự hào của tất cả du học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, nếu bạn không có khả năng học tập xuất sắc thì cánh cửa vào các trường công lập của Singapore là “nhiệm vụ bất khả thi”.
  • Đối với các trường tư thục (đào tạo các bậc học Chứng chỉ ngắn hạn, Cao đẳng, Đại học, Sau đại học), để được vào học các trường tư thục này chỉ cần bạn.....có tiền. Ưu điểm của các trường tư thục loại này là điều kiện nhập học rất dễ dàng (không yêu cầu trình độ tiếng Anh), thời gian nhập học linh hoạt (bất cứ lúc nào cũng có thể vào học – không giống như du học Nhật Bản có 4 kỳ nhập học cố định hàng năm). Nhưng nhược điểm là học xong “chẳng biết gì”. Đối với các trường tư thục của Singapore có đến 95% (trên tổng số gần 400 trường) chúng tôi đánh giá là “kém chất lượng”.
Trước khi bạn quyết định lựa chon du học Singapore chúng tôi có lời khuyên dành cho bạn:
“Nếu khả năng học tập của bạn không thực sự xuất sắc. Chỉ đến Singapore học tập nếu bạn có một Vali đầy tiền. Vì Singapore cấm tuyệt đối sinh viên không được đi làm thêm”
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một số nước tiêu biểu du học sinh Việt Nam đang chọn là điểm đến. Vậy còn du học Nhật Bản thì sao?  Tại sao du học sinh Việt Nam lại "thần tượng" chương trình du học Nhật Bản đến vậy? Câu trả lời sẽ có ở phần sau của bài viết này. Mong các bạn đón đọc nhé!
Kính mời các bạn đón đọc :
Du học Nhật Bản – Kỳ 3: Điểm đến lý tưởng cho con nhà nghèo
  Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977

Du học Nhật Bản – Kỳ đầu: Những con người đi tiên phong

Du học Nhật Bản – Kỳ đầu: Những con người đi tiên phong

Công ty tư vấn du học quốc tế Hiền Quang xin trân trọng giới thiệu đến độc giả loạt bài viết phân tích nhiều kỳ về chương trình du học Nhật Bản trong những năm gần đây. Hy vọng qua loạt bài viết nhiều kỳ này, những ai chuẩn bị du học Nhật Bản có cái nhìn khái quát và chân thực hơn về Nhật Bản cũng như cuộc sống của du học sinh nơi đây. 

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 
Vào đầu thế kỷ XX, trên khắp đất nước Việt Nam đã dậy lên làn sóng Duy Tân, hiện đại hóa, biểu hiện cho làn sóng này là phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu khởi xướng, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập. Mở đầu của chuyến đi (tháng 10 năm 1905) của cụ Phan Bội Châu là đưa 3 thanh niên là Nguyễn Thức Canh, Nguyễn Điển, Lê Khiết bí mật vượt qua vòng lưới mật thám Pháp. Tiếp theo sau đó là đoàn thứ hai gồm 5 người, trong số đó có hai anh em Lương Ngọc Quyến và Lương Nghị Khanh là con cụ Lương Văn Can - Hiệu trưởng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội. Chỉ một năm sau đó, năm 1906, Cường Để - Hội chủ hội Duy Tân cũng bí mật lên đường sang Nhật. Đến năm 1908, cụ Phan Bội Châu đã đưa khoảng 200 lưu học sinh của Việt Nam sang Nhật Bản học tập (tại trường Chấn Võ và Đồng Văn thư viện), trong đó có khoảng 100 người quê ở miền Nam. 
Tuy phong trào Đông Du chỉ tồn tại được chưa đầy 4 năm (1905 – 1908) nhưng đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Khi đất nước còn chìm trong đô hộ của thực dân Pháp, những thanh niên trí thức yêu nước đã biết tìm đường du học để mong kiến thức mình học được phục vụ công cuộc giải phóng đất nước. 
Ngày nay thì việc tiếp thu tri thức mới có rất nhiều phương cách: Đông Du, Tây Du, Bắc Du, Nam Du hay du (học) tại chỗ,…bằng cách Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, gia đình bỏ tiền cho con đi du học, bản thân du học sinh truy lùng học bổng… Vấn đề có chăng là ở chỗ, sau khi hoàn thành khóa học các du học sinh có quay về quê hương đất nước để phục vụ, nhằm đưa mảnh đất nghèo khó của chúng ta sánh vai cùng với các cường quốc trên khắp các châu hay không – đó còn là một dấu chấm hỏi khó tìm ra lời giải. 
NHỮNG NGƯỜI TIÊN PHONG 
Có thể nói người tiên phong trong việc đưa học sinh Việt Nam ở thời kỳ đổi mới sang Nhật Bản học tập đó chính là thầy Nguyễn Đức Hòe, hiệu trưởng trường Nhật Ngữ Đông Du. Sự ra đời của trường Nhật Ngữ Đông Du tháng 04/1991 và chương trình du học Nhật Bản tháng 04/1992 đã chính thức mở ra một thị trường du học đầy tiềm năng. Chương trình du học nhật bản của Đông Du tập trung chủ yếu vào các chương trình học bổng và chương trình tài trợ của báo Asahi. Hiện nay thì Đông Du cũng đã triển khai thêm một số dịch vụ du học nhật bản khác nữa nhưng chúng tôi không tiện phân tích.... 
........VÀ BÙNG NỔ 
Mặc dù Đông Du là đơn vị tiên phong trong việc giới thiệu học sinh Việt Nam đi du hoc nhat ban, nhưng chương trình du học này chỉ thực sự bùng nổ vào những năm gần đây bởi các ”tác nhân chính” sau đây:


  1. Tháng 04/2000. Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” (gọi tắt là Đề án 322) và cấp học bổng du học cho các nhóm đối tượng hưởng lương từ ngân sách và doanh nghiệp nhà nước, cũng góp phần khiến cho bức tranh du học Nhật Bản thêm phong phú.
  2. Các chương trình hỗ trợ học bổng của chính phủ Nhật Bản dành cho sinh viên Việt Nam nhiều hơn do tự tăng cường giao lưu văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản.
  3. Tổ chức hỗ trợ sinh viên quốc tế du học Nhật Bản (Jasso) ít nhất 2 lần/1 năm tổ chức những triển lãm lớn thu hút hàng ngàn người tham dự để giới thiệu chương trình du học Nhật Bản đến sinh viên Việt Nam.
  4. Các trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản và trung tâm giao lưu văn hóa Việt - Nhật mở ra cũng góp phần không nhỏ quảng bá chương trình du học Nhật Bản đến du học sinh Việt Nam.
  5. Các nước có truyền thống nhận du học sinh Việt Nam như: Anh, Úc, Mỹ....v.v.. thiết chặt quy định cấp Visa du học. Do đó, một bộ phận không nhỏ du học sinh đã chuyển hướng sang du học Nhật Bản vì các quy định cấp Visa du hoc nhat đơn giản hơn.
  6. Số lượng Tu Nghiệp Sinh (những người làm việc tại Nhật Bản 3 năm) trở về nước cũng góp phần tuyên truyền về cuộc sống và văn hóa Nhật Bản.
  7. Một số thị trường xuất khẩu lao động truyền thống như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản...v.v... đã thiết chặt hơn về quy định cấp Visa cho người lao động. Đó cũng là lý do khiến người lao động chuyển hướng sang du học Nhật Bản vì các quy định về việc làm thêm nơi đây lương còn cao hơn rất nhiều so với lao động xuất khẩu tại các nước khác.
  8. Một số công ty tư vấn chuyên về du học Nhật Bản do các nhóm du học sinh đã từng học tập và làm việc tại Nhật Bản mở ra thời gian gần đây tại Việt Nam, cũng góp phần tạo cầu nối thông tin giữa du học sinh Việt Nam và các cơ sở giáo dục uy tín của Nhật Bản. 
Du Học Nhật Bản đã bùng nổ rồi, vậy du học các nước khác thì sao?...Câu trả lời sẽ có ở phần 2 của loạt bài viết này. 
Sưu tầm.
Bạn muốn tìm hiểu Du hoc Nhat BanDu học Nhật Bản
Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977