Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Nghề phiên dịch tiếng Nhật

dich tieng nhat
Tiếng Nhật là một trong số những ngoại ngữ thuộc dạng khó học, từ cách viết đến cách nói, vì loại chữ viết không phải là chữ Latin như tiếng Anh, tiếng Việt và cách phát âm có âm gió, theo nhận định của nhiều sinh viên (SV) và giáo viên.
Các SV học tiếng Nhật đã gặp không ít khó khăn trong phát âm, từ vựng, ngữ pháp. Sau đây là thông tin chia sẻ của một số sinh viên học tiếng Nhật.

Từ gian nan đến thành công
Tiếng Nhật là một trong số những ngoại ngữ thuộc dạng khó học, từ cách viết đến cách nói, vì loại chữ viết không phải là chữ Latin như tiếng Anh, tiếng Việt và cách phát âm có âm gió, theo nhận định của nhiều sinh viên (SV) và giáo viên.
Các SV học tiếng Nhật đã gặp không ít khó khăn trong phát âm, từ vựng, ngữ pháp. Trần Thị Mỹ Linh, SV vừa tốt nghiệp khoa Đông Phương, ngành Nhật Bản học, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH-NV) TP.HCM cho biết, tiếng Nhật khó từ trong bản chất. Thứ nhất là về bảng chữ cái, có đến 3 bảng chữ cái, một là Hán tự (phải học thuộc từng chữ, học càng nhiều mới đọc được), thứ hai là bảng thuần Nhật (ít dùng) và thứ ba là bảng chữ cái phiên dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Nhật. Trong ba loại bảng trên, theo Linh, bảng Hán tự là khó học nhất, nhưng nó quyết định khả năng đọc hiểu của học viên.
Ngữ pháp tiếng Nhật cũng khá rối rắm và phức tạp. “Lằng nhằng nhất là kính ngữ, cấp dưới, cấp trên, người đồng môn đều nói khác nhau; người mới gặp và người đã quen từ lâu cũng chào khác nhau”, Linh chia sẻ. Ngoài ra, mỗi người Nhật ở các độ tuổi khác nhau đều dùng từ và cách nói hoàn toàn khác, chẳng hạn, trẻ dùng các từ mới, hiện đại, già thì dùng từ cũ. Vì vậy, rất khó mà nắm bắt được người Nhật muốn nói gì.
So với tiếng Anh hay tiếng Hoa thì học tiếng Nhật khó hơn nhiều. “Ví dụ, cùng viết câu xin lỗi, cùng nói đến một vấn đề nhưng nam nói khác, nữ nói khác, nên không thể nào học hết các cấu trúc câu vì mỗi người nói một kiểu”, Huỳnh Huệ Bình, SV năm 2, văn bằng 2, ngành Nhật Bản học, trường ĐH KHXH-NV cho biết.  
Đa số các bạn SV mới bắt đầu vào chuyên ngành này đều như “vịt nghe sấm”. “Mặc dù biết tiếng Nhật rất khó nhưng vì đã chọn ngành này và quyết tâm học đến cùng nên em phải ráng học thuộc và nhớ mặt chữ, để hiểu rõ nghĩa. Ngoài ra, để luyện thêm phát âm, em còn xem tivi và nghe người Nhật nói thường xuyên”, Mỹ Linh chia sẻ.
Để có thể giao tiếp và hiểu người Nhật như hiện nay, Mỹ Linh và Huệ Bình đã trải qua một quá trình rèn luyện khá “công phu”. Nhưng không phải SV nào cũng có thể làm được điều này. Có những SV dù học xong bốn năm đại học, vẫn không giao tiếp được.
Trao đổi về vấn đề này, cô Nguyễn Thị Bích Thùy, giảng viên khoa Đông Phương, trường ĐH KHXH-NV TP.HCM, kiêm Hiệu trưởng trường Ngoại ngữ Lapis cho biết, giáo trình tiếng Nhật ở bậc ĐH từ sơ cấp lên trung cấp quá khó cho SV có thể hiểu được. Theo kế hoạch đặt ra, học hết năm 4 ở bậc ĐH, SV sẽ có trình độ trung cấp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhiều SV năm 4 nhưng trình độ chỉ ở năm 2, tức là sơ cấp. “Vì giáo trình trung cấp quá khó hiểu với các em, tôi nghĩ nên có một loại giáo trình hỗ trợ gọi là “New approach” giữa giai đoạn đi từ sơ cấp đến trung cấp để các em có thể nắm bắt được và không bỏ cuộc vì nản lòng”, cô Thùy chia sẻ
Nhờ có ý chí vượt qua những khó khăn trong quá trình học và mạnh dạn chọn hướng đi đúng cho mình nên có nhiều người hiện khá thành công trong sự nghiệp gắn với tiếng Nhật. Chị Phạm Kim Hồng, quản lý của văn phòng đại diện công ty Toshin development là một điển hình.
Tốt nghiệp ĐH Bách khoa, ngành Xây dựng nhưng chị lại có niềm đam mê với tiếng Nhật qua quá trình học ở  trường Nhật ngữ Đông Du hơn một năm. Sau đó, chị đã quyết định du học ở Nhật 2 năm khi mà trình độ tiếng Nhật lúc ấy còn khá kém, chỉ nói bập bẹ, bi bô vài từ và chưa biết viết. Giờ đây, chị đã trở thành một người quản lý với một mức lương khá hấp dẫn.

Phải hiểu tâm lý người Nhật

Chia sẻ về các kỹ năng cần có để chuẩn bị cho công việc phiên dịch, cô Bích Thùy cho biết trước hết, phải chuẩn bị kỹ các tài liệu liên quan đến chủ đề của bản dịch văn bản hoặc thông tin dịch cho hội nghị, hội thảo. Bên cạnh đó, phải có kiến thức rộng về ngôn ngữ mẹ đẻ để chuyển tải nội dung hợp lý, không dịch quá sát. Ngoài ra, còn đòi hỏi người dịch phải có khả năng diễn thuyết trước công chúng nếu phiên dịch trực tiếp, giúp người nghe hiểu rõ vấn đề trình bày.

dich tieng nhat

Để trở thành một thông dịch viên chuyên nghiệp, trước hết phải có chất giọng tốt, kế đến là phải hiểu tâm lý, văn hóa và phong cách của người Nhật. “Chọn ngoại ngữ không phải chọn ngành “hot” mà chọn văn hóa mình thích để nâng giá trị con người mình lên”, cô Bích Thùy nhấn mạnh.

Đi du học không phải là giải pháp duy nhất dẫn đến thành công, không phải ai cũng tiến bộ hơn sau khi học ở Nhật về. Chị Hồng cho biết cơ hội cho SV thực tập tiếng Nhật tại VN khá nhiều, nên tận dụng như làm việc ở các nhà hàng Nhật, làm phiên dịch cho các công ty Nhật, gặp khách du lịch để giao tiếp… Ở Nhật, chưa chắc đã có nhà hàng hay quán ăn nào giúp các bạn trẻ nói tiếng Nhật, vì người Nhật khá bận rộn. Phải biết nắm bắt cơ hội qua quá trình làm thêm, tham gia các câu lạc bộ và thể hiện sự mạnh dạn giao tiếp.  Chị Hồng còn cho biết thêm, nếu chỉ làm công việc phiên dịch, các công ty Nhật sẽ trả từ 300-500 USD/tháng, nhưng hầu như các công ty thường tuyển những người làm phiên dịch kiêm các vị trí khác như văn phòng, kế toán, thu nhập dữ liệu…Phiên dịch theo giờ từ 50-70 USD/giờ hoặc 1 ngày (tùy theo khả năng và kinh nghiệm của người dịch).

Tự tin và tìm mọi cơ hội giao tiếp tiếng Nhật để nâng cao các kỹ năng cũng là một trong những bí quyết dẫn đến thành công. Trước khi học văn bằng 2 ở trường ĐH KHXH-NV TP.HCM, Huệ Bình đã hoàn thành khóa học tiếng Nhật của chương trình học bổng Nhật ngữ GHS trong 2 năm, mỗi ngày 5 tiếng. Do đó, thời gian vừa qua, Bình không khó khăn khi làm thêm rất nhiều việc “tay trái” nhờ vốn tiếng Nhật khá. Nào là phiên dịch tài liệu cho các công ty, viết mail, dịch hộp sản phẩm... Thỉnh thoảng Bình đi đón khách Nhật, nói chuyện từ sân bay về khách sạn với mức lương từ 200.000 - 400.000 đồng/lần.

Bí quyết có được tâm lý thoải mái trước khi bước vào việc phiên dịch, theo Bình, là nên gặp người Nhật trao đổi trước, chăm chú lắng nghe và đặt câu hỏi để hiểu được phong cách cũng như cách dùng từ của họ để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đạt hiệu quả cao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét