Du học nhật bản 2014

Du học nhật bản giá rẻ

Hiển thị các bài đăng có nhãn du học nhật bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du học nhật bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Nhật Bản nâng vốn ODA cho Việt Nam

Nhật Bản nâng vốn ODA cho Việt Nam lên mức kỷ lục
►Cam kết ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong tài khóa 2009 đạt 145,613 tỷ Yên, cao nhất từ trước đến nay...
hợp tác việt nhật
Lễ ký công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp vốn ODA cho Việt Nam.

Chiều ngày 2/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Sakaba Mitsuo đã ký công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Chính phủ Việt Nam 25,822 tỷ Yên ODA, thuộc đợt 2 tài khóa 2009 của Nhật Bản (kết thúc vào 31/3/2010).

Khoản vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nói trên được cung cấp để giúp Chính phủ Việt Nam triển khai 5 dự án cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội lớn, bao gồm: dự án xây dựng nhà ga hành khách - cảng hàng không quốc tế Nội Bài (12,607 tỷ Yên); dự án đường nối cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài (6,546 tỷ Yên); dự án xây dựng cầu Cần Thơ (4,626 tỷ Yên); dự án khôi phục cầu quốc lộ 1 giai đoạn 3 đoạn Cần Thơ - Cà Mau và dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc (đều trên 1 tỷ Yên).

Theo dự kiến, trong tháng 3 tới, tại Hà Nội, đại diện Bộ Tài chính Việt Nam và đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ ký 5 hiệp định tín dụng cụ thể cho các dự án này, dựa trên các điều kiện khung quy định tại công hàm trao đổi đã ký.

Với khoản vay này, cam kết ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong tài khóa 2009 đạt 145,613 tỷ Yên (tương đương 1,63 tỷ USD), cao nhất từ trước đến nay. Theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, điều này chứng tỏ sự đánh giá cao của Chính phủ Nhật Bản đối với quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào năm 1992 đến nay, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất, đạt tổng cộng 1.557 tỷ Yên, bao gồm cả khoản vay mới ký.
Theo Vneconomy.vn


Hợp tác giữa Việt Nam và Nhật bản

          Việt Nam - Nhật Bản ra Tuyên bố chung
Hôm nay, tại Thủ đô Tokyo, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản đã ký “Tuyên bố chung về Triển khai Hành động trong Khuôn khổ Đối tác Chiến lược vì Hòa bình và Phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản”. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.
hợp tác việt nam nhat ban
Nhận lời mời của Ngài Nô-đa I-ô-si-hi-cô, Thủ tướng Nhật Bản, Ngài Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11 năm 2011. Đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi được bầu lại là Thủ tướng Việt Nam tại kỳ họp Quốc hội khoá XIII tháng 7 năm 2011.
Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Nhà Vua Nhật Bản và hội đàm cấp cao với Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô, gặp các lãnh đạo Quốc hội Nhật Bản. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đi thăm thành phố Xên-đai, và thành phố Na-tô-ri, tỉnh Mi-i-a-gi.
1. Về thể hiện tình đoàn kết sau thảm họa động đất tại Đông Bắc Nhật Bản
Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự hỗ trợ mạnh mẽ và tình đoàn kết của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, sau trận động đất tại Đông Bắc Nhật Bản. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận những việc làm thiện chí và tình cảm nồng ấm đó là minh chứng của quan hệ hữu nghị gắn bó đã được xây dựng qua nhiều năm giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô nhấn mạnh trong thời kỳ khủng hoảng quốc gia chưa từng có này, Nhật Bản quyết tâm củng cố quan hệ với cộng đồng quốc tế và xây dựng lại đất nước một cách cởi mở với thế giới và định hình một đất nước năng động hơn, tranh thủ sự hỗ trợ và đoàn kết của thế giới dành cho Nhật Bản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa khẳng định, là đối tác chiến lược của Nhật Bản, Việt Nam sẵn sàng làm hết khả năng của mình để hỗ trợ Nhật Bản trong quá trình phục hồi, tái thiết sau thiên tai. Đồng thời, Thủ tướng bày tỏ tin tưởng Chính phủ và nhân dân Nhật Bản sẽ sớm vượt qua những khó khăn hiện nay, đưa đất nước Nhật Bản phát triển phồn vinh hơn nữa.
2. Về những thành tựu sau Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản 2010 và định hướng phát triển
Trên cơ sở những phát triển to lớn trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản từ khi ký kết “Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” ngày 31 tháng 10 năm 2010 (“Tuyên bố chung 2010”), hai bên hoan nghênh việc hai nước, vốn là những quốc gia chia sẻ lợi ích chiến lược, đã xây dựng được nền tảng nhằm phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược một cách toàn diện.
Hai bên một lần nữa khẳng định sẽ củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác trên những lĩnh vực chính như sau:
(1) Về tăng cường trao đổi và đối thoại
Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của việc tăng cường trao đổi và đối thoại cấp cao giữa hai nước, nhất là duy trì các chuyến thăm cấp cao hàng năm. Hai bên khẳng định lại cam kết sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ song phương ở tất cả các cấp và trên mọi lĩnh vực cũng như các kênh đối thoại hiện có.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của Chính phủ Nhật Bản. Hai bên bày tỏ mong muốn rằng lãnh đạo Nhật Bản sẽ sang thăm Việt Nam vào thời điểm phù hợp cho cả hai bên trong năm 2012.
Phía Việt Nam đã có lời mời Nhà Vua, Hoàng hậu và các thành viên Hoàng gia Nhật Bản sang thăm Việt Nam, đặc biệt là vào năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Hai bên đánh giá cao những kết quả của phiên Đối thoại Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 12 năm 2010. Hai bên khẳng định lại rằng cơ chế đối thoại này giúp tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và góp phần tích cực vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực. Hai bên quyết định tiến hành phiên Đối thoại Đối tác chiến lược lần thứ hai vào tháng 12 năm 2011 tại Tokyo.
Hai bên hoan nghênh việc ký kết “Bản Ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng Nhật Bản về việc Hợp tác và Trao đổi quốc phòng song phương” giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng trong chuyến thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phùng Quang Thanh vào tháng 10 năm 2011.
hợp tác việt nam và nhật bản
Với việc hai nước đều có chính sách thúc đẩy hợp tác rộng rãi trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, hai bên chia sẻ quan điểm rằng, đồng thời với các cơ chế đối thoại cấp làm việc hiện có, cần tăng cường hơn nữa đối thoại chiến lược thông qua việc khởi động Đối thoại Chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng. Hai nhất trí rằng việc giao lưu ở tất cả các cấp, bao gồm các chuyến thăm lẫn nhau của các đoàn cấp cao, cũng như các chuyến thăm cảng của tàu hải quân hai nước sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, cũng như đóng góp vào hòa bình và ổn định tại khu vực.
Hai bên quyết định sớm tổ chức cuộc họp tiếp theo của Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản vào thời điểm thuận lợi cho cả hai bên. Để tăng cường hợp tác công-tư tại cả hai nước, hai bên bày tỏ dự định tổ chức Đối thoại Công-Tư cấp Bộ trưởng giữa Việt Nam và Nhật Bản trong khuôn khổ của Ủy ban.
Để kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (1973-2013), hai bên quyết định lấy năm 2013 làm “Năm Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản”, và sẽ thúc đẩy hợp tác tổ chức những hoạt động nhằm kỷ niệm Năm Hữu nghị.
(2) Về hợp tác kinh tế
Phía Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản, và những tiến triển trong việc triển khai các dự án đã được nêu trong Tuyên bố chung 2010. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự hỗ trợ liên tục của Nhật Bản dành cho các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên của Việt Nam, như Dự án đường cao tốc Bắc-Nam, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, và các nghiên cứu khả thi hai đoạn đường của tuyến đường sắt cao tốc Hồ Chí Minh-Nha Trang và Hà Nội-Vinh.
Hai bên bày tỏ cam kết hợp tác thúc đẩy thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng tại Việt Nam, ví dụ như Dự án sân bay quốc tế Long Thành thông qua mô hình đối tác công tư (PPP), cho phép sự tham gia của một tổ hợp các công ty Việt Nam và Nhật Bản, và Chính phủ Việt Nam sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các công ty Nhật Bản. Hai bên cũng nghiêm túc xem xét việc tiếp tục nghiên cứu Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) bởi một tổ hợp công ty Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản cam kết tiếp tục xem xét hỗ trợ các dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình - Bãi Vọt, Nha Trang-Phan Thiết, và các dự án tuyến đường tàu điện ngầm mới của Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như cam kết của Nhật Bản hỗ trợ cho các lĩnh vực ưu tiên như xây dựng thể chế và năng lực, sử dụng chuyên môn và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.
Hai bên hoan nghênh việc ký kết các Công hàm Trao đổi cho Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng Lạch Huyện giữa hai Chính phủ cũng như việc ký kết thỏa thuận liên doanh thành lập một tổ hợp các công ty Việt Nam và Nhật Bản. Hai bên bày tỏ ý định sẽ hỗ trợ đầy đủ để thực hiện thuận lợi Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng Lạch Huyện.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao quyết định của Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản vay Viện trợ phát triển chính thức (ODA) với tổng trị giá 71,6 tỉ Yên cho Việt Nam và hoan nghênh việc ký kết các Công hàm Trao đổi và Hiệp định vay cho bốn dự án gồm Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam (đoạn Bến Lức-Long Thành), Dự án sử dụng vệ tinh quan sát trái đất để phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu, Dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai bên nhấn mạnh Dự án sử dụng vệ tinh quan sát trái đất để phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu do Nhật Bản đề xuất nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Nhật Bản tháng 7 năm 2011 cũng sẽ có ích trong Mạng lưới quản lý thiên tai tại khu vực ASEAN. Phía Nhật Bản bày tỏ ý định sẽ cung cấp một khoản vay ODA cho Dự án bệnh viện tỉnh và địa phương giai đoạn 2 nhằm nâng cao mức sống của nhân dân và góp phần vào việc duy trì sự phát triển bền vững của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(3) Về thương mại và đầu tư
Trước những thách thức hiện nay trong nền kinh tế thế giới, hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của việc củng cố nền tảng kinh tế mỗi nước và hệ thống thương mại đa phương để đảm bảo sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng. Phía Nhật Bản hoan nghênh những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Hai bên khẳng định vai trò thiết yếu của Hiệp định Đối tác Kinh tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) và Hiệp định Tự do hóa, Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản nhằm củng cố quan hệ kinh tế giữa hai nước và nhận thấy tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả các hiệp định này. Hai bên bày tỏ mong muốn tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại giữa hai nước vào năm 2020.
Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao sự hợp tác của phía Nhật Bản nhằm phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, cụ thể là hỗ trợ kỹ thuật và tài chính. Phía Việt Nam bày tỏ mong muốn phát triển hai khu công nghiệp chuyên sâu với sự hợp tác của phía Nhật Bản, tại Hải Phòng và tại Bà Rịa-Vũng Tàu, nhằm thúc đẩy hơn nữa đầu tư của Nhật Bản và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Về vấn đề này, phía Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Nhật Bản nhằm xây dựng và thực hiện chiến lược công nghiệp hóa và kế hoạch hành động đến năm 2020 của Việt Nam và khẳng định sẽ thành lập một Ủy ban cấp cao về  lĩnh vực hợp tác này do một Phó Thủ tướng của Việt Nam chủ trì.
Hai bên hoan nghênh kết quả đàm phán của Tiểu ban về Di chuyển Thể nhân theo VJEPA và việc ký kết “Bản ghi nhớ về tiếp nhận những ứng viên điều dưỡng viên và hộ lý có bằng cấp từ Việt Nam sang Nhật Bản” nhằm tiếp nhận những ứng viên điều dưỡng viên, hộ lý có bằng cấp từ Việt Nam theo cơ chế sẽ được hai nước quyết định.
Nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, và ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam để bảo đảm các biện pháp thương mại phù hợp với các Thỏa thuận của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Nghị định về việc gia nhập WTO của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ không áp dụng đoạn 255 của Báo cáo của Ban Công tác về việc gia nhập WTO của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với sự hiểu biết rằng Chính phủ Việt Nam tiếp tục hoàn thiện kinh tế thị trường. Phía Việt Nam đánh giá cao quyết định này của Chính phủ Nhật Bản.
Hai bên khẳng định lại cam kết của mình triển khai gói dự án thiết lập hải quan điện tử và một cửa thông qua việc đưa Hệ thống thống nhất Công-ten-nơ và Cảng tự động của Nhật Bản (NACCS) vào Việt Nam.
Hai bên đánh giá cao thành công của Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hoan nghênh việc bắt đầu Giai đoạn 4 của Sáng kiến chung từ tháng 7 năm 2011, theo đó hai bên sẽ thảo luận các biện pháp tiếp theo cải thiện môi trường đầu tư đối với các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam .
(4) Về hợp tác năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu
Hai bên hoan nghênh tiến triển đạt được trong hợp tác sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Phía Nhật Bản cam kết tăng cường an toàn hạt nhân thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và những bài học vừa qua liên quan tới sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Công ty điện lực TEPCO, với sự minh bạch cao nhất và giải trình kế hoạch từng bước để nâng cao an toàn hạt nhân. Phía Việt Nam đã hoan nghênh những nỗ lực của Nhật Bản, và giải thích rõ sự cần thiết của năng lượng hạt nhân nhằm đảm bảo việc cung cấp năng lượng ở Việt Nam và bày tỏ nguyện vọng mạnh mẽ đối với việc Nhật Bản cung cấp công nghệ hạt nhân. Phía Nhật Bản bày tỏ ý định cung cấp cho Việt Nam những công nghệ đảm bảo mức an toàn hạt nhân cao nhất trên thế giới.
Phía Nhật Bản đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Hiệp định Việt Nam-Nhật Bản về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Phía Việt Nam bày tỏ hy vọng Hiệp định này sẽ sớm được phê chuẩn tại Nhật Bản sau khi hoàn tất những thủ tục nội bộ cần thiết.
Hai bên nhắc lại quyết định của Chính phủ Việt Nam trong việc chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác để xây hai lò phản ứng hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân số 2 ở tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Hai bên hoan nghênh những tiến triển đạt được sau Hội đàm cấp cao tháng 10 năm 2010 và văn bản khẳng định những tiến triển này liên quan đến dự án giữa hai Chính phủ.
Hai bên cũng hoan nghênh những tiến triển sau Hội đàm cấp cao tháng 10 năm 2010 liên quan đến sự hợp tác trong phát triển công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam và văn bản khẳng định những tiến triển này giữa hai Chính phủ, cho rằng việc này sẽ thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam. Hai bên cũng hoan nghênh sự hợp tác trong dự án đầu tiên về đất hiếm sẽ bắt đầu tại Đông Pao, tỉnh Lai Châu, dự kiến được thực hiện ngay sau khi ký kết văn bản này.
Hai bên khẳng định lại tính cấp thiết của việc ứng phó vấn đề biến đổi khí hậu. Hai bên chia sẻ quan điểm rằng để bảo vệ lợi ích toàn cầu thích đáng thì mục đích cuối cùng là thiết lập một khuôn khổ quốc tế công bằng và hiệu quả với sự tham gia của tất cả các nền kinh tế lớn là rất quan trọng. Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của việc khẩn trương thực hiện các Thỏa thuận Can-cun.
Hai bên khẳng định sẽ hợp tác mang tính xây dựng vì sự thành công của Hội nghị COP 17 sẽ được tổ chức tại Nam Phi vào cuối năm 2011. Ngoài các cuộc đàm phán tại Liên hợp quốc, hai bên cũng thừa nhận lợi ích của việc thúc đẩy hợp tác song phương, khu vực về tăng trưởng ít các-bon ở Đông Á, một trung tâm tăng trưởng của kinh tế toàn cầu nơi tập trung những nước phát thải lớn. Hai bên hoan nghênh và khẳng định tiếp tục đàm phán về Cơ chế Tín dụng bù trừ song phương giữa hai nước. Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô bày tỏ ý định thúc đẩy “Sáng kiến quan hệ đối tác tăng trưởng ít các-bon ở Đông Á” và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến này.
(5) Về hợp tác khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực
Hai bên hoan nghênh tiến triển đạt được trong cuộc họp lần thứ 3 của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về Khoa học và Công nghệ tổ chức tại Tokyo tháng 8 năm 2011. Phía Việt Nam bày tỏ mong muốn phía Nhật Bản tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu cho các nhà khoa học Việt Nam thông qua các hoạt động nghiên cứu chung, nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Phía Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực trong kế hoạch công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, bày tỏ mong muốn đẩy mạnh trao đổi và nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học hai nước và đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm việc xem xét phát triển trường đại học chất lượng cao tại Cần Thơ, Việt Nam.
Hai bên khẳng định lại cam kết  củng cố hợp tác quốc tế về Công nghệ thông tin và Truyền thông xanh (ICT) nhằm phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng ICT như Hệ thống từ và Công nghệ Đám mây.
(6) Về sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước
Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của tăng cường giao lưu nhân dân, đặc biệt trong giới trẻ, và chia sẻ sự tin tưởng rằng các hoạt động trao đổi văn hóa sẽ làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh thiện ý của Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô tiếp tục nhiều chương trình trao đổi thanh niên, trong đó có chương trình Mạng lưới Trao đổi Sinh viên và Thanh niên Nhật Bản-Đông Á (JENESYS).
Hai bên đánh giá cao thành công của Lễ hội Việt Nam hàng năm tại Nhật Bản và của Đại nhạc hội hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 2 tại Hà Nội, và ghi nhận đóng góp của các hoạt động này vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và trao đổi văn hóa giữa hai nước.
(7) Về hợp tác khu vực và quốc tế
Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng trong việc nỗ lực tăng cường kết nối ASEAN hướng tới thiết lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Ngoài ra, hai bên hoan nghênh những tiến triển trong hợp tác này kể từ Hội nghị Cấp cao Mê Công-Nhật Bản lần hai vào năm 2010, và ghi nhận rằng tiến bộ trong việc thực hiện “Kế hoạch Hành động Mê công-Nhật Bản 63” đã góp phần tăng cường hơn nữa kết nối ASEAN.
Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô bày tỏ ý định của Chính phủ Nhật Bản tăng cường hơn nữa hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực như hỗ trợ tăng cường liên kết ASEAN và quản lý thiên tai, chủ động hỗ trợ hội nhập ASEAN và xây dựng cộng đồng vào năm 2015. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự đóng góp này của Chính phủ Nhật Bản. Hai bên ghi nhận tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác trong các khuôn khổ khu vực như Mê Công-Nhật Bản, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN+3, EAS, ARF và APEC…để xây dựng một Châu Á phồn vinh và ổn định. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường mạng lưới các khuôn khổ hợp tác khu vực mở và đa tầng, bổ sung và hỗ trợ cho vai trò động lực của ASEAN, góp phần tiếp tục thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng về kinh tế cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh này, đặc biệt liên quan đến EAS, hai bên khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á lần thứ 6 vào tháng 11 năm nay nhằm tiếp tục thúc đẩy tầm nhìn, nguyên tắc, mục tiêu và phương thức của EAS, củng cố các chuẩn mực toàn cầu và các giá trị được thế giới công nhận, thúc đẩy hơn nữa tiến bộ và hợp tác trong EAS trong thời gian tới nhằm đối phó với những thách thức mới trong lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế.
Hai bên khẳng định hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Hai bên hoan nghênh việc thông qua Quy tắc Hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các Bên tại Biển Đông (DOC) và kêu gọi thực hiện đầy đủ DOC, và sớm xây dựng một Bộ quy tắc Ứng xử (COC), phù hợp với luật pháp quốc tế hiện hành. Hai bên khẳng định tự do hàng hải, giao thương không bị cản trở, và tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình là phù hợp với lợi ích của các nước trong toàn khu vực. Hai bên cùng thừa nhận rằng những lợi ích này cũng cần được thúc đẩy và bảo vệ tại Biển Đông.
Hai bên khẳng định lại sự ủng hộ quá trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng trên Bán đảo Triều Tiên, kêu gọi thực hiện đầy đủ các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như Tuyên bố chung Đàm phán 6 bên năm 2005. Trên tinh thần đó, hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của những hành động cụ thể nhằm tạo môi trường thuận lợi để nối lại Đàm phán 6 bên, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối thoại liên Triều như một tiến trình bền vững. Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các quan ngại nhân đạo của cộng đồng quốc tế, ví dụ như vấn đề bắt cóc.
Hai bên khẳng định lại quyết tâm thúc đẩy hợp tác nhằm sớm cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong đó bao gồm việc mở rộng thành viên thường trực và không thường trực. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định lại Việt Nam ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô bày tỏ sự cảm ơn đối với sự ủng hộ của Việt Nam.
Hai bên bày tỏ hài lòng và đánh giá cao kết quả của chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, và cùng cam kết tiếp tục phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ


Du học sinh tại Nhật bản

Hội người Việt và du học sinh tại Nhật bản
du hoc sinhHiện nay, người Việt tại Nhật bản lên đến hàng ngàn người đi theo nhiều hình thức khác nhau, người thì nhập cư, người thì đi xuất khẩu lao động, người thì đi du lịch, du học,… Số lượng người Việt vào Nhật bản tăng mạnh nhất là đối tượng du học sinh. Vì du học sinh được sang Nhật bản học ban đầu đa phần học tại trường tiếng từ 1,5 đến 2 năm, thời gian nhập học của các trường tiếng linh hoạt vào tháng 1, 4, 7, 10 hàng năm,
vì vậy hằng năm số lượng du học sinh đi nhật luôn luôn tăng. Đa phần người Việt sang Nhật học tập muốn có cơ hội sau này được làm việc tại Nhật, hay có kiến thức vững chắt về phục vụ quê hương, phần lớn đã ở lại làm tại Nhật để có thu nhập cao.
Số lượng người Việt rất đông, cũng đã tạo ra nhiều tổ chức để hằng năm tết đến hay những kỳ nghỉ để có buổi hội đồng hương thật ấm cúng. Sau đây là một trong những hội đồng hương quan trọng của người Việt tại Nhật bản.
Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Tại Nhật (VYSA)
du hoc sinhVYSA là tổ chức xã hội độc lập, phi lợi nhuận được thành lập tại Tokyo ngày 10 tháng 11 năm 2001, hiện là tổ chức duy nhất đại diện cho thanh niên và sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản được Chính phủ Việt Nam công nhận.

VYSA thường xuyên tổ chức các ngày hội thể thao và văn hoá, các hội thảo chuyên ngành dành cho thành viên và những các nhân, tổ chức quan tâm. Hoạt động của các câu lạc bộ cũng được duy trì đều đặn. VYSA đang háo hức đếm thời gian chờ đợi Tết Cổ Truyền Canh Dần để tổ chức Tất Niên hoành tráng cho du học sinh chúng mình. Không khí se lạnh của thời tiết xứ Phù Tang cộng với nồi bánh trưng lửa cháy bập bùng sẽ khiến cho chúng mình quên đi nỗi nhớ nhà …

Các hoạt động của VYSA đều nhằm đến mục đích giúp cho cuộc sống học tập và công tác của mỗi thành viên có thêm nhiều niềm vui và ý nghĩa. Mọi thông tin về các hoạt động của VYSA đều được cập nhật trên trang chủ vysa.jp.

Ban chấp hành và các Đại diện ở các Chi hội được bầu hàng năm, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của các Chi hội và tham gia các hoạt động mang tính chất toàn quốc. Ban điều hành VYSA khóa 6 gồm đại diện của các Chi hội VYSA ở các vùng Hokkaido, Tohoku, Kanto, Tokai, Kyoto, Osaka, Kobe, Kyushu, Okinawa cùng các quan sát viên ở vùng Shikoku đóng vai trò liên kết, điều phối và tổ chức các hoạt động của VYSA trên toàn nước Nhật. Trong khóa 6 VYSA đón nhận thêm thành viên mới là chi hội Niigata.

Danh sách Ban Điều Hành VYSA Toàn Quốc

1. Chủ tịch: Trần Hoài Vũ, Đại học Waseda (Chủ tịch VYSA Kanto)
2. Phó chủ tịch phụ trách tài chính đối ngoại: Đỗ Mạnh Hùng, Đại học Hitotsubashi (Phó Chủ tịch VYSA Kanto)
3. Phó chủ tịch phụ trách văn hóa: Nguyễn Huy Dần, Đại học Kobe (Hội trưởng KobeViệt)
4. Phó chủ tịch phụ trách thông tin: Ngô Lê Ngọc, Đại học Công nghệ Nagaoka (Chủ tịch VYSA Niigata)
5. Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn: Nguyễn Đình Anh, Đại học Kyoto (Chủ tịch VYSA Kyoto)
6. Phó chủ tịch phụ trách thể thao: Trương Công Duẩn, Đại học Osaka (Chủ tịch SVHandai)
7. Thành viên Nguyễn Thế Doanh, Đại học Hokkaido (Chủ tịch VYSA Hokkaido)
8. Thành viên Nguyễn Mạnh Tài, Đại học Tohoku (Chủ tịch VYSA Tohoku)
9. Thành viên Nguyễn Quốc Định, Đại học Phòng vệ (Phó chủ tịch VYSA Kanto)
10. Thành viên Lại Thị Phương Nhung, Đại học Hitotsubashi (Phó chủ tịch VYSA Kanto)
11. Thành viên Nguyễn Huy Hoàng, Đại học Nagoya (Phó chủ tịch VYSA Tokai)
12. Thành viên Vũ Thu Trang, Đại học Kochi (Chủ tịch VYSA Shikoku)
13. Thành viên Đỗ Đức Hiệp, Đại học APU (Chủ tịch hội sinh viên VYSA APU)
14. Thành viên Trần Đăng Xuân, Đại học Ryukyus (Chủ Tịch VYSA Okinawa)

Còn có nhiều hội đồng hương khác như nhóm tổ từng vùng miền tại Nhật

Các bạn du học sinh có bất kỳ khó khăn nào đều được VYSA chúng mình tận tình giúp đỡ. Dù bạn ở Tokyo, Osaka hay ở Nagoya…. Các bạn đều là thành viên của mái ấm VYSA. Hãy gia nhập vào cộng đồng du học sinh tại Nhật nhé!


Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Du học Nhật bản điểm đến lý tưởng

Du học Nhật bản điểm đến lý tưởng
du hoc nhat ban
Nếu gia đình bạn “nhiều tiền”, tôi khuyên bạn nên đến Anh, Úc, Mỹ.....để học tập. Vì chắc chắn rằng môi trường giáo dục tại những quốc gia này rất tốt. Và có một thực tế không thể phủ nhận là “độ oai

khi cầm những tấm bằng tốt nghiệp tại những quốc gia này sẽ lớn hơn khi bạn tốt nghiệp một trường đào tạo tại Nhật Bản.

Còn nếu gia đình bạn “ít tiền”. Bạn có ước mơ? Bạn muốn thay đổi bản thân? Hãy nghĩ đến du học Nhật Bản!

Bạn biết đến Nhật Bản khi nào? Từ những cuốn truyện tranh hay những bộ phim hoạt hình Nhật Bản xuất hiện đầu thập niên 90? Những chiếc ôtô chạy trên đường phố? Hay những món ăn Nhật Bản được ưa thích gần đây?...Trong khi bạn chưa trả lời được những câu hỏi đó thì khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Hãy thử nghĩ xem, trong nhà bạn có ít nhất một món đồ từ Nhật Bản – Đó là chiếc tivi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ,...v.v. Hay đơn giản hơn chỉ là chiếc “nồi cơm điện”.

Khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã len lỏi vào tận ngõ ngách của thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vậy tại sao Nhật Bản lại có thể phát minh ra những thứ đó và xuất khẩu đi khắp thế giới? Câu trả lời rất đơn giản – Đó chính là hệ thống giáo dục tuyệt vời của Nhật Bản. Chính hệ thống giáo dục đó đã sản sinh ra những thế hệ con người tài năng, mỗi ngày lại có những phát minh đột phá nhằm tạo ra những sản phẩm hữu ích phục vụ con người.

Bên cạnh đó, Văn hóa làm việc của người Nhật đã trở thành văn hóa doanh nghiệp mà cả thế giới phải ca ngợi. Nhắc đến con người Nhật Bản, là người ta nghĩ đến truyền thống Samurai anh dũng, đến những cô thiếu nữ e ấp trong trang phục truyền thống Kimono, những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa cho riêng miền đất này. Hiện đại và truyền thống cứ thế đan xen trong một xã hội văn minh, trong dòng chảy bất tận của thời gian và không gian.

DU HỌC NHẬT BẢN - CHO CON NHÀ NGHÈO

du hoc nhat banNếu gia đình bạn “nhiều tiền”, tôi khuyên bạn nên đến Anh, Úc, Mỹ.....để học tập. Vì chắc chắn rằng môi trường giáo dục tại những quốc gia này rất tốt. Và có một thực tế không thể phủ nhận là “độ oai” khi cầm những tấm bằng tốt nghiệp tại những quốc gia này sẽ lớn hơn khi bạn tốt nghiệp một trường đào tạo tại Nhật Bản.

Còn nếu gia đình bạn “ít tiền”. Bạn có ước mơ? Bạn muốn thay đổi bản thân? Hãy nghĩ đến du học Nhật Bản!

Có 1001 lý do và con đường để bạn đến Nhật Bản như: Tu nghiệp sinh, Xuất khẩu lao động, Du học,..v.v... Nhưng hay nghe lời khuyên của tôi. Cách tốt nhất để bạn thành công tại Nhật Bản, đó là bạn học tập tại Nhật Bản. Nếu bạn hoạch định tương lai bản thân mình một cách rõ ràng khi bạn đến Nhật Bản học tập tôi tin chắc bạn sẽ thành công và trở thành người có ích cho xã hội.

Nếu.....Học để hiểu biết – Chắc chắn bạn sẽ thỏa mãn khi đến Nhật Bản học tập. Vì cả thế giới phải nghiêng mình thán phục những thành tựu của Nhật Bản đã đạt được, thì không có lý do gì để nghi ngờ về nền giáo dục nơi đây.

Nếu.....Học để mưu sinh – Bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Nhật Bản là quốc gia duy nhất cho phép bạn được đi làm thêm 28h/1 tuần (lương 10,5 USD/1h) trong thời gian bạn học tập và toàn thời gian 56h/1 tuần trong các kỳ nghỉ (2 tháng/ 1 năm). Nếu so với Mỹ ( làm thêm 20h/1 tuần – lương 8 USD/1h), Anh (làm thêm “10h – 20h/1 tuần” – lương 9 USD/1h), Úc (làm thêm 20h/1 tuần – lương 9 USD/1h), Canada (làm thêm 20h/1 tuần – lương 9 USD/1h) .........thì du hoc nhat là điểm đến lý tưởng cho con nhà nghèo.

Nếu.....Học để làm người – Hãy nhìn vào những gì người Nhật đã làm trong hoạn nạn, bạn sẽ học được giá trị làm người từ những bài học đó.

Nếu.....Học để xây dựng đất nước –  Hãy nhìn vào thành quả sau 26 năm đổi mới của đất nước. Bạn sẽ thấy tầng lớp tri thức đóng góp được rất nhiều để Việt Nam phát triển được như ngày nay.

NHẬT BẢN - ĐIỂM ĐẾN LÝ TƯỞNG

Một đất nước hoàng kim bạn vẫn từng nghe nhắc đến là một nước thế nào? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về đất nước Nhật Bản, mời bạn tham khảo thống kê của chúng tôi sau đây:

1.    Nhật Bản là nước có thu nhập bình quân đầu người (GDP) đứng thứ 2 thế giới và gấp 30 lần Việt Nam. Có nghĩa là tổng lương trung bình của 1 người Việt Nam nhận được trong 2,5 năm chỉ bằng thu nhập trung bình của người Nhật trong vòng....1 tháng.

2.    Nhật Bản là nước sản xuất xe hơi thứ nhất thế giới. Tổng số xe hơi sản xuất tại Nhật Bản trong vòng 1 năm nếu xếp liền kề sẽ gấp 2,5 lần diện tích thành phố Hồ Chí Minh.

3.    Tuổi thọ trung bình của người Nhật xếp thứ nhất thế giới. Điều này minh chứng cho chúng ta thấy môi trường sống của Nhật Bản tuyệt vời đến thế nào.

4.    Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là thứ 3 thế giới sau Mỹ và Anh. Trong Top 20 trường Đại học hàng đầu thế giới thì có đến 16 trường của Mỹ, 3 trường của Anh và đại diện cuối cùng chính là Đại học Tokyo của Nhật Bản.

du hoc nhat banMột xã hội văn minh và thịnh vượng như Nhật Bản sẽ là điểm đến lý tưởng cho bất cứ ai biết nắm bắt cơ hội và có mong muốn thay đổi cuộc đời mình. Tôi đã thay đổi cuộc đời mình kể từ khi đặt chân đến Nhật Bản học tập và làm việc. Vậy còn bạn thì sao..?

Các bạn thân mến! Việc đi du hoc nhat ban đó là kế hoạch của cuộc đời bạn. Là những bước đi chập chững đầu tiên để biến giấc mơ thành sự thực. Nhật Bản không chỉ có du học, còn có rất nhiều mục tiêu khác nữa, nhưng nếu bạn vẫn còn băn khoăn về giấc mơ này. Hãy liên hệ với Công Ty Hiền Quang hỗ trợ tư vấn cho bạn, chi phí là 0 đồng.


Du học Nhật bản cách chứng minh tài chính


du học nhật bản, du hoc nhat ban, chung minh tai chinh, chứng minh tài chính, chung minh tai chinh du hoc, chung minh tai chinh du hoc nhat, chinh minh tai chinh du hoc nhat ban, chứng minh tài chính du học, chính minh tài chính du học nhật

du hoc nhat ban7Đi du học Nhật bản có chứng minh tài chính không?
Người Việt Nam muốn sang các nước tiên tiến như Anh, Úc, Mỹ, Canada, Nhật bản, Singapore, New Zealand,… theo diện du học, du lịch, xuất khẩu lao động đều phải xin visa mà nước đó qui định. Ngược lại hầu hết người nước ngoài vào Việt Nam chúng ta họ không cần xin visa nước mình, nhiều người vẫn chưa biết vì sao phải có hình thức như vậy, sau đây chúng tôi giải thích cho các bạn hiểu rõ hơn về việc này.
Với thu nhập nước ta so với các nước tiên tiến chênh nhau khá xa, nếu họ không chọn hình thức xét duyệt cấp visa thì số lượng người dân nước nghèo như Việt Nam chúng ta sẽ sang sinh sống ở nước họ, làm hết công việc ở đó dẫn đến người dân ở nước đó thất nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế nước đó. Bằng việc cho phép người dân những nước nghèo như chúng ta, họ quy định rất khắt ke với việc nhập cảnh từ nước sở tại, như vậy họ chọn visa là cách ngăn chặn tốt nhất, khi đó visa là khả năng đánh giá được con người ở nước nghèo muốn sang nước giàu thì phải đảm bảo qui định và tài chính theo từng loại visa đó. Như vậy xin visa Du học Nhật Bản cũng vậy, phải cần chứng minh tài chính đảm bảo việc chi trả chi phí cho người đi du học. Đối với thu nhập của Việt Nam nhiều gia đình thu nhập không rõ ràng nên việc chứng minh khả năng tài chính đảm bảo cho bộ phận cấp visa rất hạn chế, thường ít nhà đạt được. Vì vậy chúng tôi có cách chứng minh tài chính toàn phần mà các bạn không phải lo lắng về chứng minh tài chính nữa.

Đi du học Nhật bản chứng minh tài chính là bắt buộc

Du học nhật bản vấn đề bảo trợ tài chính luôn là nhiều người đau đầu, vì chủ yếu những người có con em đi du học nhật bản đều là những gia đình ở quê họ không thể có được tài chính rồi rào được. Khi mà số tiền để cho con em đi du học đã là một vấn đề rất lớn rồi. Nhưng điều ấy không phải khó khăn nữa. Du học Nhật Bản Hiền Quang chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong việc đi du học nhật việc chứng minh tài chính cho gia đình bạn một cách dễ dàng.

Tại sao cần phải có người bảo trợ tài chính ?
Việc đi du học của bạn không chỉ phụ thuộc vào việc chuẩn bị hồ sơ gửi cho trường, có một số tiền đảm bảo cho việc chi trả học phí và sinh hoạt bên nước ngoài. Mà bạn cần có một người đứng ra đảm bảo vai trò chi trả tài chính trong thời gian bạn “xuất ngoại”. Người bảo trợ tài chính của bạn giống như là “hậu phương” tài chính vững chắc giúp bạn an tâm hơn ở “mặt trận tiền tuyến”. Người bảo trợ tài chính vô cùng quan trọng, nếu không có họ thì chắc chắn giấc mơ du học tại xứ sở hoa anh đào của bạn sẽ tan thành mây khói!

Người bảo trợ tài chính là ai ?
Đó là vợ, chồng, bố, mẹ , những người có cùng huyết thống với bạn hoặc là chủ doanh nghiệp với vai trò bảo trợ tài chính trong thời gian cử nhân viên đi học nước ngoài…

A. Số Tiền Cần Có:
Tối thiểu 500.000.000 đồng trong tài khoản ngân hàng
Số tiền này phải được gửi trong ngân hàng trước đó ít nhất là 3 tháng
Nếu người bảo trợ tài chính của bạn không đáp ứng được điều kiện trên, bạn đừng vội nản chí! Công ty Hiền Quang sẽ hết lòng giúp đỡ bạn trong việc chứng minh tài chính với lệ phí vô cùng thấp. Đến với Công ty Hiền Quang bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ theo sự hướng dẫn của bộ phận tiếp nhận hồ sơ công ty, còn lại việc chứng minh tài chính của bạn công ty lo liệu.

B. Chứng Minh Nguồn Thu Nhập
Không phải tự dưng người bảo trợ tài chính có một số tiền lớn như thế, bạn cần cung cấp cho chúng tôi những giấy tờ quan trọng sau : (Giấy tờ càng rõ ràng, xác thực càng đảm bảo khả năng đạt visa của bạn)
Hợp Đồng Lao Động : (thời gian làm việc tối thiểu 3 năm tại công ty) Trong Hợp Đồng cần phải ghi rõ mức lương, chế độ làm việc, hình thức trả lương, thời hạn hợp đồng, thời gian thử việc (nếu có), chế độ tiền thưởng, nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phụ cấp công việc…
Bảng lương trong vòng 3 năm gần đây : Mức lương khoảng 250.000.000 – 300.000.000 đồng/năm. Cần phải ghi rõ số lượng công nhân viên trong công ty, mức lương cụ thể của từng người.
Trường hợp người bảo trợ tài chính có thu nhập cao, cần nộp bản khai chi tiết về nộp thuế Thu Nhập Cá Nhân
Quyết Định Bổ Nhiệm Công Việc (nếu có)
Xác nhận đóng Bảo Hiểm Xã Hội (sổ Bảo Hiểm Xã Hội)
Nếu như người bảo trợ tài chính của bạn không đáp ứng được những yêu cầu trên, hãy để chuyên gia chúng tôi ra tay với lệ phí rẻ đến bất ngờ! Hãy đến với Hiền Quang chúng tôi sẽ giúp bạn biến giấc mơ du học của mình thành sự thật. Hãy nhanh chóng đến với Công ty Hiền Quang để được hướng dẫn làm các thủ tục chứng minh tài chính sớm nhất, giấc mơ chỉ là giấc mơ nếu bạn không nhanh chân quyết định cuộc đời mình!
Xem tiếp những điều cần biết về du học Nhật bản: http://duhochienquang.com/kinh-nghiem-du-hoc-nhat-ban/401-nhung-dieu-can-biet-khi-du-hoc-nhat-ban.html
Hồ sơ du học Nhật bản cần chuẩn bị tại đây: http://duhochienquang.com/thu-tuc-du-hoc-nhat-ban/392-ho-so-du-hoc-nhat-ban.html

Du Học Hiền Quang

Du học Nhật bản có nên đi không?


du học nhật, du học nhật bản, du học nhật bản có nên đi không, du hoc nhat ban co nen di khong, di du hoc nhat, đi du học nhật, đi du học nhật bản, di du hoc nhat ban, nên đi du học nhật bản không, nen di du hoc nhat ban khong, du hoc nhat, du học nhật

Có nên đi du học Nhật bản hay không?
du hoc nhat2Ngày nay, khi Việt Nam bắt đầu hội nhập thế giới việc đầu tư vốn nước ngoài từ các nước phát triển ngày càng cao, chính vì vậy mà việc đi du học đối với các học sinh sinh viên Việt Nam ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt là Nhật bản và có rất nhiều hình thức đi du hoc bao gồm: học bổng du học do các trường, chính phủ Nhật cấp, những chương trình đào tạo sau đại học được các đơn vị ở Việt Nam phái cử sang Nhật, còn lại đông đảo nhất vẫn là lượng du học – vừa học vừa làm.
Đi du học – vừa học vừa làm phần lớn các bạn đi du học kiểu này là mong sang đó học tiếng, lao động thêm giờ để kiếm tiền. Cách đi Nhật làm việc theo kiểu này được cho là dễ nhất và có phí bỏ ra ban đầu thấp hơn so với đi xuất khẩu lao động (theo diện thực tập sinh kỹ năng hoặc tu nghiệp sinh).

Vậy, du học Nhật Bản có tốt không?
Xin thưa, tốt, rất tốt và chỉ tốt với những người có năng lực, ý chí phấn đấu và kỷ luật bản thân thật cao. Vì sao ạ? Đơn giản là sang Nhật bạn có nhiều điều kiện để học, học ngôn ngữ, học chuyên môn, học kỹ năng. Từ đó bạn có cơ hội sống và làm việc lâu dài ở Nhật (dễ dàng định cư) với thu nhập cao, cuộc sống tiện nghi… nếu về Việt Nam, bạn làm việc cho các công ty Nhật nổi tiếng với mức lương khủng. Như vậy kể cả những người đi Nhật để học là chính hay những người đi Nhật du học – vừa học vừa làm để kiếm tiền là chính thì không gì bằng sự nỗ lực phấn đấu kiên trì và tích cực học, làm việc.

Du học Nhật Bản vừa học vừa làm có nên hay không?
du hoc nhat3Nên: Từ nay đến năm 2015, cứ mỗi năm dự báo có thêm khoảng 738.000 người Việt Nam đến tuổi lao động, đa phần là lao động giản đơn. Cùng với khoảng 49 triệu lao động hiện có đang tạo nên một sức ép rất lớn lên thị trường việc làm trong nước. Có tới gần 3/4 tổng số lao động đang làm những việc bấp bênh với tiền công và điều kiện làm việc nghèo nàn, bảo trợ xã hội cũng như pháp lý còn hạn chế. Trong khi đó, kinh tế Nhật bản tăng trưởng mạnh do việc tái thiết đất nước sau thảm họa động đất, sóng thần. Đồng Yên giảm giá, kích thích xuất khẩu, khiến nhu cầu việc làm tại Nhật Bản gia tăng. Đặc biệt do căng thẳng chính trị Trung – Nhật khiến người Nhật hạn chế sử dụng lao động Trung Quốc tăng lao động từ các nước Đông Nam Á, Việt Nam là phần lớn (thị phần lao động TQ tại Nhật đang khoảng 50%, sau đó là VN 32%).
Như vậy, đó là những điều kiện thuận lợi cho bạn khi sang Nhật Bản học để rồi tìm việc làm thêm kiếm tiền. Bạn phải có đủ năng lực, bản lĩnh như đã nói ở trên thì mới chớp được cơ hội này. Sang đó bạn cũng sẽ quen với cộng đồng người Việt và sẽ được hỗ trợ, tư vấn từ họ. Sau thời gian học tiếng (khoảng 2 năm) bạn thi đỗ vào một trường chuyên nghiệp nào đó thì sẽ là cơ hội bạn được ở lại tiếp tục học, làm việc và chắc chắn sẽ có một tương lai nghề nghiệp tươi sáng đến với bạn.
Việc làm ở Nhật không thiếu, quan trọng là bạn có thiếu kỹ năng, ý chi, sự chăm chỉ hay không.
Tìm hiểu việc làm thêm của du học sinh Việt Nam tại Nhật bản: http://duhochienquang.com/viec-lam-tai-nhat-ban/410-du-hoc-nhat-ban-co-duoc-lam-them-khong.html
Không nên: Bạn nên biết rằng, sang đó nếu bạn không học tốt tiếng, kỹ năng thì tìm việc làm và làm được việc cũng không dễ đâu nhé. Đó là chưa kể bạn vẫn phải đều đặn phải chi trả các khoản chi phí học tập, sinh hoạt hằng ngày. Sau thời hạn học tiếng, bạn phải thi đỗ vào một trường chuyên nghiệp nào đó thì mới có cơ hội ở lại tiếp tục học và kiếm tiền. Bạn chưa đủ, chưa tự tin năng lực, kỹ năng, nghị lực, ý chí, tài chính thì tôi khuyên nên cân nhắc kỹ nên chọn đi du học để làm việc hay đi thực tập sinh.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về du hoc nhat ban hãy liên hệ với

Có nên học Tiếng Nhật, Học Nghề, Cao đẳng, Đại học hay Cao học tại Nhật Bản không?
Mỗi con người chúng ta ai cũng muốn sau này lớn lên có sức khỏe dồi dào, có công ăn việc làm ổn định, có mái ấm gia đình thật hạnh phúc,…. Để đạt được những việc đó chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập là chính. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bậc phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên về chương trình du học Nhật Bản rồi các phụ huynh hay các bạn học sinh, sinh viên thử đánh giá xem có nên chọn học tại Nhật Bản không, nếu có thì nên học những hệ nào nhé!   
Có nên học tiếng Nhật tại Nhật Bản không?
Ngoài tiếng Anh ra, tiếng Nhật hiện nay rất phổ biến tại Việt Nam vì người học tiếng Nhật không những mục đích yêu thích mà học tiếng Nhật để sau này ra làm việc tại các công ty của Nhật Bản tại Việt Nam hay các công ty Việt Nam đang làm ăn với Công ty của Nhật, nên họ cần người biết tiếng Nhật rất nhiều. Với số lượng người học tiếng Nhật tại các trung tâm hay các trường Cao Đẳng, Đại Học rất nhiều lên đến hàng 100 nghìn người, nhưng với số lượng này cũng chưa đáp ứng được thị trường ngày nay, vì với chương trình đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam chỉ cơ bản thôi chứ để một người học tiếng Nhật tại Việt Nam thành thạo thì rất khó khăn, nếu xin việc vào làm tại các công ty của Nhật Bản tại Việt Nam càng khó hơn, những công ty khi tuyển dụng một Nhân viên vào làm việc là một quá trình được sắp xếp rất kỹ nên việc phỏng vấn tuyển người làm đều có một qui trình và đánh giá rõ ràng. Như vậy đa phần người học tiếng Nhật tại Việt Nam đều không đạt đến trình độ hay tiêu chuẩn mà họ đưa ra, phần lớn họ chọn người đã từng sống học tập tại Nhật vào làm, họ trả với mức lương rất cao lên tới 20 triệu hay 30 triệu đồng mà họ cũng cảm thấy hài lòng còn hơn tuyển người học tại Việt Nam mà trả lương cho dù rất thấp. Như vậy với những ai có ý định học tiếng Nhật tại Việt Nam mà mong muốn sau này làm tại các công ty của Nhật thì nên đi du học là cần thiết nhất.
Có nên học Nghề, Cao Đẳng, Đại Học hay Cao Học tại Nhật không?
Giáo dục Nhật Bản được xếp vào vị trí hàng đầu thế giới nên việc được học tập tại những quốc gia như Nhật Bản là ước mơ của nhiều người, không những học tiếng Nhật như trình bày trên đây mà học chuyên ngành là một lợi thế rất lớn khi bạn hoàn thành.Nếu bạn có bằng Nghề, Cao Đẳng, Đại Học hay Cao Học tại Nhật Bản, bạn muốn làm việc tại Nhật thì mức thu nhập mà bạn hưởng như người Nhật có bằng cấp với thu nhập hằng tháng khoảng 50 đến 80 triệu/ tháng.
Tìm hiểu điều kiện học Nghề, Cao đẳng, Đại học tại Nhật bản: http://duhochienquang.com/thu-tuc-du-hoc-nhat-ban/419-dieu-kien-hoc-cao-dang-dai-hoc-o-nhat-ban.html
Nếu bạn có bằng Nghề, Cao Đẳng, Đại Học hay Cao Học tại Nhật, bạn muốn làm việc tại các công ty của Nhật ở Việt Nam, với thu khập khoảng 20 đến 50 triệu/ tháng. Như vậy việc học tập tại trường tiếng Nhật hay học Nghề, Cao Đẳng, Đại Học hay Cao Học tại nước có nền kinh tế như Nhật Bản là cần thiết. Vì vậy các bạn hãy hướng tới ước mơ và mục tiêu trong tương lai cho mình. Chúc các bạn đạt được những điều tốt đẹp nhất!

Du Học Hiền Quang

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Điều kiện học cao đẳng đại học ở Nhật bản

cao dang dai hoc nhat banI, Điều kiện vào Cao đẳng, Đại học tại Nhật bản
Nếu bạn không đủ một trong những điều kiện dưới đây thì sẽ không được tiếp nhận vào đại học Nhật bản.
1, Đã hoàn thành chương trình đào tạo phổ thông 12 năm ở nước mình.
- Đối với trường hợp ở tại Nhật bản là người đủ 18 tuổi đả hoàn thành chương trinh phổ thông trung học của các cơ sở giáo dục theo chế độ giáo dục nước ngoài tại Nhật bản
2, Trường hợp đã tốt nghiệp chương trình giáo dục phổ thông trong 10 hoặc 11 năm, thì phải là người đủ 18 tuổi và đã hoàn thành “khóa đào tạo dự bị” do Bộ giáo dục quy định.
3, Thi đỗ kỳ thi kiểm tra tổ chức ở các nước tương đương với “Kỳ thi tốt nghiệp PTTH” của Nhật bản.
4, Có trình độ được công nhận là tương đương với người đã tốt nghiệp PTTH. Đối với người ở nước ngoài thì phải hoàn thành chương trình học 12 năm.
- Đủ 18 tuổi, có bằng tốt nghiệp quốc tế Baccalaureat, bằng Arbitur của Đức.
- Đủ 18 tuổi, đã hoàn thành chương trình 12 năm của các trường ở nước ngoài được các tổ chức đánh giá quốc tế công nhận (tố chức WASC, ACSI, ECIS).
II, Trường hợp thi tuyển vào giữa chừng
Với trường hợp này thì có khoảng 40 trường đại học công lập, 10 đại học dân lập, 170 đại học tư thục có chế độ tuyển sinh thi vào giữa chừng. Nhưng chỉ có khoảng 70 trường tổ chức thi tuyển giữa chừng cho lưu học sinh với số lượng tiếp nhận hạn chế. Hầu hết các trường hợp như vậy đểu phải qua kỳ thi giống người Nhật.
III, Tốt nghiệp, hoàn thành khóa học
Để tốt nghiệp và nhận bằng Cử nhân thì ít nhất phải hoàn thành chương trình học như sau : Hệ đào tạo 4 năm với 120 tín chỉ. Hệ 6 năm Khoa Y, Dược, Răng 188 tín chỉ. Khoa thú y 182 tín chỉ. Học vị do Nhật Bản cấp nói chung được coi là tương đương với học vị ở tất cả các nước khác. Mỗi nước đểu có quy chế công nhận học vị riêng do Bộ giáo dục của nước mình quy định, vì vậy các bạn phải tìm hiểu trước về những quy chế đó.
IV. Du học ngắn hạn
Có 2 hình thức du học ngắn hạn: Chương trình “Trao đổi du học” căn cứ theo thỏa thuận giao lưu giữa các trường đại học; và chương trình không căn cứ theo thỏa thuận giao lưu giữa các trường đại học. Nội dung chương trình rất đa dạng tùy theo đối tượng nhập học
Chương trình du học ngắn hạn
Bậc học:
- Đại học
- Cao học
Ngôn ngữ giảng dạy
- Chỉ bằng tiếng Nhật
- Chỉ bằng tiếng Anh
- Tiếng Nhật và tiếng Anh
Môn học
- Tiếng Nhật
- Các môn nghiên cứu Nhật bản
- Khoa học xã hội nhân văn
- Khoa học tự nhiên
( Có các trường đại học tổ chức lớp học đặc biệt cho LHS du học ngắn hạn và có trường đại học mà LHS học ngắn hạn có thể đến học trong các Khoa bộ môn với tư cách LHS trao đổi, sinh viên dự thính, sinh viên học chuyên ngành…)
Tìm hiểu thủ tục nhập học cao đăng, đại học tại Nhật bản tại link này: http://duhochienquang.com/thu-tuc-du-hoc-nhat-ban/411-hoc-cao-dang-dai-hoc-tai-nhat-ban.html
V, Du học vào cao đẳng
Điểu kiện và hổ sơ xin học giống với khi xin vào đại học. Có nhiều hình thức thi tuyển: “Xét duyệt hồ sơ “Kiểm tra học lực”, “Phỏng vấn”, “Viết tiểu luận”, “Các hình thức khác kiểm tra năng lực và sự phù hợp”. Có 2 chương trình đào tạo : 2 năm với 62 tín chỉ và 3 năm với 93 tín chỉ. Học hết chương trình được cấp bằng “Cử nhân cao đẳng”.
Do vậy việc đi du hoc nhat ban đối với những bạn học sinh, sinh viên có ước muốn học lên cao đẳng đại học tại Nhật bản giờ đây là rất cần thiết khi đã đọc qua nhưng điều kiên trên.

Thời kỳ phát triển Cao đẳng và Đại học tại Nhật Bản

Những thời kỳ phát triển hệ thống giáo dục Đại học của Nhật Bản cũng có thể cung cấp cho chúng ta một vài bài học và kinh nghiệm đáng tham khảo. Đáng tham khảo bởi vì Nhật cũng xuất phát từ một nước nông nghiệp, và cũng trải qua thời gian chiến tranh khốc liệt.
Thời kỳ - Tây phương hóa:
Từ thời Minh Trị Thiên Hoàng năm 1868. Trong thời gian này, Nhật cảm thấy bị đe dọa bởi các thế lực quân sự và kỹ nghệ của thế giới phương Tây, nhưng họ thấy đó là một cơ hội để tái cấu trúc hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế, chuẩn bị cho sự nghiệp kỹ nghệ hóa đất nước. Minh Trị nhận thức rằng Nhật cần phải nắm lấy và làm chủ những “know-how” của phương Tây.Năm 1877, Đại học Tokyo được thành lập (trước đây trường này chỉ là một trường cao đẳng dạy ngoại ngữ và y học cổ truyền).
Đại học Tokyo lúc đó có 4 khoa: Luật khoa, Khoa học, Văn khoa và Y khoa. Trong giai này, phần lớn giáo sư là người ngoại quốc. Trong số 36 giáo sư, có đến 23 người là giáo sư từ Anh, Pháp, Đức và Mỹ. Ngay cả những giáo sư người Nhật cũng là những người từng tốt nghiệp từ các nước vừa kể.
Trong thời gian 20 năm sau đó, có đến 400 giáo sư từ các nước phương Tây được Bộ Giáo dục Nhật mướn (hay mời) dạy tại các đại học và cao đẳng trên khắp nước Nhật. Không chỉ trong ngành giáo dục, Nhật còn mướn các chuyên gia phương Tây để làm việc và hướng dẫn trong các ngành như khai thác hầm mỏ, đường sắt, điện lực, điện tín, hãng xưởng…Cùng lúc với sự hình thành của Đại học Tokyo, Nhật tích cực gửi sinh viên sang các nước phương Tây theo học tại các trường danh tiếng trên thế giới. Những “hạt nhân” đó sau này nắm giữ những chức vụ quan trọng trong hệ thống đại học và chính quyền.
Thời kỳ Cách mạng kỹ nghệ và Đại học.
Thời gian này được thiết lập hệ thống “đại học vương triều” (Imperial University System), và định hướng rõ ràng giáo dục phải phục vụ cho các mục tiêu của nhà nước. Năm 1890, (Đại học) Tokyo Imperial University được cho phép thành lập thêm một khoa mới, đó là khoa Nông học. Năm 1897, (Đại học) Kyoto Imperial University được thành lập theo mô hình của Đại học Tokyo. Kể từ đó, một số đại học trong hệ thống vương triều được thành lập, như Tohoku Imperial University (1907), Kyushu Imperial University (1910). Cả hai trường mới này chuyên về khoa học ứng dụng. Thời gian mà các đại học vương triều ra đời trùng hợp với giai đoạn cách mạng kỹ nghệ ở Nhật. Cuộc cách mạng kỹ nghệ chủ yếu xảy ra ở ngành dệt và kỹ nghệ nhẹ, và chính các ngành “nhẹ” này đã là những viên gạch lót đường để Nhật trở thành một cường quốc kỹ nghệ sau này. Các Đại học vương triều có nhiệm vụ phải đào tạo các kỹ sư và khoa học gia, chuyên gia để đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng kỹ nghệ. Mặc dù ý thức được cho rằng Đại học còn phải đào tạo các nhà nghiên cứu, nhưng trong giai đoạn mà công nghệ của Nhật còn quá thô sơ, họ chủ yếu nhắm vào việc đào tạo chuyên gia lành nghề, và việc đào tạo chuyên gia nghiên cứu chỉ tập trung ở các Đại học lớn như Tokyo và Kyoto. Song song với sự ra đời của các Đại học vương triều, Nhật còn thành lập một số trường cao đẳng kỹ thuật (technical college). Các trường Cao đẳng có nhiệm vụ giới thiệu các công nghệ của thế giới phương Tây nhưng có ứng dụng thực tế vào điều kiện phát triển ở Nhật. Đến năm 1910, Nhật đã có 17 trường cao đẳng kỹ thuật, và mỗi năm huấn luyện được hàng ngàn chuyên viên kỹ thuật.
Trong thời kỳ này, Nhật còn có một số Đại học tư thục, tuy lúc đó các trường này chưa được công nhận là “đại học” mà chỉ là những “trường đặc biệt” (special schools). Mãi đến năm 1918 các trường Đại học tư thục mới được chính thức công nhận là Đại học. Sau này, một số trường tư thục đó trở thành những Đại học danh tiếng. Chẳng hạn như Đại học Keio được thành lập năm 1868 (do gia đình của Fukuzawa Yukichi thành lập), Đại học Doshisa (của Niijima Jo lập năm 1875), Đại học Waseda (do Okuma Shigenobu lập năm 1882) đã có công đào tạo các chuyên gia kỹ thuật và quản lý cho các công ty tư nhân, và đóng góp một phần lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa của Nhật.
Thời kỳ Hậu chiến và Phát triển.
Trong thời gian chiến tranh, Nhật đã làm được một điều kỳ diệu: Phát triển đại học và kỹ nghệ. Cuộc chiến Nga - Nhật (1904-1905) là giai đoạn Nhật “củng cố lực lượng” để xây dựng và bành trướng thực lực quân sự. Đến thế chiến 1914-1918 thì thực lực quân sự của Nhật đã được chứng minh.
Thế chiến thứ nhất là động cơ để Nhật tiến hành một cuộc cách mạng kỹ nghệ thứ hai. Trong cuộc cách mạng này, Nhật tập trung vào kỹ nghệ nặng như đóng tàu, sản xuất sắt thép, sản xuất máy kỹ nghệ, hóa học… Trong thời gian 1915-1918, sản lượng kỹ nghệ của Nhật tăng sáu lần, và lần đầu tiên, sản lượng kỹ nghệ qua mặt sản lượng nông nghiệp, biến Nhật thành một nước công nghiệp tiên tiến. Năm 1918 đạo luật thành lập các Đại học địa phương và Đại học vùng ra đời. Đạo luật còn cho phép thành lập các Đại học chuyên ngành như Đại học chuyên về kỹ thuật, kinh tế, nông học…Đến năm 1930, Nhật đã có 7 Đại học vương triều, với 3 Đại học mới là Hokkaido, Osaka và Nagoya. Các đại học vương triều mới này chuyên về khoa học và công nghệ. Trong cùng thời gian này, các đại học cũ hơn như Tokyo và Kyoto bắt đầu thành lập các viện nghiên cứu trong và ngoài đại học. Phần lớn các viện nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu về vật lý, hóa học, công nghệ hàng không. Trong giai đoạn này, Nhật đã có một hệ thống đại học hoàn chỉnh và tạo được một nền tảng cho phát triển khoa học kỹ thuật trong tương lai.
Thời kỳ Hoàn thiện.
Thời gian phát triển này kéo dài từ Thế chiến thứ 2 cho đến nay. Trong thời gian đầu sau khi Nhật đầu hàng, tương lai nước Nhật nằm trong tay của lực lượng chiếm đóng, và tương lai đất nước còn khá mập mờ. Năm 1949, chính quyền chiếm đóng đề nghị một cuộc tổng cải cách giáo dục trên toàn quốc. Theo đó, tất cả các đại học - từ hệ thống đại học vương triều đến đại học địa phương và tư thục - đều phải theo một chương trình đào tạo thống nhất, đó là bốn năm cho cấp cử nhân. Đến năm 1950, Nhật đã có 201 trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu.
Đến năm 1952, khi Nhật được trao quyền tự trị, tương lai của Nhật có vẻ rõ ràng hơn. Người Nhật nhận thức rõ rằng để tồn tại trên thế giới với sự hạn chế tài nguyên thiên nhiên, Nhật tùy thuộc rất lớn vào khả năng kỹ nghệ. Để phát triển kỹ nghệ, họ cần phải phát triển hệ thống giáo dục đại học đến một tầm cao hơn. Năm 1956, một tài liệu về giáo dục cao đẳng của Anh (White Paper on Technical Education) được dịch sang tiếng Nhật, và trở thành một tài liệu tham khảo quan trọng, một kim chỉ nam cho hệ thống giáo dục đại học của Nhật sau này.
Năm 1956, Cục Khoa học và Công nghệ được thành lập, và năm 1960 Hội đồng Khoa học và Công nghệ đề xuất một số chính sách để phát triển khoa học và công nghệ trong vòng 10 năm. Những đề nghị này trở thành định hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống đại học cho đến ngày nay.
Ngày nay, Nhật có hơn 725 trường đại học và 518 trường cao đẳng. Chất lượng đào tạo đại học của Nhật được thế giới công nhận. Hiện nay, Nhật có 11 trường đại học được xếp vào hạng “top 200” trên thế giới, với Đại học Tokyo (hạng 19) và Kyoto (hạng 25). Trong thời gian 1997-2001, các nhà khoa học Nhật công bố khoảng 336,858 bài báo khoa học, chiếm 9,3% tổng số bài báo khoa học trên thế giới. Số ấn phẩm khoa học của Nhật đứng vào hàng thứ tư trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Liên hiệp châu Âu, Anh và Đức

Du Học Hiền Quang