Du học nhật bản 2014

Du học nhật bản giá rẻ

Hiển thị các bài đăng có nhãn van hoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn van hoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Văn hóa Nhật bản thế nào mà nhiều người quan tâm

van hoa nhat

Văn hóa Nhật bản

Văn hóa Nhật bản được nhiều người quan tâm, nhất là những người đang làm việc tại các công ty của Nhật bản. Ngoài ra còn có các bạn học sinh, sinh viên hay những người tham gia làm đối tác của các công ty Nhật bản. Văn hóa Nhật bản rất đặc biệt nên việc từ việc tiếp xúc hay vì điều gì đó mà không theo ý của họ thì có thể bạn sẽ nhận lại câu từ chối.

Theo cách phân chia thông thường hiện nay thì Việt Nam và Nhật Bản ở vào hai khu vực văn hoá khác nhau. Nhật Bản là một quần đảo ở Đông Á, còn Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á.Hơn nữa, Việt Nam và Nhật Bản lại cùng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa
Nhật Bản, là quốc gia có vốn viện trợ ODA cho Việt Nam lớn nhất trong khu vực. Vì vậy, có thể nói tầm ảnh hưởng của hai nước được này có tác động mạnh mẽ và tích cực, không chỉ nhìn từ góc độ kinh tế mà cả trên mọi bình diện: văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, ... Trong bài viết này, tôi xin được đề cập tới tương quan văn hóa Việt – Nhật xuất phát từ những nét tương đồng về lịch sử và bề dày văn hóa của 2 quốc gia.

TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
Theo cách phân chia thông thường hiện nay thì Việt Nam và Nhật Bản ở vào hai khu vực văn hoá khác nhau. Nhật Bản là một quần đảo ở Đông Á, còn Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, Việt Nam và Nhật Bản lại cùng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa. Nền văn minh Trung Hoa cổ đại khi được du nhập vào hai quốc gia này đã diễn ra quá trình giao lưu và tiếp biến với những nét đẹp văn hóa truyền thống của cả hai dân tộc nên có không ít những điểm tương đồng. Nhưng nếu đi sâu nghiên cứu những biểu hiện của ảnh hưởng này chúng ta cũng có thể dễ dàng tìm ra những khác biệt đáng kể. Điều đó được thể hiện qua cách thức mỗi quốc gia ứng xử với văn hoá ngoại lai.
Văn hoá được sản sinh trong một không gian nhất định và thường chịu tác động của môi trường tự nhiên, nhưng văn hoá không bao giờ là đóng kín. Sự lan toả những giá trị của một nền văn hoá này tới những nền văn hoá khác hay còn gọi là quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa là một hiện tượng tự nhiên, nhưng cách ứng xử trước hiện tượng tự nhiên ấy là phụ thuộc vào,và cũng chính vì vậy, phản ánh đặc trưng của chính những nền văn hoá chịu những tác động ấy. Vì vậy đây có thể coi là một trong những tiêu chí để có thể xét sự tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hoá.Có thể phân loại theo các tiêu chí chủ yếu sau:

Xét theo tiêu chí thứ nhất về điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái, có thể thấy Việt Nam là một bán đảo với  diện tích tự nhiên hơn 33 vạn km2 và hơn 3000 km bờ biển. Trong khi đó, Nhật Bản là một quần đảo với 3.600 hòn đảo lớn nhỏ quây quần xung quanh 4 hòn đảo lớn. Tổng diện tích tự nhiên  377.000 km2 và 29.000 km bờ biển

Tuy có diện tích tự nhiên rộng hơn, nhưng khác với Việt Nam, Nhật Bản có tới 75% diện tích là núi và 67% rừng xanh che phủ. Với lượng mưa không lớn (trung bình khoảng 300mm/năm) và do địa hình núi gần biển, Nhật Bản không có nhiều sông. Hầu hết các con sông đều ngắn, nhỏ và nghèo phù sa. Nhật Bản hầu như không có những đồng bằng châu thổ màu mỡ, hình thành nên các vựa lúa lớn như: đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long. Ngay cả những vùng được gọi là đồng bằng như vùng Kanto và Kansai, thực chất cũng chỉ là những thung lũng lớn được tạo thành bởi nham thạch của  núi lửa. Điểm khác biệt lớn nhất và cũng là bất lợi nhất so với Việt Nam đó là Nhật Bản có tới  200 núi lửa, 60 ngọn trong số đó vẫn còn đang hoạt động. Chính vì vậy mà biểu tượng của người Nhật là núi lửa Fuji.Cả nước có khoảng 300 thung lũng, bị chia cắt thành 7 vùng núi lửa.

Bù lại sự chật hẹp về đất đai cư trú và trồng trọt, Nhật Bản có hệ thống cảng biển dày đặc.Khí hậu Nhật Bản là những mảng màu khác biệt và đối lập nhau. Có vùng lạnh, hầu như quanh năm được bao phủ bởi băng tuyết (đảo Hokkaido), lại có vùng ấm như Đông Nam á (Okinawa và các đảo cực nam). Quanh năm có 4 mùa rõ rệt nhưng độ ẩm không cao. Khí hậu nói chung không thật thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trong khi đó, Nhật Bản được coi là nước thiên tai rất khắc nghiệt với sự hoành hành thường xuyên của động đất, lũ quét, sóng thần, bão biển và núi lửa.

Do địa hình chia cắt, văn hoá Nhật Bản có thể chia thành nhiều vùng - địa phương. Nghèo về tài nguyên kể cả đất canh tác, Nhật Bản chỉ có khoảng 2,5 triệu ha  đất có thể canh tác được nhưng chỉ trong một vụ xuân hè.

Nhật Bản nằm giữa biển, nhưng trong các giai đoạn lịch sử  trước khi có sự xuất hiện của người châu Âu, vị trí địa lý của quần đảo tương đối cách biệt nên ít chịu tác động tự nhiên mà thường chủ động du nhập các yếu tố văn minh từ bên ngoài.

Khác với Việt Nam với đặc trưng về cư dân và đặc trưng văn hoá, Việt Nam luôn được nhận diện như một quốc gia đa tộc người, ít nhất có tới 54 tộc người với ngôn ngữ và truyền thống văn hoá khác nhau, nhưng có một dân tộc chủ thể là người Kinh (hay Việt), thì Nhật Bản là một quốc gia thuần chủng, có bản sắc chung rất rõ nét. Trong kết cấu cư dân hiện nay, 99,4% dân số là người Nhật, bộ phận những cư dân khác còn lại chỉ chiếm 0,6% (gồm 600.000 người Triều Tiên, 40.000 người Trung Quốc và khoảng 20.000 Ainu).Quá trình “thuần chủng hoá” này đã diễn ra trong một quá trình lịch sử lâu dài trong điều kiện quần đảo Nhật Bản sống tương đối tách biệt với thế giới bên ngoài.

Địa hình bị chia cắt bởi núi non, thung lũng và đảo dẫn tới sự hình thành nhiều dạng thức văn hoá địa phương.

Xét về tác động của môi trường có thể thấy biển, núi, thung lũng, khí hậu ôn đới, núi lửa và động đất là những nhân tố tự nhiên tác động mạnh mẽ và thường xuyên đến quá trình hình thành văn hoá truyền thống Nhật Bản. Do tác động đó mà tính cách Nhật Bản cứng rắn, tiết kiệm, trung thành với các giá trị truyền thống và rất cầu toàn.Vị trí địa lý tương đối biệt lập (của cả quần đảo và của từng vùng) đã tạo nên tính cách đóng kín nhưng lại luôn luôn mong muốn  hội nhập và học tập cái hay ở con người và dân tộc khác

Về hoàn cảnh lịch sử, Nhật Bản hầu như không phải đối phó với ngoại xâm.
Thay vì các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, nội chiến giữa các thế lực phong kiến địa phương diễn ra tương đối thường xuyên và kết cục dẫn đến sự hình thành thiết chế Mạc phủ mà thực chất là sự thống trị của chính quyền quân sự, đứng đầu là các dòng họ Shogun (Tướng quân) song song với  sự tồn tại phần nhiều trên danh nghĩa một chính quyền dân sự do Thiên hoàng đứng đầu.Hoàn cảnh lịch sử này đã tạo nên tính kỉ luật, đề cao vai trò người chỉ huy. Chuẩn mực đạo đức là đề cao giữ chữ tín..

Tôn giáo giữ vị trí độc tôn ở Nhật Bản là Shinto (Thần đạo). Tôn giáo này đã hoà trộn nhiều yếu tố Nho, Phật trên nền tín ngưỡng thờ tổ tiên là nữ thần mặt trời. Các tôn giáo khác ở Nhật rất kém phát triển, trừ phật giáo Đại thừa. Nhật Bản đã có thời coi văn minh Trung Hoa là mẫu hình lý tưởng để học theo, nhưng Nho giáo khi du nhập vào Nhật Bản không phải là nguyên mẫu. Người Nhật đã chọn lựa từng bộ phận nhưng rất tuân thủ giáo lý.

Cũng giống như Nhật Bản, đặc trưng văn hoá Việt được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài do tác động của nhiều nhân tố, nhưng nhìn chung có thể coi những nhân tố sau đây có vai trò tác động chính yếu:

- Tác động của môi trường “nước”. Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một quốc gia giáp biển, với bờ biển dài 3260 km, trải dài từ cực Bắc đến cực Nam .Do đặc điểm này mà hình thành các dạng thức văn hoá sông - nước với những tính cách của cư dân ở gần/trên sông, nước (can đảm, linh hoạt, mềm dẻo, dễ thích ứng, giỏi xử lí tình huống...).

- Tác động của  hoàn cảnh lao động sản xuất (nông nghiệp trồng lúa nước). Trong quá trình chinh phục đồng bằng châu thổ, đắp đê, điều tiết nước để sản xuất và hợp lực phòng chống lũ lụt, người Việt cần tới sức mạnh cố kết cộng đồng. Đó là lí do mà Làng, một loại hình tụ cư đậm tính cố kết trở thành hội điểm của rất nhiều đặc trưng văn hoá. Trong bảng giá trị truyền thống, đoàn kết (cố kết cộng đồng), hiếu với cha mẹ (gia đình hạt nhân là tế bào xã hội) và trọng lão (trọng kinh nghiệm) luôn là những chuẩn mực được đề cao và gìn giữ từ thế hệ này đến thế hệ khác, trên khắp mọi nẻo đường của đất nước.

- Tác động của hoàn cảnh lịch sử mà nổi bật là phải thường xuyên đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược trong suốt bốn nghìn năm lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc. Tác động này đã tạo nên truyền thống bất khuất kiên cường, có ý thức độc lập tự chủ cao. Đồng thời cũng chính do tác động này mà thiết chế cộng đồng được gia cố thêm, tạo thành một nét văn hóa đặc sắc và mang đậm dấu ẩn bản sắc dân tộc mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Về tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt coi trọng đạo thờ cúng tổ tiên. Trong quá trình tiếp xúc với văn minh Trung Hoa, ấn Độ và phương Tây, Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo lần lượt được du nhập vào Việt Nam. Các tôn giáo ngoại lai và các loại hình tín ngưỡng bản địa đã dung hợp nhau cùng tồn tại và phát triển. Vì vậy, có thể nói, Việt Nam trở thành một xứ sở hỗn dung tôn giáo.

van hoa nhat banSự khác biệt trong văn hoá còn thể hiện ở tính cách ứng xử của hai dân tộc. Một bên là mềm mỏng, linh hoạt, dễ thích ứng, một bên coi trọng nguyên tắc, kỉ luật. Trong bảng giá trị đạo đức, người Việt trọng hiếu còn người Nhật thì trọng tín.Trong quá trình tiếp xúc với văn hoá ngoại lai, Việt Nam có ưu thế về vị trí địa lý. Và trên thực tế đã tiếp thu không ít những giá trị từ những nền văn hoá khác. Tuy nhiên do những đặc điểm riêng, ứng xử truyền thống của  người Việt với văn hoá ngoại lai thường bắt đầu từ sự thụ động, rồi sau đó chấp nhận nhưng tìm mọi cách cải biến theo chuẩn mực của mình. Trong khi đó, do hoàn cảnh lịch sử và những đặc trưng văn hoá khác biệt, người Nhật luôn cho rằng ở ngoài Nhật Bản có rất nhiều giá trị văn hoá cao hơn, nếu tiếp thu được sẽ tạo cho văn hoá của họ những bước nhảy vọt (kỹ thuật đúc đồng, lúa nước, các chuẩn mực văn minh Trung Hoa...), vì vậy ứng xử truyền thống của  người Nhật là tôn trọng và tìm cách tiếp thu các tinh hoa văn hóa, khoa học – kĩ thuật của các dân tộc khác.

Không thể phủ nhận những nét  tương đồng văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản (đồng văn, đồng chủng). Điều này đúng vì cả hai dân tộc đều sinh tồn và phát triển trên chiếc nôi của nền văn minh chấu Á lấy nghề trồng lúa nước làm nền tảng kinh tế, đều chịu ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa và xét trên nhiều khía cạnh cụ thể cũng có thể tìm ra những điểm tương đồng. Đó chính là cơ sở thuận lợi trong quá trình giao lưu, hợp tác và học hỏi lẫn nhau.

Trải qua bao biến cố của lịch sử, sự cộng hưởng và hòa nhập giữa hai nền văn hóa Việt – Nhật vẫn diễn ra, vượt qua mọi rào cản của không gian và thời gian.Điều đó được minh chứng bởi sự ra đời ngày càng nhiều của các hoạt động, chương trình giao lưu văn hóa giữa 2 nước, các chương trình trao đổi du học sinh,….

 >> Xem thêm: du học Nhật bản

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Văn hóa Nhật bản trong việc tiếp khách

Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.
Cách tiếp khách trong công ty Nhật
Sau khi được nhận và làm việc tại công ty Nhật, những nhân viên trong công ty sẽ được hướng dẫn những kỹ năng cơ bản để trở thành người nhân viên chính của công ty. Những kỹ năng cơ bản nhưng cũng rất quan trọng trong công ty bao gồm:

I. Hướng dẫn khách:

1. Lên xuống cầu thang:

Khi lên cầu thang khách hàng sẽ bước lên trước, nhân viên phải đi phía sau. Nhưng ngược lại, khi xuống cầu thang nhân viên phải bước xuống trước, khách hàng đi phía sau.

2. Trong hành lang:
Phải đi trước khách, cách một đoạn nhưng phải so le với khách, không đi ngay trước mặt khách, tránh che tầm nhìn của khách. Thêm vào đó, thỉnh thoảng ngoái lại phía sau xác nhận, xem bước đi của khách để điều chỉnh nhịp độ cho phù hợp.

Khi đến chỗ quẹo của hành lanh nhân viên phải dừng lại và quay lại phía sau và thưa với khách 「こちらに参ります。」( xin đi hướng này ạ), đồng thời dùng hai tay mời khách  theo hướng phải quẹo.


II. Cách mở cửa phòng cho khách:

Dùng tay trái mở cửa, đồng thời nói với khách một cách nhã nhặn 「どうぞ」(Xin mời  (ông/bà) vào ). Và sau khi khách bước vào phòng, dùng tay phải đóng cửa lại.

Khi khách về thì dùng tay trái mở cửa và đứng giữ cửa cho đến khi khách ra khỏi phòng mới đóng cửa lại.

III. Cách mời trà:

-    Sau khi gõ cửa, lịch sự nói「失礼いたします」(tôi xin phép) mới bước vào phòng.

-    Nhẹ nhàng đặt khay đựng tách trà phía dưới chân bàn (trường hợp bàn thấp kiểu Nhật).

-    Dùng cả hai tay để nâng chén (tách) trà.

-    Nhỏ nhẹ nói với khách「どうぞ」(xin mời), đồng thời dùng tay phải nâng tách trà. Điều quan trọng là phải quay mặt có hoa văn về phía khách (trường hợp không dùng tay phải được thì dùng tay trái cầm tách trà cũng được nhưng phải  nói 「こちらから失礼します」- xin thứ lỗi).

-    Úp ngược khay đựng trà và ôm trước ngực, một cách nhẹ nhàng đi lui ra ngoài, đồng thời gật đầu cúi chào và nói「失礼いたしました」.

-    Nếu câu chuyện kéo dài, phải pha thêm trà mới và mang ra thay cho phần trà cũ đã vơi đi.

-    Sau khi tiễn khách ra về, không quên quay trở lại phòng khách để dọn dẹp chén tách.

Du Học Hiền Quang