Du học nhật bản 2014

Du học nhật bản giá rẻ

Hiển thị các bài đăng có nhãn du học tại nhật bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du học tại nhật bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Du học tại Nhật bản gồm những hệ học nào

Du học tại Nhật

Các hệ học ở Nhật Bản

Du học tại Nhật

Để du học Nhật Bản, học sinh phải học tại trường tiếng ở Nhật từ 1,5 năm đến 2 năm mới có thể thi vào trường Đại học, cao đẳng, trường nghề tại Nhật Bản. Sau khi học xong ĐH, CĐ, trường nghề bạn có thể ở lại làm việc tại Nhật hoặc về nước làm việc với mức lương cao.
Cũng có một số ít trường Đại học yêu cầu thi, nên việc chọn vào học tại các trường có chuyên ngành mà nình muốn học bạn nên xem xét kỹ trường đó có yêu cầu thi hay không.
Riêng nghiên cứu sinh, phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học (trước khi nộp đơn phải tìm giáo sư nhận hướng dẫn). Còn cao đẳng, trường kỹ thuật – chuyên nghiệp thì tổ chức thi tuyển hoặc xét hồ sơ căn cứ trên kết quả thi tiếng Nhật, thi môn học…Sinh viên tốt nghiệp CĐ nếu hội tụ điều kiện bộ GD&ĐT quy định có thể học lên đại học.

THỜI GIAN CÁC HỆ HỌC
Đại học: Sinh viên chính thức học 4 năm, nhưng ngành y, nha, thú y học 6 năm.
Sau đại học: Chương trình master học 2 năm và chương trình tiến sĩ học 5 năm.
Cao đẳng: Học 2 năm, điều dưỡng 3 năm. Trường kỹ thuật – nghiệp vụ : 1-3 năm. Trường trung học chuyên nghiệp: dạy nghề 5 năm
+ Để tốt nghiệp Đại học trong 4 năm, sinh viên thường phải lấy được trên 124 tín chỉ, còn thời gian học 6 năm 188 tín chỉ, ngành thú y phải có trên 182 tín chỉ
+ Để tốt nghiệp Cao học (trên 2 năm), sinh viên cần lấy trên 30 tín chỉ
+ Để tốt nghiệp Cao đẳng, học 2 năm trở lên cần có trên 92 tín chỉ
+ Để tốt nghiệp trường kỹ thuật thì thông qua kết quả kỳ thi cuối khóa, thi cuối năm học của trường.

CÓ HAI CÁCH XIN HỌC BỔNG
Nộp đơn trước khi đến Nhật và nộp đơn sau khi đến Nhật. Hầu hết đối tượng nhận học bổng là sinh viên ĐH, nhà nghiên cứu. Ít có loại học bổng nào cấp toàn bộ kinh phí cho việc du học, phần lớn chỉ trợ cấp sinh hoạt phí, một phần tiền học nên người dự thi đi du học phải tính kỹ mọi phí tổn, chứ không thể dựa vào học bổng.

ĐIỀU KIỆN NHẬP HỌC

Du học tại Nhật

Muốn vào các trường ĐH,CĐ của Nhật phải đáp ứng một trong những điều kiện sau:
1.  Hoàn thành 12 năm học phổ thông, hoặc trung học phổ thông của những trường quốc tế tại Nhật Bản, đủ 18 tuổi
2.  Theo Bộ GD&KH những sinh viên đến từ những nước có chế độ học phổ thông 10 hay 11 năm thì phải theo học khóa “Dự bị ĐH” và đủ 18 tuổi.
3.  Những người đã đỗ ở kỳ thi năng lực tại nước sở tại, tương đương kỳ thi tốt nghiệp bậc phổ thông của Nhật Bản.
4.  Những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, hoặc có học lực cao hơn, theo điều tra tư cách nhập học của các trường đại học,CĐ, chuyên nghiệp và đủ 18 tuổi.

CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT
Tùy theo từng trường có thể khác nhau, nhìn chung cần các giấy tờ sau:
1.   Đơn xin nhập học (theo mẫu của trường)
2.    Sơ yếu lý lich
3.    Bằng TN THPT hay giấy chứng nhận TN tạm thời
4.    Học bạ THPT
5.    Giấy tiến cử của hiệu trưởng học giáo viên trường đó
6.    Giấy khám sức khỏe
7.    Ảnh
8.    Giấy chứng nhận ngoại kiều (trường hợp đang ở Nhật)
9.    Giấy tờ liên quan đến bảo lãnh.

KỲ THI NHẬP HỌC

1.    Xét tuyển hồ sơ
2.    Kiểm tra học lực
3.    Viết báo cáo hoặc bài tự luận
4.    Kiểm tra một số năng lực khác có liên quan
5.    Phỏng vấn
6.    Kỳ thi du học Nhật Bản
7.    Kỳ thi năng lực tiếng Nhật. Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU)
Kỳ thi du học tại Nhật Bản, là kỳ thi do JASSO tổ chức, được coi là một phần nội dung thi tuyển dành cho các sinh viên du học tự túc muốn theo học đại học tại Nhật Bản. Kỳ thi được tổ chức 1 năm 2 lần vào tháng 6,11 tại Hà Nội và Tp.HCM

NỘI DUNG THI BAO GỒM
-    Thi năng lực tiếng Nhật: Đánh giá trình độ tiếng Nhật để học ở bậc Đại học Nhật Bản, thời gian  thi 120 phút, điểm số từ 0-400
-    Thi các môn tự nhiên: chọn 2 môn trong 3 môn thi là Vật lý, hóa học, sinh vật, thời gian 80 phút, điểm số từ 0-200
-    Thi môn tổng hợp: đánh giá các kỹ năng cơ bản cần cho các môn đại cương đặc biệt là năng lực lý luận và khả năng tư duy. Thời gian 80 phút, điểm số 0-200
-    Thi toán sơ cấp 1 và 2 (đối với chuyên ngành học cần nhiều đến toán) thời gian thi 80 phút, điểm số từ 0 -200
Thời gian nộp đơn dự thi đợt 1 từ tháng 2 đến tháng 3, đợt 2 vào tháng 7.

KỲ THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT VÀ KỲ THI ĐẠI HỌC
Kỳ thi năng lực là kỳ thi nhằm đánh giá, và công nhận năng lực tiếng Nhật cho người nước ngoài, được tổ chức vào tháng 7 và tháng 12 hằn năm tại nước Nhật và nước ngoài.
Những học sinh muốn dự thi vào các trường quốc lập, công lập và một số trường dân lập sẽ phải dự kỳ thi tại trung tâm thi đại học. Hầu hết du học sinh được miễn kỳ thi này, tuy nhiên cũng có một số trường Đại học (chủ yếu đào tại Y khoa, Nha khoa) bắt buộc du học sinh phải dự kì thi này.


Du học tại Nhật bản an toàn, chất lượng và cơ hội nghề nghiệp

Du học tại Nhật bản

Cuộc sống ở Nhật Bản và Việt Nam, có nhiều sự khác biệt từ cách sống đến việc ăn uống, ở, đi lại nên khi bạn có ý định đi du học tại Nhật Bản, và mong muốn học tập làm việc tại Nhật thì ban đầu phải mất 1 thời gian mới thích nghi hòa nhập được.
Có nhiều người muốn sống tại Nhật vì: Cuộc sống an toàn, không khí trong lành, cảnh đẹp. Đi làm thu nhập cao, cơ hội tích lũy tiền bạc lớn. Con người thanh lịch, lịch sự. Cuộc sống vô cùng tiện lợi.
Có nhiều người lại muốn sống ở Việt Nam vì: Có bạn bè, đi vui chơi dễ. Làm việc đến 5 giờ chiều là về. Cơ hội kinh doanh lớn (vì là người Việt). Kiếm bạn gái, bạn trai dễ hơn…
Rốt cuộc thì nơi nào vui hơn? Không có câu trả lời chung mà nó còn tùy thuộc vào mỗi cá nhân và mỗi thời điểm. Cá nhân tôi thấy sống ở nơi nào cũng vui được nếu biết cách. Câu trả lời của tôi là không có nhiều khác biệt lắm, tuy nhiên cơ hội kiếm tiền sẽ khác nhau tùy thuộc vào con đường mà bạn theo đuổi.
Sau đây tôi nêu lên ưu và nhược điểm khi sống ở Nhật – Việt Nam, là một số đặc điểm để bạn hình dung một cách chung nhất:
NHẬT BẢN

du học tại nhật bản
Không khi trong lành và sự hòa đồng tôn trọng lẫn nhau tại Nhật bản

 Ưu điểm: Không khí trong lành, cuộc sống tiện lợi, đi làm lương cao, tích lũy lớn, cơ hội học tập (ngoại ngữ và nghề) tốt. Môi trường kinh tế thị trường hàng đầu giúp mài dũa con mắt kinh doanh, đi làm công ty an toàn, thu nhập tốt, chỉ đi làm 240 ngày trong năm, thứ 7, chủ nhật và ngày lễ nghỉ, thực phẩm tốt cho sức khỏe của bạn.
Nhược điểm: Xã hội công nghiệp, phải làm thêm giờ (có thể 10 – 14 tiếng/ngày), ít bạn bè, không có gia đình bên cạnh, cơ hội kiếm bạn trai, bạn gái ít hơn, thức ăn không hợp khẩu vị.

VIỆT NAM

du học tại nhật bản
Tại Việt Nam, được đi chơi thỏa thích với bạn bè nhưng phải gắn bó với công việc hàng ngày

Ưu điểm: Có gia đình bạn bè, vui chơi, làm việc hành chánh, khả năng lập nghiệp thấp nếu bạn có không tự lực cánh sinh và quyết tâm cao.
Nhược điểm: Không khí không trong lành, cuộc sống bất tiện, thu nhập nhìn chung là thấp, không an toàn (nhiều trộm cắp, lừa đảo) một số nơi phải đi làm thứ 7 hay nửa ngày thứ 7.

BẠN PHẢI ĐI VÀ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI

du học tại nhật bản
Tương lai còn phía trước hãy học những gì mình cần

Khi bạn đi rồi và có năng lực cao thì bạn có quyền lựa chọn. Nhiều người đi làm bên Nhật, lương cao nhưng vẫn kêu chán. Nhưng tôi thấy không cần phải như thế, vì tích lũy một thời gian là đủ về Việt Nam lập nghiệp. Có điều chỉ e rằng, một số bạn vẫn muốn làm với mức lương bên Nhật nhưng lại muốn có nhiều bạn bè và thời gian ăn chơi như ở Việt Nam.
Ai sống bên Nhật vui hơn.
Thường đó là những người yêu thích tiếng Nhật, yêu thích nước Nhật và tính thanh lịch của Nhật Bản. Họ yêu thích ẩm thực Nhật và chịu khó đi khám phá các nơi. Nhìn chung, cần phải đi khám phá thay vì thu mình lại và kết luận là cuộc sống ở Nhật chán.
Bạn có biết chiết lý ẩm thực của người Nhật? Món sushi phải làm thế nào mới ngon?...Khi nào bạn tìm hiểu được những điều đó thì bạn thấy nước Nhật khá thú vị.
Chúng ta phải bỏ công ra khám phá thì mới thấy thú vị, ở đâu cũng vậy thôi.
Ai sống ở Việt Nam vui?
Thường thì đó là những người có ổn định và an toàn về tài chính (ví dụ có ngoại ngữ và bằng cấp chẳng hạn). Nếu đi làm quần quật ở Việt Nam thì chắc cuộc sống sẽ không vui vẻ lắm. Nhiều người thấy Việt Nam vui chủ yếu là do họ đã đi nước ngoài và có mức thu nhập cao hơn mặt bằng chung rất nhiều, tức là chỉ vui nếu nhìn từ quan điểm của họ thôi.
Kết luận:
Cuộc sống ở đâu cũng dễ dàng vui vẻ nếu:
Bạn có kỹ năng cốt lõi
Bạn chịu khó học hỏi nâng cao kĩ năng nghề nghiệp
Bạn có công việc tốt và nhiều lựa chọn (kể cả lựa chọn sống và làm việc ở nước ngoài)
Thế giới quanh bạn rất rộng hãy khám phán nó mới cảm nhận được thú vị
Nhân sinh quan của bạn rộng (tránh rơi vào các rủi ro)
Có người yêu, gia đình khá quan trọng đấy..
Cuộc sống vui vẻ hay không là do bản thân chúng ta có tìm cách để cuộc sống dễ dàng và vui vẻ hơn hay không mà thôi, tức là chúng ta có đang theo đuổi đam mê, lý tưởng không hay chỉ là chạy theo số đông trên một vòng tròn.


Du học tại Nhật bản cơ hội làm việc kiếm tiền

Làm việc tại Nhật bản

Học và làm việc tại Nhật Bản, có thể trang trải chi phí trong thời gian du học Nhật Bản của nình nhưng đòi hỏi bạn phải có ý chí, nghị lực và quyết tâm thì mới có thể thực hiện được ước mơ của mình.

1. VIỆC LÀM TẠI NHẬT BẢN KHI CÒN HỌC
Sau khi nhập học tại trường nếu du học sinh muốn đi làm thêm trong thời gian học, nhà trường sẽ giới thiệu việc làm cho sinh viên để có thu nhập trang trải cuộc sống cho những năm tiếp theo

2. THỜI GIAN HỌC VÀ THỜI GIAN LÀM

 du học tại nhật bản

Thời gian học:
- Một ngày bạn học tại trường từ 3-3,5 giờ/ngày. Học từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, thứ 7 và chủ nhật được nghỉ. Ngoài ra bạn được nghỉ các ngày lễ truyền thống và nghỉ theo mùa, (thời gian nghỉ theo mùa rất dài như mùa đông có thể nghỉ hơn 1 tháng và các mùa khác)

Thời gian làm việc:
- Ngoài thời gian học ra học sinh được phép đi làm từ 4 – 8 giờ hằng ngay. Thu nhập được tính theo giờ. Thu nhập từ 800 – 1500 Yên/giờ, tỷ giá 1 yên = 270 VNĐ, như vậy thu nhập tương đương từ 216,000 đồng – 504,000 đồng/giờ.
- Tôi lấy ví dụ thu nhập thấp nhất là 800 yên/giờ, nếu bạn làm 4 giờ/ngày, thu nhập trong 1 tháng sẽ là: 4 giờ x 30 ngày =120 giờ x 800 yên/giờ = 96,000 yên ~ 26,000,000 đồng/tháng.

Việc làm khi ra trường:
Theo thông báo từ website: http://vi.wikipedia.org năm 2012, tổng thu nhập bình quân GDP của người Nhật là 47,244 USD /năm, xấp xỉ gần 1 tỷ đồng Việt Nam. Như vậy, cứ mỗi người dân Nhật thu nhập 1 tháng là 3,937 USD  tương đương hơn 80 triệu đồng 1 tháng.
- Đối với những bạn đi xuất khẩu lao động sang Nhật theo diện phổ thông thu nhập cũng từ 25 triệu đến 30 triệu/tháng.
- Đối với những bạn đi xuất khẩu lao động sang Nhật theo diện kỹ sư thu nhập từ 40 – 50  triệu/tháng.
- Bạn là người đi học sau khi bạn ra trường có bằng cấp , làm việc cũng thu nhập tương đương với người Nhật từ 3000 – 4000 USD/tháng, thời gian làm việc tại Nhật bản của bạn không giới hạn. Như vậy, đây là cơ hội để bạn học hỏi nhiều kiến thức thực tiễn chuyên nghiệp và thu nhập tốt khi làm việc tại Nhật bản.
- Sau khi ra trường, nếu bạn không làm việc tại Nhật bản mà về Việt Nam với thu nhập từ 25 – 40 triệu/tháng.

3. VÌ SAO HỌ PHẢI ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM?

 làm việc tại nhật

Hiện nay các doanh nghiệp của Nhật tại Việt Nam, họ chỉ trả lương cho công nhân lao động phổ thông của Việt Nam từ 5 – 6 triệu/tháng. Nếu doanh nghiệp của họ tại Nhật thì họ phải trả theo thu nhập và chế độ của người Nhật tính ra tiền Việt từ 60 – 70 triệu/tháng. Đối với công nhân lao động thì người Việt và người Nhật vẫn làm năng xuất như nhau.
So sánh mức lương như trên nên việc đầu tư vào Việt Nam là đương nhiên. Để vào các doanh nghiệp của Nhật có thu nhập từ 25-40 triệu/tháng thì học ưu tiên những người đã từng học tập và làm việc tại Nhật bản mới đưa vào lĩnh vực chủ chốt. Việc trả lương như vậy vẫn thấp hơn rất nhiều so với người Nhật.

4. SO SÁNH BẰNG CẤP VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN:

Bằng cấp tại Việt Nam:
Hiện nay, Việt Nam chưa có trường đại học, cao đẳng hay cao học nào được thế giới công nhận, có chất lượng đào tạo sánh ngang tầm với các nước tiên tiến. Không những vậy mà chính các thầy, cô giáo đang giảng dạy cũng thừa nhận điều đó.
Do đâu mà nền giáo dục của chúng ta chưa phát triển?
- Vì chương trình đào tạo của chúng ta không đổi mới theo tiến độ xã hội.
- Vì không áp dụng vào thực tế để người học nắm bắt khi học lý thuyết lẫn thực hành.
- Giáo viên chưa đủ kinh nghiệm truyền đạt.
- Thiết bị khoa học còn thô sơ.
- Đào tạo theo kiểu qua loa, mang tính chất kinh doanh, chưa quan tâm đến chất lượng giáo dục
Qua tìm hiểu như trên cho ta thấy, bằng cấp Việt Nam còn quá xa vời so với các nước phát triển như Nhật Bản là điều đương nhiên. Nhiều bạn sinh viên Việt Nam sau khi tốt ngiệp việc khổ đầu tiên là tìm việc làm. Không ít sinh viên sau khi ra trường lại đổi nghề vì không tìm được như mong muốn.

Bằng cấp tại Nhật Bản:
Hiện nay, Nhật Bản được thế giới công nhận là nước có nền giáo dục đào tạo tiên tiến, bắng cấp có giá trị trên toàn thế giới. Khi sinh viên ra trường thì đều được phép làm việc tại bất kỳ quốc gia nào và được ưu tiên hưởng chế độ phúc lợi xã hội.

Chi phí đầu tư học tập:
Đối với sinh viên học tại các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam, gia đình cũng phải tốn từ 200 – 300 triệu cho chi phí ăn học và chi phí, học phí của trường từ 3-5 năm. Cũng chi phí này nếu học tại Nhật gia đình chỉ cần đóng học phí và chi phí của năm học đầu tiên là được, còn những năm tiếp theo học sinh sẽ vừa đi học vừa đi làm chi trả toàn bộ chi phí, ăn, ở và học phí cho những năm tiếp theo không phải phụ thuộc vào tài chính của gia đình. Ngoài ra, bạn được nhận bằng cấp có giá trị khi áp dụng vào công việc, được phép ở lại làm việc tại Nhật không giới hạn thời gian.

5. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI LÀM VIỆC VỚI ÔNG  CHỦ NHẬT

 làm việc tại nhật

Một trong những sinh viên đã cùng đi du học Nhật tâm sự. Tôi thấy đi làm thêm ở Nhật thực sự có lợi, không chỉ vì tôi có điều kiện được học tiếng vừa kiếm tiền trang trải thêm cho cuộc sống tại Nhật mà còn được làm việc với người Nhật học hỏi được đức tính nghiêm túc, độc lập trong công việc của họ.
Người Nhật xưa nay vẫn nổi tiếng nghiêm túc trong công việc, vì vậy muốn làm việc lâu dài với họ bạn nên để ý những chi tiết nhỏ nhất như:
- Nên đến trước giờ làm 5 phút để thay đồ và tiếp nhận công việc.
- Trong thời gian làm việc tại Nhật bản phải nghiêm túc đến hết giờ làm việc mới được nghỉ. 
- Tuyệt đối không dùng di động trong thời gian làm việc.
- Làm đâu gọn đấy không làm ảnh hưởng tới người khác.


Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Du học sinh tại Nhật bản

Hội người Việt và du học sinh tại Nhật bản
du hoc sinhHiện nay, người Việt tại Nhật bản lên đến hàng ngàn người đi theo nhiều hình thức khác nhau, người thì nhập cư, người thì đi xuất khẩu lao động, người thì đi du lịch, du học,… Số lượng người Việt vào Nhật bản tăng mạnh nhất là đối tượng du học sinh. Vì du học sinh được sang Nhật bản học ban đầu đa phần học tại trường tiếng từ 1,5 đến 2 năm, thời gian nhập học của các trường tiếng linh hoạt vào tháng 1, 4, 7, 10 hàng năm,
vì vậy hằng năm số lượng du học sinh đi nhật luôn luôn tăng. Đa phần người Việt sang Nhật học tập muốn có cơ hội sau này được làm việc tại Nhật, hay có kiến thức vững chắt về phục vụ quê hương, phần lớn đã ở lại làm tại Nhật để có thu nhập cao.
Số lượng người Việt rất đông, cũng đã tạo ra nhiều tổ chức để hằng năm tết đến hay những kỳ nghỉ để có buổi hội đồng hương thật ấm cúng. Sau đây là một trong những hội đồng hương quan trọng của người Việt tại Nhật bản.
Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Tại Nhật (VYSA)
du hoc sinhVYSA là tổ chức xã hội độc lập, phi lợi nhuận được thành lập tại Tokyo ngày 10 tháng 11 năm 2001, hiện là tổ chức duy nhất đại diện cho thanh niên và sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản được Chính phủ Việt Nam công nhận.

VYSA thường xuyên tổ chức các ngày hội thể thao và văn hoá, các hội thảo chuyên ngành dành cho thành viên và những các nhân, tổ chức quan tâm. Hoạt động của các câu lạc bộ cũng được duy trì đều đặn. VYSA đang háo hức đếm thời gian chờ đợi Tết Cổ Truyền Canh Dần để tổ chức Tất Niên hoành tráng cho du học sinh chúng mình. Không khí se lạnh của thời tiết xứ Phù Tang cộng với nồi bánh trưng lửa cháy bập bùng sẽ khiến cho chúng mình quên đi nỗi nhớ nhà …

Các hoạt động của VYSA đều nhằm đến mục đích giúp cho cuộc sống học tập và công tác của mỗi thành viên có thêm nhiều niềm vui và ý nghĩa. Mọi thông tin về các hoạt động của VYSA đều được cập nhật trên trang chủ vysa.jp.

Ban chấp hành và các Đại diện ở các Chi hội được bầu hàng năm, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của các Chi hội và tham gia các hoạt động mang tính chất toàn quốc. Ban điều hành VYSA khóa 6 gồm đại diện của các Chi hội VYSA ở các vùng Hokkaido, Tohoku, Kanto, Tokai, Kyoto, Osaka, Kobe, Kyushu, Okinawa cùng các quan sát viên ở vùng Shikoku đóng vai trò liên kết, điều phối và tổ chức các hoạt động của VYSA trên toàn nước Nhật. Trong khóa 6 VYSA đón nhận thêm thành viên mới là chi hội Niigata.

Danh sách Ban Điều Hành VYSA Toàn Quốc

1. Chủ tịch: Trần Hoài Vũ, Đại học Waseda (Chủ tịch VYSA Kanto)
2. Phó chủ tịch phụ trách tài chính đối ngoại: Đỗ Mạnh Hùng, Đại học Hitotsubashi (Phó Chủ tịch VYSA Kanto)
3. Phó chủ tịch phụ trách văn hóa: Nguyễn Huy Dần, Đại học Kobe (Hội trưởng KobeViệt)
4. Phó chủ tịch phụ trách thông tin: Ngô Lê Ngọc, Đại học Công nghệ Nagaoka (Chủ tịch VYSA Niigata)
5. Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn: Nguyễn Đình Anh, Đại học Kyoto (Chủ tịch VYSA Kyoto)
6. Phó chủ tịch phụ trách thể thao: Trương Công Duẩn, Đại học Osaka (Chủ tịch SVHandai)
7. Thành viên Nguyễn Thế Doanh, Đại học Hokkaido (Chủ tịch VYSA Hokkaido)
8. Thành viên Nguyễn Mạnh Tài, Đại học Tohoku (Chủ tịch VYSA Tohoku)
9. Thành viên Nguyễn Quốc Định, Đại học Phòng vệ (Phó chủ tịch VYSA Kanto)
10. Thành viên Lại Thị Phương Nhung, Đại học Hitotsubashi (Phó chủ tịch VYSA Kanto)
11. Thành viên Nguyễn Huy Hoàng, Đại học Nagoya (Phó chủ tịch VYSA Tokai)
12. Thành viên Vũ Thu Trang, Đại học Kochi (Chủ tịch VYSA Shikoku)
13. Thành viên Đỗ Đức Hiệp, Đại học APU (Chủ tịch hội sinh viên VYSA APU)
14. Thành viên Trần Đăng Xuân, Đại học Ryukyus (Chủ Tịch VYSA Okinawa)

Còn có nhiều hội đồng hương khác như nhóm tổ từng vùng miền tại Nhật

Các bạn du học sinh có bất kỳ khó khăn nào đều được VYSA chúng mình tận tình giúp đỡ. Dù bạn ở Tokyo, Osaka hay ở Nagoya…. Các bạn đều là thành viên của mái ấm VYSA. Hãy gia nhập vào cộng đồng du học sinh tại Nhật nhé!