Du học nhật bản 2014

Du học nhật bản giá rẻ

Hiển thị các bài đăng có nhãn van hoa nhat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn van hoa nhat. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Văn hóa Nhật bản trong việc tiếp khách

Văn hóa Nhật bản

Văn hóa Nhật bản,trong việc tiếp khách
Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi, mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật, là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả những lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình, và kiểu chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

CÁCH TIẾP KHÁCH TRONG CÔNG TY NHẬT

Tiếp khách của người Nhật trong công ty
Tiếp khách của người Nhật trong công ty

Sau khi được nhận và làm việc tại công ty Nhật, những nhân viên trong công ty sẽ được hướng dẫn những kỹ năng cơ bản để trở thành người nhân viên chính thức của công ty

HƯỚNG DẪN KHÁCH
1.    Lên xuống cầu thang
Khi lên cầu thang khách hàng sẽ bước lên trước, nhân viên phải đi phía sau. Nhưng ngược lại, khi xuống cầu thang nhân viên phải bước xuống trước, khách hàng đi theo sau.
2.    Trong hành lang
Phải đi trước khách, cách một đoạn nhưng phải so le với khách, không đi ngay trước mặt khách, tránh che tầm nhìn của khách. Thêm vào đó, thỉnh thoảng ngoái lại phía sau xác nhận, xem bước đi của khách để điều chỉnh nhịp độ cho phù hợp
Khi đến chỗ quẹo của hành lang, nhân viên phải dừng lại quay lại phía sau và nói 「こちらに参ります。」 (Xin đi hướng này), đồng thời dùng 2 tay mời khách theo hướng phải quẹo.

I.    CÁCH MỞ CỬA CHO KHÁCH

Văn hóa Nhật bản
Mở cửa đón khách trong văn hóa Nhật bản

- Dùng tay trái mởi cửa, đồng thời nói với khách một cách nhã nhặn 「どうぞ」( xin mời ông/bà vào) và sau khi khách bước vào phòng dùng tay phải đóng cửa lại.
- Khi khách về thì dùng tay trái mở cửa và đứng giữa cửa cho đến khi khách ra khỏi phòng mới đóng cửa lại.

II.    CÁCH MỜI TRÀ

văn hóa nhật bản
Văn hóa Nhật bản trong việc mời trà tiếp khách

-    Sau khi gõ cửa, lịch sự nói 「失礼いたします」(tôi xin phép) mới bước vào phòng.
-    Nhẹ nhàng đặt khay đựng trà phía dưới chân bàn ( trường hợp bàn kiểu Nhật)
Dùng cả 2 tay để nâng chén trà
Nhỏ nhẹ nói với khách 「どうぞ」(xin mời), đồng thời dùng tay phải nâng tách trà. Điều quan trọng là phải quay mặt có văn hóa về phía khách ( trường hợp không dùng tay phải được, thì dùng tay trái cầm tách trà cũng được nhưng phải nói  「こちらから失礼します」- xin thứ lỗi)
- Úp ngược khay đựng trà và ôm trước ngực, một cách nhẹ nhàng đi lui ra ngoài, đồng thời gật đầu cúi chào và nói 「失礼いたしました」
- Nếu câu chuyện kéo dài, phải pha thêm trà mới và mang ra  thay cho phần trà cũ đã vơi đi.
- Sau khi tiễn khách về, không quên quay trở lại phòng khách để dọn dẹp

>> Tìm hiểu : Du học Nhật bản

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Văn hóa Nhật bản trong việc tiếp khách

Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.
Cách tiếp khách trong công ty Nhật
Sau khi được nhận và làm việc tại công ty Nhật, những nhân viên trong công ty sẽ được hướng dẫn những kỹ năng cơ bản để trở thành người nhân viên chính của công ty. Những kỹ năng cơ bản nhưng cũng rất quan trọng trong công ty bao gồm:

I. Hướng dẫn khách:

1. Lên xuống cầu thang:

Khi lên cầu thang khách hàng sẽ bước lên trước, nhân viên phải đi phía sau. Nhưng ngược lại, khi xuống cầu thang nhân viên phải bước xuống trước, khách hàng đi phía sau.

2. Trong hành lang:
Phải đi trước khách, cách một đoạn nhưng phải so le với khách, không đi ngay trước mặt khách, tránh che tầm nhìn của khách. Thêm vào đó, thỉnh thoảng ngoái lại phía sau xác nhận, xem bước đi của khách để điều chỉnh nhịp độ cho phù hợp.

Khi đến chỗ quẹo của hành lanh nhân viên phải dừng lại và quay lại phía sau và thưa với khách 「こちらに参ります。」( xin đi hướng này ạ), đồng thời dùng hai tay mời khách  theo hướng phải quẹo.


II. Cách mở cửa phòng cho khách:

Dùng tay trái mở cửa, đồng thời nói với khách một cách nhã nhặn 「どうぞ」(Xin mời  (ông/bà) vào ). Và sau khi khách bước vào phòng, dùng tay phải đóng cửa lại.

Khi khách về thì dùng tay trái mở cửa và đứng giữ cửa cho đến khi khách ra khỏi phòng mới đóng cửa lại.

III. Cách mời trà:

-    Sau khi gõ cửa, lịch sự nói「失礼いたします」(tôi xin phép) mới bước vào phòng.

-    Nhẹ nhàng đặt khay đựng tách trà phía dưới chân bàn (trường hợp bàn thấp kiểu Nhật).

-    Dùng cả hai tay để nâng chén (tách) trà.

-    Nhỏ nhẹ nói với khách「どうぞ」(xin mời), đồng thời dùng tay phải nâng tách trà. Điều quan trọng là phải quay mặt có hoa văn về phía khách (trường hợp không dùng tay phải được thì dùng tay trái cầm tách trà cũng được nhưng phải  nói 「こちらから失礼します」- xin thứ lỗi).

-    Úp ngược khay đựng trà và ôm trước ngực, một cách nhẹ nhàng đi lui ra ngoài, đồng thời gật đầu cúi chào và nói「失礼いたしました」.

-    Nếu câu chuyện kéo dài, phải pha thêm trà mới và mang ra thay cho phần trà cũ đã vơi đi.

-    Sau khi tiễn khách ra về, không quên quay trở lại phòng khách để dọn dẹp chén tách.

Du Học Hiền Quang

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Đôi nét về văn hóa Nhật Bản qua từng hành động


Cùng là người Châu Á, da vàng, tuy khác đất nước nhưng lại cùng nền văn hóa Á đông. Nhưng đôi khi nhìn ngẫm 1 số nét văn hóa trong cách sống của người Nhật chợt khiến tôi phải mỉm cười.
Chuyện tặng quà:


Người Nhật nổi tiếng là lễ nghi trong vấn đề quà tặng,1 khi nhận được quà của ai đó thì kiểu gì cũng sẽ tìm cách để đáp lễ lại. Khi đi dự đám cưới ,đám tang về thì sau đó gia chủ bao giờ cũng tặng quà lại cho khách để thể hiện sự hàm ơn vì khách đã đến dự lễ. Quà đó chỉ là những món đồ rất nhỏ nhưng luôn được bọc gói vô cùng cẩn thận và đáng yêu khiến cho người nhận cũng sẽ rất cảm kích vì sự chu đáo của gia chủ.

Chuyện xếp hàng:
Người dân xếp hàng bên ngoài một cửa hàng ở Sendai


Cho dù ở siêu thị, cửa hàng ăn, ga tàu hay những nơi dịch vụ công cộng,thì người Nhật luôn có thói quen xếp hàng. Họ có thể xếp hàng chờ trước giờ mở cửa siêu thị cả tiếng đồng hồ để chờ vào mua đồ. Cũng có lúc tôi nghĩ thật kì khôi cho sự kiên nhẫn đó nhưng có lẽ tôi lầm. Đó chính là sự tuân thủ kỷ luật của hệ thống xã hội,cũng như nét văn mình ứng xử khi biết nhẫn nhịn chờ đến lượt mình, chứ không phải chỉ biết đến cái tôi vị kỷ.



Chuyện ý thức bảo vệ môi trường:



Đó là ý thức trong cách xử lý rác thải. Từ học sinh tiểu học đã được giáo dục về việc phân loại rác cũng như ý thức bảo vệ môi trường.Nguyên liệu tái chế,hay tác hại chất thải nhà bếp chắc hẳn là những khái niệm khá xa vời đối với người Việt ta,nhưng với người Nhật thì đó là khái niệm nằm lòng.Dầu mỡ sau khi rán thay vì đổ xuống đường thoát nước thì phải được thấm sạch bằng giấy báo hoặc để đông cứng rồi mới gói lại vứt bỏ để tránh làm ô nhiễm nguồn nước thải...Đơn giản nhất là điều đó ,thế mới lý giải được vì sao không khí lại sạch sẽ thế.Là vì chính ý thức con người đã lọc sạch bầu không khí mà họ hít thở hàng ngày.



Chuyện yêu thiên nhiên cây cỏ và ca hát:



Có 1 điều chắc chắn rằng nếu bạn đi qua cửa bất cứ 1 ngôi nhà nào của người Nhật cũng thấy được bày 1 vài chậu cây hoa nhỏ ở trước cửa. Những chậu hoa nhỏ đủ màu quanh năm khoe sắc chắc là 1 thú vui ko thể thiếu của người Nhật,hẳn sẽ mang lại niềm vui mỗi khi ai đó đặt chân về đến cửa nhà.


Tôi thường xem chương trình Karaoke trên TV và thực sự là nhiều lần rơi nước mắt xúc động vì những câu chuyện và hình ảnh về con người tham gia chương trình đó. Nước Nhật là nơi đã bắt nguồn ra hình thức giải trí hát Karaoke hẳn cũng đã phần nào lý giải cho cái sự yêu ca hát của người Nhật. Trước khi đến Nhật thì cái nhìn của tôi về việc hát Karaoke hoàn toàn khác, bởi ở VN thì có lẽ đó chỉ là kiểu giải trí đặc quyền dành cho giới trẻ, chả có cụ già hay rất ít người trung niên lại đi hát Karaoke, chưa kể 1 số biến tướng tiêu cực của hình thức giải trí này.Nhưng với người Nhật thì đây hoàn toàn là 1 thú vui trong sạch, có thể hát ở quán, hát ở phòng ăn...và người già còn tích cực hơn cả lớp trẻ, đơn giản chỉ là để cùng hòa mình theo giai điệu cùng chia sẻ cảm xúc.Không phải ai cũng hát hay, nhưng họ không ngại biểu diễn trên trương trình Karaoke của TV.






Có những em học sinh, những anh công nhân, những cụ già lom khom vẫn lên hát để gửi tặng gia đình người thân. Hình ảnh 1 cụ già 85 tuổi dáng người cong,vẫn cất cao giọng hát điệu nhạc truyền thống Nhật bản, và thật không ngờ cụ lại được ban giám khảo cho số điểm cao nhất, đôi mắt rơm rớm tay run run đón nhận quà và trò chuyện cùng ban giám khảo mà khuôn mặt cụ ngời ngời hạnh phúc. Bất giác chợt khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh của khát vọng sống. Sự khích lệ của tình người là 1 món quà xúc động vô giá cho cụ niềm vui để ý nghĩa hơn nữa những ngày dài phía trước.

Trong gió không thể lọc hết những hạt bụi bay, và đâu đó vẫn còn những điều khó ưa, tuy nhiên thiết nghĩ rằng cần phải biết lọc ra những hạt cát khỏi tâm hồn mình để cảm nhận được nhiều góc đẹp hơn.


Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977

Vài nét trong văn hoá kinh doanh Nhật Bản

Hầu như chỉ vài năm sau đó, Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và Nhật bước vào thời kỳ phát triển kinh tế “thần kỳ” của Nhật trong giai đoạn 1966 – 1973 đã giúp Nhật trở thành một cường quốc kinh tế đứng hàng nhất, nhì trên thế giới. Sự phát triển đó được thế giới chú ý và nhiều người đã tìm hiểu những nhân tố nào giúp phục hồi và vươn lên nhanh một cách đáng kinh ngạc. Một trong những nhân tố được chú ý nhiều đó là phong cách hay đặc trưng văn hoá trong kinh doanh của người Nhật chứa đựng trong các mô hình quản lý, sản xuất, tiêu thụ và lưu thông sản phẩm và trong tính cách, tâm lý người Nhật trong khi kinh doanh.
Việc tìm hiểu văn hoá kinh doanh của người Nhật giúp ta giao tiếp xuyên văn hoá được với họ và hiểu được các giá trị đã hình thành nên hành vi và giáo tiếp của họ, cũng như để tránh được những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra, tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài và có hiệu quả trong quá trình tiếp xúc với họ. Ngoài ra, qua đó, ta có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong cách phương thức, quan niệm và mô hình quản lý, làm việc hiệu quả của họ…
Ngày nay, rất nhiều người Nhật đã và đang, sẽ làm việc với Việt Nam, mối quan hệ giao thương giữa hai quốc gia ngày càng phát triển hơn. Trong quá trình tiếp xúc, giao thiệp với người Nhật, ít nhiều gì chúng ta thường cảm thấy lúng túng hoặc không hiểu nhiều về họ và ngược lại, khiến cho công việc giữa hai bên không đạt được hiệu quả cao, hoặc chúng ta sẽ mất cơ hội làm ăn hay phải chịu thiệt thòi hơn…. Do vậy, ngày nay việc tìm hiểu về người Nhật và văn hoá kinh doanh của họ dù ít hay nhiều cũng thực sự là rất cần thiết và hữu ích cho chúng ta.
Một số nét về văn hóa kinh doanh của người Nhật
Có rất nhiều (hơn 400) định nghĩa về văn hoá, nhìn chung tất cả định nghĩa đều có nét chung “văn hoá là những hệ thống giá trị do con người sáng tạo ra”. Trong giai đoạn hiện nay, văn hoá được xem là động lực phát triển kinh tế. Thực tế, văn hoá đã đóng vai trò trong sự phát triển kinh tế nhiều quốc gia như vai trò của Khổng Giáo, Phật giáo, Shi n to giáo .. và nhiều giá trị văn hoá truyền thống dân tộc khác trong sự tăng trưởng kinh tế của Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, … trong đó, rõ ràng nhất là trường hợp Nhật Bản, góp phần hình thành nên nền văn hoá kinh doanh đặc thù của Nhật Bản mà ngày nay nhiều quốc gia phải quan tâm nghiên cứu, học hỏi…
Người Nhật hay thương gia Nhật quan niệm trước hết tự coi mình là một người Nhật thực sự, xí nghiệp là hàng thứ hai. Tìm hiểu văn hoá kinh doanh của người Nhật thì chắc chắn là không thể không tìm hiểu về chủ thể của nền văn hoá kinh doanh đó là người Nhật. Mark Zimmeran – một nhà kinh doanh nổi tiếng người Mỹ, và là cố Chủ tịch Phòng thương mại của Mỹ ở Nhật Bản năm 1981 – đã viết trong cuốn sách nổi tiếng “Làm ăn với người Nhật như thế nào” của ông: “việc nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc tâm lý người Nhật và cấu trúc xã hội của nước Nhật là cực kỳ cần thiết cho việc làm ăn có hiệu quả với người Nhật”.
Người Nhật (Nihonjin): chủ thể của nền văn hoá nói chung và văn hoá kinh doanh của Nhật Bản
Một số đặc trưng tính cách, tâm lý người Nhật: tính cách của người Nhật chịu ảnh hưởng nhiều điều kiện tự nhiên – địa lý, lịch sử – văn hoá – xã hội:
Nhật Bản là một trong những nước có thành phần dân tộc thuần nhất với hơn 99% dân số là người Nhật, số ít ỏi còn lại là người Ainu (một tộc người cổ xưa nhất ở Nhật Bản, chủ yếu sống ở Hokkaido), người Triều Tiên (phần lớn di cư sang trong chiến tranh thế giới lần hai), người Trung Quốc và một số ít các cư dân từ nước khác đến cư trú tập trung theo khu vực riêng. Tuy nhiên, ý thức dân tộc thuần nhất của họ rất cao nên cho dù những người thuộc thiểu số gần 1% dân số dù đã sinh sống ở Nhật lâu đời vẫn không được đa số người Nhật xem là “người Nhật”. Do hầu như thuần nhất như thế, nên Nhật Bản có một nền văn hoá và trạng thái tâm lý khá thống nhất và tự cho họ là dòng giống thượng đẳng, tự tôn dân tộc cao…. Nhật Bản (xứ sở mặt trời mọc) là một quốc gia nằm tách biệt với đại lục, có đến hơn 6.800 hòn đảo lớn nhỏ và 4 đảo lớn (Hokkaido, Honshu, Kyusyu, Shikoku). Tính chất đảo mang đến cho Nhật Bản những khó khăn (khó giao lưu, giao thông …) và thuận lợi (trong lịch sử tránh được các cuộc chiến tranh xâm chiếm của người Trung Hoa, Nguyên Mông …) nhưng đã làm nên tính thống nhất và thuần nhất của nền văn hoá văn minh dân tộc Nhật. Do vị trí đặc biệt này nên người Nhật có được thế chủ động tiếp thu có chọn lọc và tiếp biến các yếu tố văn hoá của các dân tộc khác (Trung Hoa,…) tạo thành nền văn hoá riêng mang bản sắc của họ. Tính chất đảo cũng đem lại cho người Nhật tâm lý “đảo quốc” (shimakuni), khiến họ vừa hiếu khách, vừa dè dặt trong giao tiếp, quan hệ với người khác, vừa tự tôn dân tộc, vừa tự ti, mặc cảm, có thái độ bài ngoại,… Người Nhật luôn vừa muốn nhìn ra thế giới, học hỏi, du nhập những giá trị văn hoá và tiếp thu những thành tựu mới của thế giới vừa rất bảo thủ và thu mình trong việc tiếp thu cái mới, chẳng hạn như các cuộc cải cách trong lịch sử Nhật Bản như Taika (năm 645), cải cách Minh Trị (1868) đều diễn ra sự đấu tranh gay gắt giữa thế lực thủ cựu và tư tưởng mới…
Thiên nhiên của Nhật rất đẹp, nhưng rất khắc nghiệt với khí hậu bốn mùa rõ rệt, thường xảy ra nhiều thiên tai dữ dội như động đất, núi lửa, hạn hán; sóng to bão lớn; địa hình với ¾ là núi đồi, diện tích trồng trọt chỉ chiếm 1/6 và sông ngòi ngắn, tài nguyên thiên nhiên ít ỏi, đất đai không màu mỡ và không thích hợp cho trồng trọt. Tuy nhiên cho đến đầu thế kỷ XX, kinh tế chủ yếu của Nhật Bản là nông nghiệp, đánh bắt cà biển và họ phải bỏ ra rất nhiều công sức lao động, cải tạo đất đai – hình thành nên tính cách gan góc, cần cù, vượt khó truyền thống yêu lao động đến quên mình và nhiệt tình trong mọi lĩnh vực lao động (đặc trưng quan trọng nhất), quý trọng thành quả lao động, tiết kiệm và tạo tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng và tinh thần hoà hợp (wa) rất cao như dựa vào và sống hào hợp với tự nhiên, cùng hiêp lực với nhau chống chọi với thiên tai…. Đồng thời điều kiện địa lý, thiên nhiên vừa đẹp vừa khắc nghiệt, tạo ra một tâm hồn Nhật Bản có nét chung là yêu cái đẹp, theo đuồi sự hoàn thiện không ngừng, tạo ra sự tương phản có tính dữ dội trong tính cách người Nhật. Cái gì ở Nhật Bản cũng được đưa lên cao và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của họ như “hoa đạo”, “trà đạo”, “võ sĩ đạo”, “kiếm đạo”, “cung đạo”, “thư đạo”, nghệ thuật gấp giấy origami,.. và họ thể hiện ý thức đặc biệt đối với cái đẹp như ngắm hoa hanami, ngắm trăng tsukimi; quan niệm “cái nhỏ là cái đẹp, cái tinh tế” …; trong công việc luôn làm hết mình, trong xử sự luôn theo quy tắc nghiêm ngặt, theo đẳng cấp, ngay đến cả cái chết tự sát vì lòng trung thành cũng dữ dội và trở nên cao cả như “mổ bụng” (harakiri hay seppuku) hay sằn sàng làm việc hết sức cho công việc…. Những điều này ăn sâu vào trong cách xử thế, ý nghĩ và nguyện vọng của dân tộc Nhật, tạo thành những truyền thống văn hoá riêng đặc sắc và thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc của họ. Họ kế thừa, củng cố những nét văn hoá đó và vay mượn, cải biến nền văn hoá nước ngoài, biến thành một bộ phận trong văn hoá truyền thống của họ.
Lịch sử Nhật Bản cũng là lịch sử độc đáo với một Hoàng gia duy nhất, vị đại diện tối cao của Thần đạo (Shinto) tôn thờ các thần Kami như thần cây, thần đá… – các Thiên Hoàng với dòng dõi truyền thuyết là con cháu nữ thần Mặt trời Aramatesu, tồn tại như là sự thống nhất của nhân dân cho đến tận ngày nay; và trên nước Nhật có nhiều cuộc nội chiến liên miên giữa các lãnh chúa phong kiến. Điều kiện lịch sử – xã hội phong kiến với sự cát cứ, tranh dành khiến lòng trung thành là điều rất quan trọng. Cùng với sự tiếp thu có chọn lọc và biến những tư tưởng của Khổng Tử tạo thành Nho giáo riêng Nhật Bản, với tinh thần Võ sĩ đạo (Bushido) coi lòng trung thành (chuu) với người chủ là trên tất cả… Sang đến thế kỷ XIX, đứng trước yêu cầu mới hoặc là phải mạnh mẽ để thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa của phương Tây hoặc là chịu chung số phận với các nước châu Á khác, phong kiến Nhật Bản đã chọn con đường nhìn ra thế giới, thực hiện cách mạnh Minh Trị duy tân (1868) mọi mặt xã hội và học tập, phát triển mạnh mẽ – và trở thành nước duy nhất ở Châu Á thoát khỏi số phận lệ thuộc và đứng ngang hàng với phương Tây hùng mạnh và còn đi xâm lược nước khác, khiến phương Tây phải kinh sợ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, họ lại nhanh chóng phục hồi nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá thảm bại thành một nền kinh tế “phát triển thần kỳ” và mạnh mẽ cho đến tận ngày nay. Nhật Bản lại tiến ra đi khắp thế giới mở rộng với kiểu cách thức buôn bán kinh doanh đặc trưng của họ … Người Nhật ngày nay vừa phát huy truyền thống văn hoá kinh doanh của họ và họ cũng đang dần thay đổi tính cách, tâm lý của họ để dễ làm ăn quan hệ với nước ngoài, học hỏi nước ngoài để làm phong phú và hoàn thiện hơn nền văn hoá kinh doanh của họ, đem lại lợi ích cho quốc gia của họ, và giữ vững vị trí cướng quốc kinh tế nhất nhì của họ, ….
Tóm lại, người Nhật là chủ thể của nền văn hoá, trong đó có văn hoá kinh doanh của họ. Tính cách tâm lý, cách xử thế, suy nghĩ, tư tưởng và hành vi của họ là những nhân tố quyết định trong văn hoá kinh doanh của họ.
 Liên kết web: du hoc nhat ban
Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977

Du Học Hiền Quang

10 điều bạn nên biết trước khi đến Nhật Bản

Dưới đây là 10 điều về văn hóa Nhật Bản bạn cần phải biết trước khi đến Nhật Bản dù là du lịch hay du học nhật bản.

1. Sự tôn trọng

Cúi đầu là một hình thức quan trọng trong khi chào hỏi và xin lỗi trong xã hội Nhật Bản. Ngay từ khi mới bước chân vào trường tiểu học, người Nhật đã học cách kính trọng những người lớn tuổi hơn – và cúi chào chính là một phần của điều đó. Bạn cúi người thấp như thế nào và với ai cũng quan trọng không kém. Bạn cúi chào bạn bè thân thiết một cách nhanh chóng khoảng 30 độ, và đối với cấp trên của bạn trong công việc và người lớn tuổi phải cúi thấp hơn vào khoảng 70 độ. Ngôn ngữ lịch sự là điều tất yếu, dĩ nhiên rồi. Khi bạn xưng hô với một người hơn tuổi mình, bạn phải luôn luôn thêm hậu tố “san” một cách kính trọng sau tên của họ..

2. Cách ăn uống

Nếu như bạn được mời đến một buổi tiệc ăn uống (“nomikai”), đừng chỉ rót bia cho mỗi mình bạn và bắt đầu uống. Cách cư xử đúng đắn bắt buộc bạn phải bắt đầu với nâng cốc chúc mừng, đưa ly của bạn lên bằng một tay và nói “Kanpai!” (cheers!). Thông thường, khi bạn ngồi xuống chỗ, một nam / nữ phục vụ sẽ đưa cho bạn một “oshibori” (khăn ướt nhỏ) để lau sạch tay bạn trước bữa ăn. Phép xã giao khi ăn uống rất nghiêm ngặt ở Nhật Bản; tuy nhiên, bạn có thể húp sùm sụp khi ăn mì. Điều đó sẽ cho đầu bếp biết rằng bạn rất thích món ăn của họ.



3. Tiền boa là không cần thiết

Tại Nhật, không cần thiết phải boa tiền cho nhân viên phục vụ ở khách sạn, quán bar hay nhà hàng, tài xế taxi, vân vân... Thực ra, cho ai đó tiền boa sẽ gây rắc rối cho họ và cũng là một cử chỉ khá thô lỗ khi bạn đang ở Nhật Bản. Nhân viên phải phục vụ một cách tốt nhất cho khách hàng là một điều rất bình thường. Giá cả đã bao gồm luôn cả tiền boa.


4. Dùng đũa
Bạn sẽ cần phải sử dụng đũa khi ăn uống trong các nhà hàng Nhật Bản. Người dân Nhật Bản, vì một lý do nào đó, luôn nghĩ rằng sẽ rất khó khăn cho người phương Tây khi sử dụng đũa, và họ thường hay bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy một người ngoại quốc có thể dùng đũa khi ăn.



5. Bước vào một ngôi nhà

Phong tục ở Nhật Bản là phải bỏ giày dép ra khi bạn bước chân vào một ngôi nhà hoặc các công ty và chỗ trọ theo pheo phong cách Nhật Bản. Bạn thường sẽ thấy một cái giá ngay cửa vào, cùng các đôi dép đi trong nhà để bạn đổi giày. Một vài người Nhật còn mang theo cả đôi dép lê của họ phòng những trường hợp không có dép để thay. Ngoài ra còn có một loại dép lê đặc biệt chỉ để sử dụng trong nhà vệ sinh, do đó hãy nhớ rằng đừng mang những đôi dép này ra ngoài.

6. Khẩu trang

Tại hầu hết mọi đất nước, bạn sẽ không thể trông thấy bất kỳ ai đeo khẩu trang khử trùng bên ngoài phòng mổ. Nhưng ở Nhật, mặt khác, bạn sẽ thấy hàng ngàn người mang khẩu trang ngoài trời, đặc biệt là vào mùa thu và mùa đông. Chúng giúp người mang tránh khỏi bị cảm cúm hay các loại dị ứng đau đớn. Sẽ không được chấp nhận nếu như một nhân viên Nhật Bản phải nghỉ làm một ngày chỉ vì nhức đầu sổ mũi, vì vậy những chiếc khẩu trang đó khá là quan trọng.



7. Trình tự và tính hài hòa
Nghe nói rằng văn hóa phương Tây thúc đẩy chủ nghĩa cá nhân. Văn hóa Nhật Bản, mặt khác, lại coi trọng những giá trị ngược lại. Người dân Nhật Bản không muốn làm xáo trộn trật tự và hài hòa của xã hội. Làm cho người khác chú ý đến và tự quyết đoán là đức tính tốt với người phương Tây, nhưng chắc chắn không phải ở Nhật Bản. Chẳng hạn như, nói chuyện trên điện thoại đi động trên tàu hoặc xe buýt, hỉ mũi trước mặt người khác, ăn uống khi đang nói chuyện được xem là những cách cư xử xấu tại Nhật Bản.



8. Phòng tắm Nhật Bản




9. Đàm thoại tiếng Anh

Rất nhiều người Nhật Bản nghĩ rằng người nước ngoài không thể nói được tiếng Nhật hoặc chỉ biết một ít, vì vậy họ sẽ thường cố gắng nói chuyện bằng tiếng Anh với người ngoại quốc. Bạn có thể sẽ thấy tức tối một chút khi người Nhật nói “Xin chào” với bạn bằng trọng âm mạnh mẽ của tiếng Nhật. Không có ý xúc phạm đâu bởi vì họ chỉ là khiêm tốn và đang cố gắng lịch sự đối với bạn.


10. Sự an toàn

So sánh với những quốc gia khác, Nhật Bản là một nơi tương đối an toàn. Dĩ nhiên, giết người, trộm cắp, hành hung và cưỡng hiếp cũng xảy ra ở Nhật, nhưng đến khi bạn tận mắt thấy công nhân Nhật ngủ gục trên các chuyến tàu, bạn sẽ cảm thấy rằng nơi đây là một đất nước thật an toàn.
Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977