Trước ngưỡng cửa cuộc đời hẳn trong mỗi chúng ta đều có những băn khoăn
và không ít lần chúng ta tự hỏi, đâu là đích đến mà chúng ta mong muốn.
Câu hỏi này cũng giống như hàng trăm câu hỏi , mà chúng tôi nhận được
liên quan đến du học Nhật Bản và
Xuất khẩu lao động trong thời gian vừa qua. Sự giống nhau và khác nhau
giữa 2 chương trình này đã khiến không ít bạn trẻ bối rối khi lựa chọn.
Để giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát và chân thực nhất về 2 chương
trình này, chúng tôi xin phép phân tích như sau:
KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.
(Các thị trường xuất khẩu lao động như Đài loan, Trung đông, Malaysia ....v.v... dành cho các đối tượng “xóa đói giảm nghèo” nên
chúng tôi không muốn phân tích. Vì nếu phân tích và so sánh với du học
Nhật Bản sẽ thấy quá chênh lệnh. Rất mong bạn đọc thông cảm!)
HÀN QUỐC – Thiên đường xuất khẩu lao động.
Tôi dám chắc với các bạn rằng bất cứ ai muốn đi xuất khẩu lao động, ý
nghĩ đầu tiên của họ là Hàn Quốc. Với mức lương trung bình của người lao
động từ 1000 USD/ 1 tháng đến 1,500 USD/ 1 tháng thì không có thị
trường xuất khẩu lao động nào hấp dẫn hơn Hàn Quốc. Tuy nhiên, để được
nhận sang Hàn Quốc làm việc bạn cần nắm rõ quy trình sau
Bước 1:
Đăng ký học tiếng Hàn và thi đỗ kỳ thi năng lực tiếng Hàn KLPT. Điểm đỗ
được quy định từ 80 đến 200 điểm và xét theo chỉ tiêu từ cao xuống
thấp. Ví dụ: Bạn đăng ký xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc ngành “Xây
Dựng”. Chỉ tiêu tiếp nhận phía Hàn Quốc là 100 người. Xét từ 200 điểm
trở xuống, nếu như bạn là người điểm thấp thứ 101 thì dù bạn có đạt 199
điểm cũng không được coi là đỗ KLPT.
Bước 2: Sau
khi kiểm tra tiếng Hàn đạt yêu cầu, người lao động mua hồ sơ đăng ký dự
tuyển tại Sở LĐ-TB&XH hoặc các trường dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng.
Người lao động kê khai, bổ sung các giấy tờ cần thiết vào hồ sơ và nộp
trực tiếp tại Sở LĐ-TB&XH hoặc các trường dạy nghề thuộc Bộ Quốc
phòng để nơi đây tập trung hồ sơ gửi về Trung tâm Lao động ngoài nước.
Tại đây, hồ sơ của người lao động được kiểm tra lần cuối, nếu đáp ứng đủ
điều kiện theo quy định sẽ được nhập vào máy tính và gửi sang Hàn Quốc
để giới thiệu cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn. Chỉ những
người được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn mới được làm thủ tục
xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc. Hồ sơ đăng ký dự tuyển có hiệu lực
trong vòng một năm. Quá thời hạn trên mà chưa được chủ sử dụng lao động
lựa chọn thì người lao động sẽ bị xóa tên khỏi danh sách đăng ký dự
tuyển.
Quy trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc là vậy. Tuy nhiên một câu hỏi đặt
ra là tại sao ở Việt Nam có đến hàng trăm công ty môi giới xuất khẩu lao
động Hàn Quốc? Xin thưa với các bạn rằng, các công ty môi giới xuất
khẩu lao động tại Việt Nam, chỉ có 1 chức năng duy nhất đó là dạy tiếng
Hàn cho những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, chứ không có chức
năng môi giới đưa lao động sang Hàn Quốc. Vậy là câu chuyện “lừa đảo
xuất khẩu lao động Hàn Quốc” diễn ra như cơm bữa. Nếu các bạn có thời
gian thường xuyên đọc tin tức trên các báo mạng, bạn sẽ thấy câu chuyện
“đi tù” của các “doanh nhân lừa đảo xuất khẩu lao động” gần như tháng
nào cũng có.
Để nói về các công ty môi giới xuất khẩu lao động Hàn Quốc, tôi chỉ tóm tắt lại trong 1 câu nói.
“Môi giới xuất khẩu lao động Hàn Quốc là con đường ngắn nhất dẫn đến..........trại giam”
Trước đây tôi đã từng viết một bài về chương trình “Tu Nghiệp Sinh” tại
Nhật Bản, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn trẻ băn khoăn hỏi chúng tôi về
“sự lựa chọn giữa 2 con đường là “du hoc nhat ban” và “Tu Nghiệp Sinh” thì con đường nào là đúng đắn nhất..???”
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi chúng tôi xin điểm qua những nét chính của hai chương trình này.
Khái quát về chương trình Tu Nghiệp Sinh
Tu Nghiệp Sinh (TNS) là chương
trình mà chính phủ Nhật Bản viện trợ, giúp đỡ cho Việt Nam đào tạo
chuyên gia trong các lĩnh vực Nghề, Sản xuất máy móc....v.v..., đồng
thời giúp các Xí nghiệp của Nhật Bản đang thiếu nhân công trầm trọng một
lượng nhân công giá rẻ từ các nước đang phát triển. Theo tinh thần hợp
tác thì TNS sẽ học và làm việc ở Nhật là 3 năm. Sau khi sang Nhật trong
10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ
khoảng 70,000 yên/ tháng đến 80,000 yên/ tháng. Sau 10 tháng huấn nghệ
nếu thi đậu bằng nghề của Nhật thì sẽ được chuyển sang tư cách gọi là
“Thực Tập Sinh”, được trả lương tương đương với mức lương người Nhật tập
sự trong vòng 26 tháng còn lại khoảng 120,000 yên – 140,000 yên/ tháng.
Thông thường khi TNS sang Nhật thì toàn bộ chi phí họ không phải trả gì
hết. “Nghiệp đoàn” tiếp nhận TNS cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ
cấp cho công việc huấn nghệ. Thế nhưng nếu bạn muốn đi TNS và qua các
công ty môi giới ở Việt Nam, thông thường họ sẽ thu của bạn từ 6.000 USD
đến 8.000 USD
Tuy nhiên, việc sang Nhật Bản theo hình thức Tu Nghiệp Sinh hiện tại
cũng rất khó do có các quy định mới của nghiệp đoàn như: Tay nghề cao,
chiều cao, cân nặng, sức khỏe, trình độ tiếng Nhật..v.v... Bên cạnh đó,
để tìm được “đơn hàng” phù hợp cũng khiến không ít bạn trẻ chờ đợi hàng
năm trời mà chưa được đi TNS.
So sánh giữa “du học nhật bản” và “Tu nghiệp sinh”
Ưu điểm của du học Nhật Bản so với TNS:
- Du học Nhật Bản, bạn được phép đi làm thêm tối thiểu 28h/1 tuần. Mức lương tối thiểu khoảng 120,000 yên/ 1 tháng (khoảng 32 triệu đồng). Nếu so với lương làm việc của TNS thì mức lương của du học sinh cao hơn.
- Không chỉ trong suốt quá trình học tập tại Nhật Bản (từ 4 năm đến 6 năm), mà sau khi học xong tại Nhật Bản, bạn được phép ở lại làm việc tại Nhật Bản không giới hạn thời gian. Còn với chương trình TNS bạn được phép sinh sống và làm việc tối đa tại Nhật Bản là 3 năm.
- Khi bạn tốt nghiệp các trường đào tạo tại Nhật Bản, trình độ tiếng Nhật và Bằng cấp của bạn hơn hẳn các bạn TNS. Do đó, con đường thành công của bạn sẽ cao hơn so với các bạn đi TNS.
Những điểm hạn chế:
- Du học tại Nhật Bản có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của bản thân bạn. Vì ngoài việc học bạn còn phải lo đi làm kiếm tiền trang trải các khoản chi phí tại Nhật Bản như: Tiền học phí, tiền ăn, tiền nhà trọ, tiền đi lại và chi tiêu cá nhân...v.v.. Do đó, dù bạn có “cày cuốc” thì số tiền bạn gửi về quê nhà vẫn ít hơn các bạn đi TNS. Các bạn đi TNS thì chỉ lo mỗi việc là làm sao có đủ sức khỏe để “cày”
- Chi phí ban đầu cho việc đi du học Nhật Bản thường cao hơn so với đi TNS từ 1,2 đến 1,5 lần. Đo đó, đối với những gia đình không có đủ điều kiện tài chính, thì đây cũng là trở ngại rất lớn khiến ước mơ sang Nhật Bản học tập không thành hiện thực.
- Nếu bạn nghĩ, chỉ cần sang Nhật làm việc 3 năm kiếm cho đủ 500 triệu (thông thường sau 3 năm làm việc, mỗi TNS mang về nước trung bình 500 triệu). Khi trở về quê hương có chút vốn để làm ăn và xây dựng gia đình. Tôi khuyên bạn nên chọn chương trình TNS.
- Nếu bạn có ước mơ và hoài bão, muốn kiếm tiền và muốn học tập để có 1 tương lai tươi sáng hơn. Bạn nên chọn du học Nhật Bản. Vì vậy, du học Nhật Bản là đầu tư dài hạn, đầu tư vào tương lai. Còn TNS là đầu tư ngắn hạn.
Lưu ý: Các
bạn học sinh đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học mà đăng ký đi TNS, chúng
tôi thấy hơi phí. Với tấm bằng của các bạn thì hoàn toàn có thể sang
Nhật học tiếng từ 1,5 năm đến 2 năm. Sau đó chuyển đổi sang Visa làm
việc dài hạn tại Nhật Bản sẽ tốt hơn là các bạn lựa chon chương trình
TNS.
Trải qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn Du học nhật ,
Hoa Sen đã từng hợp tác với rất nhiều Trường đào tạo tại Nhật Bản. Trong
những trường đó có những cơ sở tốt và không tốt. Chúng tôi sẽ thông tin
đến bạn đọc tại trang chủ du học nhật bản của
chúng tôi sau đợt công tác dài ngày của chúng tôi tại Nhật Bản. Sẽ có
những hình ảnh chân thực nhất về du học sinh của Hoa Sen tại đây. Kính
mời các bạn đón đọc “Du học Nhật Bản – Kỳ 5 : Sự thật về các trường Nhật Ngữ”
Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí: Hotline: 0905234977
Công Ty TNHH Tư Vấn Du Học Hiền Quang
Địa chỉ: 42/6 Đường Số 3 - Phường 9 - Quận Gò Vấp - TP. HCM
Điện thoại: 08. 7300 2988 - 08. 7300 3088
Website: vvvvv.duhocnhatbanaz.edu.vn
Email: duhochienquang@gmail.com
Địa chỉ: 42/6 Đường Số 3 - Phường 9 - Quận Gò Vấp - TP. HCM
Điện thoại: 08. 7300 2988 - 08. 7300 3088
Website: vvvvv.duhocnhatbanaz.edu.vn
Email: duhochienquang@gmail.com