Sự hình thành của Nhật Bản
Nhật Bản nằm trên đường ranh giới giữa bốn mảng kiến tạo địa chất của
trái đất. Nhưng quan trọng là mảng Thái Bình Dương đang tiến về phía
mảng Âu-Á và chúi xuống dưới mảng này. Chuyển động này diễn ra không mấy
êm ả và có thể dẫn tới những xung động đột ngột mà kết quả là động đất.
Khi mảng Thái Bình Dương chìm xuống, các lớp trầm tích bề mặt vỡ ra và
bị biến dạng. Thậm chí lớp vỏ đại dương cũng sẽ bị tan chảy thành dung
nham dâng lên bề mặt, phun trào vô số các ngọn núi lửa. Sự phun trào núi
lửa cùng với quá trình trầm tích tạo thành một chưỡi các hòn đảo nhiều
núi – một dải đảo hình cung.
Bản đồ địa lý Nhật Bản
Núi lửa
Ngọn núi lửa nổi tiếng nhất ở Nhật Bản là núi Phú Sĩ, mà người Nhật gọi
là Fuji-san, cao 3776 m. Sự dốc đứng và dạng hình nón gần như hoàn hảo
của ngọn núi biến nó thành một cảnh tượng kỳ thú có thể nhìn thấy từ
Tokyo. Núi Phú Sĩ là một điểm du lịch được ưa thích và hàng năm có nhiều
người leo lên ngọn núi này. Ngọn núi lửa này phun trào lần cuối vào năm
1707 và ngủ yên từ đó đến nay. Tuy nhiên, tháng 8 năm 2000, các nhà
khoa học đã phát hiện có những chấn động nhẹ bên dưới núi Phú Sĩ. Các
chấn động này đang được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng cũng đủ để đưa ra lời
cảnh báo.
Tất cả những ngọn núi lửa đang hoạt động ở Nhật Bản đều được giám sát
nghiêm ngặt để có thể đưa ra lời cảnh báo sơ tán kịp thời như núi Aso,
đảo Kyushu. Tại đây đã xảy ra nhiều đợt phun trào và một trong những
đỉnh núi lửa chính, đỉnh Nakedake, vẫn tiếp tục phun khí sunphua và đôi
lúc có những vụ nổ miệng núi lửa. Những màn khí sulfua bốc lên từ đá
nham thạch cổ đầy màu sắc và nước hồ trên miệng núi lửa ánh lên kỳ quái
một màu xanh luôn sôi sục ở nhiệt độ 900 °C.
Động đất và sóng thần
Vị trị địa lý của Nhật Bản khiến nước này là một trong những quốc gia
xảy ra nhiều thiên tai nhất thế giới. Hai mối đe dọa nghiêm trọng nhất
là động đất và sóng thần. Mỗi năm Nhật Bản phải chịu 7500 trận động đất
nhẹ, riêng Tokyo có đến 150 trận. Hầu hết các trận động đất này quá nhẹ,
không thể nhận ra, nhưng cũng có những trận động đất rất mạnh. Từ trận
động đất Kanto chết chóc năm 1923, tới nay Nhật Bản đã phải trải qua 16
vụ động đất và sóng thần. Vụ sóng thần khủng khiếp gần đây nhất xảy ra
ngày 11 / 03 / 2011 là hậu quả của trận động đất ngầm ngoài khơi Tohoku
của Nhật Bản mạnh 9 độ richte, sóng thần cao nhất là 39m, đánh vào ven
bờ Sendai làm cho cả thành phố và các khu vực xung quanh bị thiệt hại
nặng nề, làm hơn 4.000 người chết, hơn 8.000 người bị thương và hơn
10.000 người mất tích.
Phong cảnh thiên nhiên
Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp
nhất thế giới, được đánh giá là 1 trong 10 đất nước tuyệt vời nhất trên
thế giới (năm 2010) và cũng là đại diện Châu Á duy nhất có mặt trong
danh sách này với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở
dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong (momiji)
đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Núi Phú Sĩ
(Fujisan) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có
tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ
và thi sĩ xứ Phù Tang cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các
nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương.
* Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về địa lý Nhật Bản qua Wikipedia tiếng Việt
2. KHÍ HẬU
Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái Bình
Dương của Châu Á. Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao gồm Hokkaidō,
Honshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū. Quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa,
là một chuỗi các hòn đảo phía Nam Kyūshū. Cùng với nhau, nó thường được
biết đến với tên gọi “Quần đảo Nhật Bản”.
Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho
nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Có điều này là do độ cao dốc so với
mặt nước biển, khí hậu và hiểm họa lở đất gây ra bởi những cơn động
đất, đất mềm và mưa nặng. Điều này đã dẫn đến một nền mật độ dân số rất
cao tại các vùng có thể sinh sống được, chủ yếu nằm ở các vùng eo biển.
Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số lớn thứ 30 trên thế giới.
Vị trí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba
vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư
trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các cơn động đất
có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần, diễn ra vài lần trong một thế
kỷ. Những cơn động đất lớn gần đây nhất là động đất Chūetsu năm 2004 và
đại động đất Hanshin năm 1995. Vì các hoạt động núi lửa diễn ra thường
xuyên nên quốc gia này có vô số suối nước nóng và các suối này đã và
đang được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng.
Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam. Đặc
điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu:
Hokkaidō: vùng cực bắc có khí hậu ôn hòa với mùa đông dài và lạnh, mùa
hè mát mẻ. Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập
bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông.
Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía Tây đảo Honshū’, gió Tây Bắc vào thời
điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng
Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng
bức do hiện tượng gió Phơn.
Cao nguyên trung tâm: Một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác
biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa
nhẹ.
Biển nội địa Seto: Các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn gió mùa, mang đến khí hậu dịu mát cả năm.
Biển Thái Bình Dương: Bờ biển phía Đông có mùa đông lạnh với ít tuyết, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam.
Quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông
ấm và mùa hè nóng. Lượng mưa nặng, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức
bình thường.
Biểu đồ đặc trưng khí hậu một số thành phố lớn ở Nhật Bản
Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C – đo được vào 16 tháng 8 năm 2007.
Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo
Honshū, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào
cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng.
Nhật Bản là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí
hậu và địa lý của các hòn đảo. Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới
trên quần đảo Ryukyu và Bonin tới các rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá
rụng trên các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính, tới rừng ôn đới lá
kim vào mùa đông lạnh trên các phần phía Bắc các đảo.
Bên trên là đôi nét về địa lý và khí hậu Nhật Bản mà du học Nhật Bản Hiền Quang muốn giới thiệu cho các bạn. Hãy cùng đón đọc những bài viết hay và mới nhất về “Đất nước Nhật Bản” nhé!
Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí: Hotline: 0905234977
Công Ty TNHH Tư Vấn Du Học Hiền Quang
Địa chỉ: 42/6 Đường Số 3 - Phường 9 - Quận Gò Vấp - TP. HCM
Điện thoại: 08. 7300 2988 - 08. 7300 3088
Website: vvvvv.duhocnhatbanaz.edu.vn
Email: duhochienquang@gmail.com
Địa chỉ: 42/6 Đường Số 3 - Phường 9 - Quận Gò Vấp - TP. HCM
Điện thoại: 08. 7300 2988 - 08. 7300 3088
Website: vvvvv.duhocnhatbanaz.edu.vn
Email: duhochienquang@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét