Cẩm nang sinh hoạt tại Nhật bản.
Lần
đầu tiên đến Nhật Bản, cho đến khi quen với mọi thứ chắc có rất nhiều
điều ngạc nhiên mà bạn cần phải học hỏi và khám phá. Nhật bản là một
trong những quốc gia phát triển bậc nhất trên thế giới vì vậy mọi sinh
hoạt ở đây cũng mang những nét đặt trưng của một nền kinh tế phát triển.
NHÀ TẮM VÀ NHÀ VỆ SINH
* Cách tắm
Phải chú ý cách tắm tại nhà của người khác hay nhà tắm công cộng
Trước
khi vào bồn tắm nên tắm sơ qua nước nóng. Không nên kỳ cọ thân thể
trong bồn tắm. Nếu muốn dùng xà bông phải bước ra phỏi bồn tắm. Không
được tháo nút của bồn tắm vì không phải mỗi người sau khi tắm sẽ được
thay nước.
* Nhà vệ sinh (hút hầm cầu)
Trong thành phố
hầu hết là nhà vệ sinh xả nước nhưng những nơi còn là nhà vệ sinh hầm,
xin liên lạc tới tòa hành chánh nhờ tớt hút.
XỬ LÝ RÁC
* Cách bỏ rác gia đình
Rác thải ra từ gia đình sẽ được tòa hành chánh thu. Cách phân loại hay
cách bỏ khác nhau tùy theo địa phương. Có nơi phải phân rác đốt được và
rác không đốt được nhưng có nơi lại được bỏ chung. Có nơi phân rác theo
loại, thùng rác khác nhau và ngày lấy cũng khác. Về cách phân loại rác
nên hỏi người láng giềng hay tòa hành chánh.
Bạn cần phải tuân giữ qui luật bỏ rác của địa phương.
* Cách phân loại rác lớn
Cách bỏ rác lớn như thiết bị điện (ngoại trừ máy lạnh, tivi, tủ lạnh,
tủ đông lạnh, máy giặt), dụng cụ trong nhà.v.v... khác nhau tùy theo địa
phương. Có nơi qui định ngày bỏ nhưng cũng có nơi báo rồi họ sẽ định
ngày tới lấy. Cũng có nơi phải làm thủ tục trả tiền trước. Cách bỏ rác
lớn nên hỏi tòa hành chánh.
* Về máy lạnh, tivi, tủ lạnh, tủ đông lạnh, máy giặt không dùng nữa
Máy lạnh, tivi, tủ lạnh, tủ đông lạnh, máy giặt không thể bỏ chung với
rác lớn. Nếu không cần nữa Bạn nhờ các chổ bán tới mang đi nhưng phải
trả tiền vận chuyển và tiền tái chế. Nếu không nhờ cửa hàng mang đi được
xin liên lạc với tòa hành chánh .
* Về máy vi tính không dùng nữa
Máy vi tính thì xin nhờ nơi đã bán hay ngành chế tạo thu lại. Nếu những
nơi này không thu hồi được thì xin liên hệ với tòa hành chánh địa
phương.
* Thu hồi nguyên liệu
Có địa phương thu lại
những vật có thể đưa vào sử dụng lại như báo, tạp chí, lon, chai. Vật
được thu hồi lại làm nguyên liệu hay cách thu cũng khác nhau tùy theo
địa phương. Cách bỏ nên hỏi người láng giềng hay tòa hành chánh.
THỦ TỤC ĐĂNG KÍ DÙNG NƯỚC
* Khi muốn dùng nước máy hay muốn ngưng dùng
Trước khi muốn sử dụng nước máy hay muốn ngưng dùng, xin liên lạc với
công ty nước ở gần nhà. Nếu nước không chảy, ống dẫn nước bị rỉ.v.v...
cũng liên lạc tới công ty nước.
* Cách trả tiền nước
Mang phiếu thanh toán đã được gởi đến tới ngân hàng, bưu điện, siêu thị
mở 24g.v.v.. để trả trước ngày hạn. Cũng có thể trả tự động qua sổ tài
khoản ở ngân hàng hay bưu điện.
THỦ TỤC ĐĂNG KÍ DÙNG GAS
* Khi dùng gas
Gas được dùng ở gia đình có 2 loại: Toshigasu = Gas thành phố và
Puopangau = Ga bình. Tùy theo địa phương mà loại gas được sử dụng sẽ
khác nhau. Nếu Bạn dùng dụng cụ gas không đúng với loại gas sẽ rất nguy
hiểm. Nếu dùng gas không đúng cách cũng rất nguy hiểm cho nên phải lưu
ý.
* Nếu phát hiện gas bị xì
Nếu phát hiện gas bị xì
phải nhanh chóng khóa chốt gas và chốt đồng hồ, mở cửa sổ, không dùng
lửa trong nhà. Không sờ vào công tắt hay chấu cắm điện. Khí của gas bình
nặng hơn không khí nên phải dùng chổi quét ra. Nếu gas xì, bất kể ngày
nghỉ hay ban đêm hãy liên lạc với công ty gas.
Nơi liên lạc khi gas xì ở tỉnh Hyogo là 0120-7-19424 (miễn phí)
* Cách trả tiền gas
Mang phiếu thanh toán được gởi tới đến tới ngân hàng, bưu điện, siêu
thị mở 24g.v.v... để trả trước ngày hạn. Cũng có thể trả tự động qua sổ
tài khoản ở ngân hàng hay bưu điện.
THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỆN SINH HOẠT
* Khi dùng điện
Ở phía tây Nhật Bản dùng điện 100V/60Hz còn phía đông của Nhật thì dùng
điện 100V/ 50Hz. Nếu dùng dụng cụ điện không thích hợp sẽ có khả năng
không xài được.
Khi dùng nhiều dụng cụ điện cùng một lúc, cầu giao sẽ
tự động cụp xuống gây nên sự mất điện. Nếu bị cúp điện Bạn phải tắt
giảm một số dụng cụ điện rồi hãy bật cầu giao lại.
Nếu muốn đổi ampe
điện mạnh hơn thì đến công ty điện lực gần nhà xin đổi nhưng tiền điện
sẽ hơi cao hơn. Các tiệm điện cũng có làm dịch vụ này.
* Cách trả tiền điện
Mang phiếu thanh toán đã được gởi đến tới ngân hàng, bưu điện, siêu thị
mở 24g để trả trước ngày hạn. Cũng có thể trả tự động qua sổ tài khoản ở
ngân hàng hay bưu điện.
THỦ TỤC CHUYỂN NHÀ
* Báo cho chủ nhà biết về việc giải hợp đồng
Khi muốn trả nhà, người thuê cần phải báo cho chủ nhà biết trước từ 1
đến 2 tháng. Cách làm thủ tục có ghi ở bản hợp đồng (có trường hợp cần
phải có đơn báo hủy hợp đồng).
* Nhờ công ty dọn nhà
Ở
Nhật có rất nhiều công ty dọn nhà. Nên hỏi giá trước một vài nơi rồi hãy
quyết định. Nếu tự dọn thì có thể thuê xe ở các công ty chuyên cho thuê
xe.
* Xử lý rác lúc dọn nhà
Nếu khi dọn nhà trong một
lúc thải ra nhiều rác, Bạn nên liên lạc tới tòa hành chánh địa phương
nhờ đến lấy nhưng phải mất tiền. Rác lớn phải làm các thủ tục qui định
rồi bỏ vào ngày và nơi chỉ định. Tivi, máy lạnh, tủ lạnh, tủ đông lạnh,
máy giặt và máy vi tính không được bỏ vào ngày bỏ rác lớn mà phải nhờ
các chổ bán tới mang đi nhưng Bạn phải trả tiền vận chuyển và tiền tái
chế.
* Thủ tục trước khi dọn nhà
(1) Ðiện, gas, nước máy
Báo
cho họ biết địa chỉ hiện tại, địa chỉ mới, tên họ, số điện thoại và
ngày dọn nhà. Nếu chuẩn bị sẳn phiếu báo (điện, gas, nước) hoặc biên lai
thì sẽ tiện hơn.
(2) Ðiện thoại
Báo cho NTT biết ngày dọn và địa
chỉ mới (số điện thoại 116). Nếu còn hợp đồng với các công ty điện thoại
khác cũng phải báo. Nếu được, ngày dọn nhà nên để điện thoại vẫn còn
trong tình trạng dùng được rồi hôm sau hãycắt.
(3) Bưu chính
Nếu làm thủ tục trong vòng 1 năm, bưu phẩm của Bạn sẽ được chuyển đến địa chỉ mới. Có 2 cách làm thủ tục.
Cách thứ 1: Ðến bưu điện lấy Tenkyo todoke = Ðơn báo di chuyển điền những điều cần thiết vào.
Cách thứ 2 là dùng bưu thiếp ghi:
1. Ngày báo
2. Ðịa chỉ cũ và mới
3. Họ tên (chủ nhà, gia đình)
4. Ngày bắt đầu muốn chuyển bưu chính
5. Ðóng con dấu của người báo vào
6. Di chuyển cả nhà hay chỉ di chuyển một vài người
rồi đưa ra hay gởi tới bưu điện.
(4) Cơ quan tài chính
Báo cho họ việc đổi địa chỉ. Thủ tục này cũng có thể gởi bằng đường bưu điện cho nên xin hỏi lại cơ quan tài
chánh liên hệ.
(5) Bảo hiểm y tế quốc dân = Kokumin Kenko Hoken
Người gia nhập phải mang sổ bảo hiểm y tế quốc dân đến trả ở tòa Thị chính
(6) Thủ tục chuyển trường (tiểu học và trung học)
Báo cho trường đang đi học biết ngày dọn nhà.v.v...
VN02-02
* Các thủ tục sau khi dọn nhà
(1) Ðăng ký lại địa chỉ trên Thẻ cư trú
Phải làm thủ tục đổi địa chỉ trong vòng 14 ngày tại tòa Thị chính nơi mới đến
(2) Ðăng ký con dấu
Nếu cần, Bạn xin đăng ký con dấu ở tòa Thị chính nơi mới dọn đến
(3) Ðối với những người đang vào bảo hiểm y tế quốc dân hay hưu trí quốc dân
Hãy đến tòa Thị chính nơi mới đến làm đơn xin gia nhập
(4) Bằng lái xe hơi
Mang theo bất cứ giấy tờ có thể xác minh được địa chỉ mới đến sở cảnh sát hay nơi đổi bằng lái để làm thủ tục
đổi địa chỉ. Nếu chuyển từ tỉnh khác đến còn cần thêm 1 tấm hình (3cm x 2.4cm)
(5) Thủ tục nhập trường (tiểu học, trung học)
Sau khi làm xong thủ tục đăng ký cư trú, đến làm đơn xin nhập trường ở khâu giáo dục của tòa Thị chính
# Chú ý1:
Tùy theo thành phố làng xã mà nơi xin, cách xin, tên gọi.v.v.. có thể
sẽ khác nhau. Muốn biết thêm chi tiết xin hỏi ở tòa Thị chính nhưng nên
nhờ người biết tiếng Nhật
CÁCH TÌM VÀ THUÊ NHÀ
* Nhà cho thuê của tư nhân
Nếu
muốn tìm nhà cho thuê của tư nhân thì nhờ qua trung gian của văn phòng
bất động sản là tiện nhất. Văn phòng bất động sản thường đặt ở gần nhà
ga. Bạn có thể cho họ biết yêu cầu của mình (tiền nhà, rộng hẹp, phương
tiện giao thông.v.v...) và họ sẽ tìm nhà thích hợp với yêu cầu của Bạn.
Khi
thuê nhà, ngoài tiền nhà ra Bạn còn phải đóng tiền cọc, tiền cảm tạ,
tiền môi giới cho văn phòng bất động sản. Tổng cộng hết thì số tiền này
bằng khoảng từ 5 - 6 tháng tiền nhà.
Khi làm hợp đồng thuê nhà, theo nguyên tắt cần phải có người bảo lãnh
* Shikikin = Tiền cọc
Shikikin
là tiền mà chủ nhà tạm thời giữ. Thường thì tiền cọc bằng từ 1 đến 3
tháng tiền nhà. Tiền đó dùng để sửa chữa lại nhà khi Bạn trả nhà hoặc
trừ vào số tiền nhà thiếu. Nếu trừ những khoản này rồi mà vẫn còn dư thì
được trả lại.
* Reikin = Tiền cảm tạ
Reikin là tiền trả cho chủ nhà. Thường thì bằng từ 1 đến 2 tháng tiền nhà. Tiền này không được trả lại.
* Chukairyo = Tiền môi giới
Chukairyo là tiền cho văn phòng bất động sản đã giới thiệu nhà cho mình. Thườøng thì tương đương với 1 tháng tiền nhà.
* Chung cư chính phủ
Tỉnh hay thành phố làng xã đều có chung cư cho những người gặp khó khăn về nhà cửa. Có thời điểm làm đơn xin vào.
Chung
cư chính phủ rất có nhiều người muốn thuê cho nên cần phải rút thăm.
Nếu không trúng thì không thể vào ở. Cũng có loại nhà không cần rút thăm
vẫn thuê được.
Chung cư chính phủ không cho người có thu nhập cao thuê và có hạn chế thu nhập
HIỀN QUANG Theo (Nhatban.net.vn)
Giá nhà ở Nhật Bản
Hiện
nay có rất nhiều người Việt Nam đang sống, lao động - học tập tại Nhật
và ngày càng có nhiều người hơn nữa muốn đến nơi này như một trong những
tâm nguyện lớn của đời mình.
Tuy nhiên, ít ai trong số những người
đang nuôi dưỡng ước mơ được một lần đến Nhật biết rằng Nhật Bản nói
chung và trung tâm Tokyo nói riêng có mức giá sinh hoạt cao đến chóng
mặt và tất nhiên là mức thu nhập của người dân sống ở đây cũng phải khá
cao mới có thể đáp ứng được phần nào những nhu cầu tối thiểu hàng ngày
trong cuộc sống. Giá sinh hoạt đắt đỏ thì giá căn hộ cũng bị kéo theo
cao không kém, gây ra sự chênh lệch khá cách biệt giữa Tokyo với các khu
vực lân cận. Bản thân tôi cũng là người VN đang sống tại Nhật một thời
gian ngắn và cũng đã rất vất vả trong việc tìm nhà để ở với giá thuê
hàng tháng không quá sức mình. Bạn bè tôi có người đã ở đây đến trên 30
năm, có người hơn 9-10 năm nên những kinh nghiệm và thông tin họ truyền
lại cho tôi không phải là ít. Ở Nhật phần lớn là nhà chung cư cao
cấp dành cho những hộ gia đình có thu nhập trung bình khá trở lên còn
những căn hộ riêng biệt lập được xây dựng ở nơi gần trung tâm với đầy
đủ mọi tiện nghi được lắp đặt sẵn dành cho những gia đình giàu có nên
giá cực kỳ đắt. Ngày nay, phần lớn những giao dịch-thông tin quảng cáo
được đăng tải hàng ngày trên các phượng tiện truyền thông là dành cho
những căn hộ cao cấp mới xây dựng sau này với những thiết bị hiện đại
nhất, tối tân nhất.
Ở Việt Nam nhà mặt tiền và các khu căn
hộ cao cấp có giá giao dịch khá đắt, càng gần khu trung tâm thành phố
thì giá càng cao. Ở Nhật cũng tương đối giống vậy nhưng thêm một
số đặc điểm nữa để định giá cho các căn hộ theo mức độ ưu tiên
sau:
1. Gần các trung tâm của khu vực Tokyo.
2. Gần các ga xe điện lớn.
3. Khoảng cách từ nhà đến ga.
4. Gần trung tâm mua sắm, bệnh viện, các dịch vụ,...
Về phần giá cả của các căn hộ cao
cấp ở Tokyo thì dao động ở mức 2000 vạn yên đến 10.000 vạn yên tức là
với tỉ giá 151 đồng/yên thì giá từ 3 tỉ đồng đến 15 tỉ đồng. Chẳng
hạn như một căn hộ cao cấp ở Quận Suginami của Tokyo với thời gian
đi bộ tới ga xe điện là 11 phút, giá các căn hộ từ 5.300 vạn yên đến
7.360 vạn yên tức là từ 8 tỉ đồng đến 12 tỉ đồng, diện tích căn hộ
từ 63,43 m2 đến 83,94 m2,...
Ngoại cảnh khu căn hộ cao cấp ở quận Suginami (Ảnh athome.jpg).
Các căn hộ trong chung cư này được xếp theo các thứ hạng A, B, C, D, E.
|
|
Căn hộ loại A.
(Ảnh athome.jpg)
|
Căn hộ loại B.
(Ảnh athome.jpg)
|
|
|
Căn hộ loại C.
(Ảnh athome.jpg)
|
Căn hộ loại D.
(Ảnh athome.jpg)
|
Căn hộ loại E.
(Ảnh athome.jpg)
Và dàn nội thất hiện đại bên trong:
|
|
Khu bếp (Ảnh athome.jpg)
|
Chậu rửa chén, hoa quả...
|
|
|
Thiết bị xử lí rác.
|
Bếp gas.
|
|
|
Bộ lọc nước
|
Tủ bếp.
|
Phòng khách. (Ảnh athome.jpg.
Ban công. (Ảnh athome.jpg)
Phòng ngủ. (Ảnh athome.jpg)
Phòng làm việc. (Ảnh athome.jpg)
Du Học Hiền Quang