Du học nhật bản 2014

Du học nhật bản giá rẻ

Hiển thị các bài đăng có nhãn cuộc sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cuộc sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Điều cần biết về cuộc sống tại Nhật Bản

Du học nhật bản- Điều cần biết về cuộc sống tại Nhật Bản


CUỘC SỐNG TẠI NHẬT BẢN
Du học nhật bản- Quần áo, đồ ăn, nơi ở, học phí, tất cả hết khoảng bao nhiêu? Làm thêm có vất vả lắm không? Nếu bị bệnh thì như thế nào? Phong tục tập quán có khác nhau không? Hết điều này đến điều khác phải lo lắng! Lần đầu tiên đến Nhật Bản, cho đến khi quen với mọi thứ chắc có rất nhiều điều ngạc nhiên, khám phá. Không sao! Ai cũng phải vượt qua con đường này! Hãy nhìn về phía trước và cố gắng vượt qua.
CHI PHÍ SINH HOẠT VÀ GIÁ CẢ
Đồng tiền của Nhật Bản là Yên. Có 4 loại tiền giấy: 10.000 yên, 5000 yên, 2000 yên và 1000 yên. Có 6 loại tiền xu: 500 yên, 100 yên, 50 yên, 10 yên, 5 yên và 1 yên. Nói chung ở Nhật bản khi mua đồ đều thanh toán bằng tiền mặt, có nhiều cửa hàng có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ngoài ra ngày càng nhiều cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ “Debit” . Người ta ít dùng ngân phiếu để thanh toán trong cuộc sống hàng ngày.
Dưới đây là chi phí sinh hoạt 1 tháng của sinh viên nước ngoài (Bao gồm cả tiền học).
Theo điều tra của Hoa Sen có 92,9% du học sinh đi làm thêm. Công việc phổ biến nhất là các việc phụ trong nhà hàng, tiếp đến là bán hàng, gia sư và dọn vệ sinh ..v.v… Việc chi trả của các công việc và các vùng khác nhau, ví dụ đối với học sinh tiếng Nhật khá một chút (khoảng SAN KYU) phục vụ trong nhà hàng mỗi giờ được 1200 – 1500 Yên (tương đương 240.000VND – 300.000VND), nếu làm tối thiểu 28 tiếng 1 tuần thì thu nhập tối thiểu khoảng 33.600 Yên – 42.000 Yên. Nếu một tháng đi làm đủ 4 tuần (1 tháng) thì thu nhập một tháng khoảng 134.400 Yên – 168.000 Yên (tương đương 1543 USD –1935 USD).
Sau khi được nhà trường cho phép thì du học sinh mới được phép đi làm thêm theo các điều kiện sau đây:
1.      Không làm ảnh hưởng đến việc học.
2.      Mục đích của việc đi làm thêm là dành tiền trang trải học phí và các chi phí cần thiết khác chứ không phải đi làm để dành tiền và gửi về nhà.
3.      Không làm các công việc xấu ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, tập quán và tư cách đạo đức của du học sinh.
4.      Không làm các công việc như buôn bán các mặt hàng tiêu dùng.. v.v.....
Những điểm lưu ý khi quyết định việc làm………….....Các bạn cần hết sức quan tâm đến sức khỏe và không để ảnh hưởng đến mục đích du học của bạn!
© Công việc có trở ngại đến việc học không?.............Làm việc đến khuya, và làm nhiều tiếng trong ngày thì có ảnh hưởng đến ngày hôm sau không?
© Cách chi trả………………………………………............Bao gồm cách trả thuế, trả theo ngày, trả theo tuần, trả theo tháng, trả trực tiếp hay trả qua ngân hàng
© Nội dung của công việc có an toàn không?.............Công việc có nguy hiểm không? Trong trường hợp bị tai nạn thì tiền bồi thường ra sao?
Việc giới thiệu việc làm cho bạn sẽ do trường bạn đang theo học và các trung tâm hỗ trợ sinh viên trong nước và quốc tế “Hello Work”. Nhưng thông thường thì các bạn sinh viên khóa trước giới thiệu cho các bạn mới sang Nhật.
NHÀ Ở
Nhà nước, chính quyền địa phương, các trường học đều có nhà ở cho sinh viên thuê. Có 77,1% du học sinh thuê nhà tư để ở. Thông thường, nếu muốn thuê nhà bạn có thể tư vấn trực tiếp tại phòng quản lý du học sinh của Hong Nhung C&T tại Nhật Bản hoặc hỏi tại công ty môi giới bất động sản.
Cùng với đời sống của người dân, nhà cửa ở Nhật cũng bắt đầu phương tây hóa, nhưng đến bây giờ người Nhật vẫn có thói quen cởi giày để ở cửa ra vào. Phòng kiểu Nhật Bản dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Phòng quay về hướng Nam, cửa sổ quay về hướng Tây, phòng vừa ấm, vừa sáng, giá đắt. Tiền nhà phụ thuộc khoảng cách từ nhà tới ga, số năm mà ngôi nhà được xây. Ở mỗi vùng có chế độ “Tiền đặt cọc” (Shikikin) và “Tiền cám ơn” (Reikin) khác nhau. Khi kí hợp đồng bạn phải trả “Tiền đặt cọc” và “Tiền cám ơn”, hầu hết các phòng cho thuê đều có trang bị tiện nghi đầy đủ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
Truy cập website nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về Du học nhat ban, du học nhật 
 
Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977
 

Muôn màu cuộc sống của du học sinh Việt ở Nhật Bản...

Muôn màu cuộc sống của du học sinh Việt ở Nhật Bản

Tìm kiếm những cơ hội học tập và làm việc tại nước ngoài là mục đích của hầu hết du học sinh Việt. Cuộc sống nơi xứ lạ đã dạy cho các bạn nhiều hơn những điều đang ấp ủ.
Giấc mơ xứ sở hoa anh đào
“Một đất nước với nền kinh tế phát triển, hiện đại, trình độ dân trí cao và ý thức công dân thì quá tuyệt vời”, đó là những chia sẻ của các bạn trẻ khi lựa chọn điểm đến cho hành trình tìm kiếm ấy. Các bạn đến, các bạn trải nghiệm và các bạn cũng đã học được nhiều điều bổ ích cho riêng mình.
“Mình lựa chọn du học Nhật Bản chỉ vì thích đất nước này, thích cái đẹp của phong cảnh, thích cá tính con người và thích sự mới lạ” – Trịnh Thị Mến, cô bạn du học sinh Việt tại Chiba ken (Nhật Bản) không ngần ngại chia sẻ về nơi mình đang theo học. Sang Nhật cũng gần được một năm, Mến đã dần quen với cuộc sống bên này. Chọn du học để tìm cơ hội cho việc học của mình và thỏa mãn ấn tượng về nước Nhật, Mến quyết định bỏ dở khi đang theo học trường Đào tạo lập trình viên Quốc tế Hà Nôi – Aptech.
Còn với cậu sinh viên Nguyễn Thế Đồng, tốt nghiệp Cao đẳng Thủy sản tháng 6 năm ngoái lại băn khoăn trước bước ngoặt mới ra trường: “ Mình thấy thực tế sinh viên thất nghiệp nhiều quá, mình muốn sang Nhật để thay đổi nên đã quyết định du học nhật, ít ra mình sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi và va chạm hơn. Mình đang học tiếng và tháng 4 tới sẽ bay, mình chỉ hi vọng quyết định này không phải sai lầm”. Và để thực hiện giấc mơ của mình, các bạn trẻ đã phải trải nghiệm thật sự!
Cuộc sống nơi xứ lạ
Để có tiền trang trải cho cuộc sống và đóng học phí, việc làm thêm với du học sinh Việt ở Nhật là một lẽ tất yếu. Vì là du học tự túc nên chi phí để sang Nhật không hề nhỏ (khoảng 200 – 300 triệu đồng). Do vậy, mục đích của hầu hết các du học sinh đặt ra là vừa lo học vừa lo làm. May mắn cho những ai có người quen, bạn bè ở bên đó hay đã được trung tâm lo việc trước khi sang, việc làm và việc học sẽ nhanh chóng được ổn định. Còn không, du học sinh sẽ phải tự túc chạy đôn chạy đáo xin việc.
Liên – một du học sinh ở Tokyo chia sẻ: “Nhiều bạn 3,4 tháng không xin được việc vì bên này giờ nhiều du học quá. Người Nhật lại nghiêm ngặt trong việc tuyển lao động”.

du hoc nhat ban
           

  Du học sinh nhật bản làm thêm tại các xưởng làm đồ ăn nhanh (Ảnh minh họa)
Việc làm thêm chủ yếu cho du học sinh là ở các kojou( xưởng, xí nghiệp) làm đồ hộp, đồ ăn nhanh hay đi giao hàng. Công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn và ý thức kỉ luật cao. Với một du học sinh, tiền lương từ việc làm thêm cũng chỉ đủ cho ăn uống chi tiêu và học phí. Sang Nhật cũng được gần 5 tháng, Nguyễn Thi Hải – du học sinh Việt ở phố Shinjuku (Tokyo) cũng gặp khá nhiều khó khăn: “Lúc mới sang chưa biết tiếng Nhật nhiều, giao tiếp cực kì khó khăn. Mình cũng phải mất 1 tháng để đi tìm việc trong xưởng làm cơm hộp. Mấy năm về trước du học sinh thoải mái làm thêm nên vừa học vừa làm lo đủ cho cuộc sống, nhưng giờ có việc thì một tuần cũng chỉ được làm 28 tiếng nên chi tiêu phải eo hẹp. Không kể đến làm thêm phải làm vào đêm nên ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học rất nhiều”.
Theo Hải, lương trung bình một tháng bạn kiếm được khoảng 100 000 ¥ (Yên Nhật) tương đương khoảng 23 triệu đồng tiền Việt. Trong số đó, trả tiền nhà trọ và các sinh hoạt phí khác hơn 30 000 ¥ ( 7 triệu tiền Việt), đóng học phí khoảng 60 000 ¥. Số tiền dư ra không nhiều.
Cuộc sống nơi xứ lạ dẫu vất vả nhưng các bạn du học sinh lại tìm được những niềm vui và ý nghĩa cho mình. Mến cho biết, bạn đã học được nhiều điều ở nơi đây, từ việc sống tự lập, biết trân trọng giá trị đồng tiền đến việc được tiếp cận môi trường học tập tốt. Còn Hải, mong muốn sau khi học xong, nếu có cơ hội xin việc ở đây, bạn sẽ tiếp tục gắn bó với nơi này.
Để thực hiện những dự định cho riêng mình, mỗi bạn du học sinh luôn tìm kiếm những cơ hội học tập và làm việc phù hợp với mình, dù biết rằng không con đường nào dẫn đến thành công mà không phải trải qua khó khăn.
Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977