Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Du học sinh Việt Nam đến Nhật bản ngày một tăng

du hoc sinh

Du học sinh Việt Nam

Hiện tại du học sinh Việt Nam đến Nhật bản học tập rất đông, đi theo nhiều hình thức khác nhau, như đi du học ngắn hạn, dài hạn, thực tập sinh,... trong đó có phần lớn là cựu du học sinh học tập xong tại các trường tiếng Nhật, trường dạy Nghề, trường cao đẳng, trường Đại học và Cao học rồi tiếp tục ở lại Nhật làm việc. Ngoài ra, có một số người Việt nhập cư tại Nhật theo diện kết hôn, bảo lãnh,...

Nhật bản, từ lâu được xem như làm cái nôi của ngành công nghệ và sẽ mãi là đích đến cho du học sinh quốc tế. Nhưng lý do gì khiến các bạn chọn đất nước mặt trời mọc là nơi chinh phục đỉnh cao tri thức và khám phá văn hóa phương Đông? Sau đây là ý kiến của một số bạn du học sinh Việt Nam đang học tập tại Nhật bản.
Đỗ Văn Quyến
Lý do lớn nhất tôi chọn Nhật Bản là muốn học khoa học công nghệ. Như các bạn đã biết Nhật Bản là đất nước thích hợp nhất để học công nghệ. Vì vậy,  tôi đã bàn với bố mẹ xin học bổng sang Nhật. Hơn nữa, tôi cũng rất muốn biết đất nước con người, tiếng Nhật và món ăn Nhật Bản. Ở Việt Nam tôi đã xem nhiều phim truyền hình Nhật, và nghĩ rằng tiếng Nhật rất hay và thú vị. Món ăn trông rất ngon, rất muốn ăn và thế là tôi sang Nhật. Một lý do nữa là tôi muốn thử nghiệm môi trường học tập mới. Tôi đến Nhật đã được 2 năm. Có những điều thoải mái nhưng cũng nhiều khó khăn. Tôi sẽ cố gắng vượt qua những khó khăn đó để cuộc sống có giá trị hơn.

Lê Hoàng Minh
(hiện là lưu học sinh trao đổi, khoa giáo dục quốc tế, đại học Giáo Dục Quốc Tế)
Hai nước Trung Quốc và Nhật Bản có địa hình chữ S giống nước ta. Bản thân tôi rất muốn nỗ lực bằng chính sức mình để tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước và tôi đã quyết định đi Nhật học. Nhật Bản là đất nước  hòa bình, cuộc sống yên ổn. Đi tới đâu cũng thấy đẹp và có cảm tình sâu sắc. Điều tôi cảm thấy rõ nhất là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa lâu đời với hiện đại. Tôi muốn được học văn hóa Nhật Bản, nền văn hóa được tạo bởi văn hóa truyền thống và văn hóa châu Âu. Cuộc sống của trường đại học quốc tế thật đầy đủ. Không chỉ được học trên lớp mà còn được sống cùng với người dân và học được nhiều ở họ. Tôi không thể nào quên được những ngày sống ở Nhật.

Nguyễn Xuân Tứ
Năm thứ 2, bộ môn kinh tế, khoa kinh tế, đại học Nanzan
Thời còn học phổ thông trung học, tôi đã có dịp học 1 năm ở Nhật. Với kinh nghiệm đó, tôi chuẩn bị cho chuyến du học lần này. Tôi muốn vào trường đại học của Nhật Bản để học tiếng Nhật và những kiến thức kinh tế. Điều hơn nhất là phải yêu quý nước Nhật. Bây giờ tôi là sinh viên năm thứ 2 khoa kinh tế, đại học Nanzan. Bận suốt ngày nhưng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu Nhật Bản không phải chỉ trong giờ lên lớp mà cả trong tiếng Nhật, văn hóa và cách nghĩ của người Nhật để hiểu sâu hơn.

Mai Văn Tân(hiện là sinh viên năm thứ 3, khoa công nghệ, đại học Gunma, tốt nghiệp khoa mạng máy tính , chuyên ngành công nghiệp, trường chuyên nghiệp công nghệ Nhật Bản)
Tôi chọn Nhật Bản vì Nhật Bản là nước công nghiệp tiên tiến, bản thân tôi muốn tiếp thu kiến thức kinh tế, công nghệ thông tin tiên tiến của Nhật Bản. Hơn nữa, tôi muốn hiểu sâu hơn văn hóa Nhật. Tôi nghĩ rằng những gì học được ở Nhật Bản sẽ giúp cho sự phát triển của đất nước chúng tôi. Tôi rất thích máy tính và thích những nét riêng biệt. Tôi đã gặp và học được kỹ thuật tiên tiến về nền văn hóa độc đáo, đặc sắc của Nhật Bản. Ví dụ có những nghệ nhân chuyên về sơn mài đã giới thiệu tỉ mỉ cho tôi về kiểu dáng của chiếc nhẫn truyền thống Nhật Bản. Tôi rất cảm phục trước tài nghệ của các thầy cô ở trường chuyên nghiệp dạy nghề mà tôi đã tốt nghiệp mùa xuân vừa rồi. Các thầy cô đã cho tôi những lời khuyên chân thành về xã hội và tương lai của tôi. Tôi xin cảm ơn các thầy cô đã dành nhiều thời gian quý báu cho tôi. Tôi mong rằng sẽ được nghiên cứu về an ninh mạng tại đại học Gunma và sẽ về nước giảng dạy cho lớp trẻ.

Hà Văn Tình
Năm thứ nhất tiến sĩ chuyên ngành hóa cộng sinh, khoa nghiên cứu khoa học tiên tiến
Chuyên môn của tôi là nghiên cứu khảo cổ học và nhân chủng học.Tôi thấy Nhật Bản có những nét tương đồng nên tôi muốn hiểu sâu hơn về mối quan hệ đó. Cuộc sống ở Nhật Bản là kinh nghiệm quý báu không có gì so sánh được. Văn hóa, tính đa dạng của cuộc sống, những thiết bị nghiên cứu tuyệt vời cộng với môi trường hữu nghị. Tất cả những điều đó là những kinh nghiệm có giá trị trên nhiều mặt trong sự nghiệp nghiên cứu của tôi.

Trần Văn Hai
(hiện là Thạc sỹ năm 2, chuyên ngành kinh tế quốc tế khoa sau đại học Châu Á Thái Bình Dương, đại học Waseda)
Những năm còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, tôi đã có dịp tìm hiểu đất nước Nhật Bản qua những cuốn sách lịch sử thế giới. Điều mà khiến tôi rất bất ngờ là tại sao ngay từ thế kỷ 19, với cải cách Minh Trị, Nhật Bản đã bắt đầu con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng xã hội dựa trên nền tảng tri thức, tiếp thu học hỏi công nghệ tiên tiến nhưng đồng thời vẫn  duy trì  bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Ngạc nhiên hơn nữa đó là so với các nước Châu Á khác, Nhật Bản đứng dậy mạnh mẽ từ đống đổ nát của chiến tranh, đạt được tăng trưởng cao độ và thần kỳ trong thời gian ngắn. Những câu hỏi đó thôi thúc tôi, ấp ủ trong tôi một giấc mơ được đặt chân đến xứ sở hoa anh đào tươi đẹp mong tìm ra lời giải đáp. Sau này khi có điều kiện học tập và sinh sống tại Nhật Bản, tôi hiểu rằng bí quyết đó chính là sự kết tinh của đức tính sáng tạo, sự chăm chỉ cần cù của con người Nhật Bản với công nghệ hiện đại. Hiện nay, tôi đang nghiên cứu về các vấn đề chuyển giao  công nghệ của Nhật Bản sang các nước Đông Nam Á. Hi vọng rằng  với vốn kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được  tại đất nước Phù Tang sẽ là hành trang cho tôi trở về góp phần dựng xây nước nhà.

>> Xem thêm : du học Nhật bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét