Tu nghiệp sinh Việt Nam ở Nhật Bản - Nhức nhối nạn bỏ trốn
(Du học nhật bản vừa học vừa làm) Những
năm gần đây, Trung Quốc có số lượng tu nghiệp sinh (TNS) ở Nhật Bản cao
nhất nhưng tỷ lệ trốn lại thấp nhất (chỉ vài %).
Trong khi đó, Việt Nam có số lượng TNS
ít nhất (khoảng 2.000 người/năm) lại đứng “topten” về tỷ lệ bỏ trốn cao
(gần 30%). Nghịch lý này bắt nguồn từ đâu?
Sai một ly…
Kim Th. và Minh Qu. làm việc ở Nghiệp
đoàn Yamagata (tỉnh Aichi). Cách đây hai năm, họ bỏ trốn ra ngoài, sống
và làm việc bất hợp pháp. Thế nhưng, khi ra khỏi nhà máy, họ mới vỡ lẽ
là mọi chuyện không giống như những lời đường mật bịp bợm của giới “cò”
lao động. Ai là “cò” lôi kéo các TNS bỏ trốn? Đó là một số người Việt
sống lâu năm tại Nhật và các TNS đã bỏ trốn đang sống bất hợp pháp.
Cũng giống như các TNS bỏ trốn khác,
hàng ngày, Th. và Q. phải chịu sự dẫn dắt của bọn “cò” này. Họ thuê nhà
cho hai cô và móc nối đưa hai cô đi làm việc bất hợp pháp ở những nhà
máy cần lao động. Sống vất vưởng ở bên ngoài, không có ai bảo vệ, bị chủ
bóc lột, quịt lương, Q. và Th rủ nhau đi… ăn cắp!
Trong đợt truy quét cách đây không lâu, Th., bị cảnh sát Nhật Bản bắt tại thành phố Yao (tỉnh Aichi). Còn Qu., thì bị cảnh sát bắt giữ lúc đang ăn cắp trong siêu thị. Họ bị giữ tại trại của Cục Xuất nhập cảnh Nagoya và bị trục xuất về nước. Chị Huỳnh Mỹ Linh, đại diện cho Nghiệp đoàn Toyota, trực tiếp chăm sóc TNS cho biết: “Mới đây, có một số TNS thuộc các nhà máy của Nghiệp đoàn Toyota rủ nhau trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp. Nhưng làm chui được 3 tháng, họ “thấm đòn” và năn nỉ chúng tôi xin cho về nhà máy làm việc lại. Chẳng chủ sử dụng nào dám nhận lại
Trong đợt truy quét cách đây không lâu, Th., bị cảnh sát Nhật Bản bắt tại thành phố Yao (tỉnh Aichi). Còn Qu., thì bị cảnh sát bắt giữ lúc đang ăn cắp trong siêu thị. Họ bị giữ tại trại của Cục Xuất nhập cảnh Nagoya và bị trục xuất về nước. Chị Huỳnh Mỹ Linh, đại diện cho Nghiệp đoàn Toyota, trực tiếp chăm sóc TNS cho biết: “Mới đây, có một số TNS thuộc các nhà máy của Nghiệp đoàn Toyota rủ nhau trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp. Nhưng làm chui được 3 tháng, họ “thấm đòn” và năn nỉ chúng tôi xin cho về nhà máy làm việc lại. Chẳng chủ sử dụng nào dám nhận lại
Ông Yoshinnao Makimura, Phó Tổng Giám
đốc Nghiệp đoàn Toyota thẳng thắn: “Hầu hết các em trốn ra ngoài làm
việc bất hợp pháp đều đối mặt với rủi ro như không có chế độ bảo hiểm
khi bệnh tật (ở Nhật không có bảo hiểm thì không thể đủ tiền để chi trả
khi bệnh tật). Họ không có ai bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi bị chủ sử
dụng lao động quịt lương, sa thải. Từ những việc làm này của TNS, hình
ảnh, thương hiệu của lao động VN đang bị lu mờ và nguy cơ mất thị trường
cũng đang cận kề".
... đi một dặm
Cũng vì tỷ lệ lao động VN bỏ trốn ở các
nghiệp đoàn gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất
chung, nhiều nhà máy ở Nhật Bản đã chuyển hướng tiếp nhận TNS ở các nước
khác.
Ông Koya Mackawa tiếc rẻ nói: “Chúng tôi
thích nhận TNS VN hơn các nước khác vì họ nhanh nhẹn tháo vát, chịu
khó. Hơn thế nữa, văn hóa, phong tục của người VN rất gần với người Nhật
chúng tôi. Thế nhưng, việc TNS bỏ trốn ngày càng nhiều khiến chúng tôi
phải chuyển hướng sang các nước khác. Chúng tôi cần những người biết học
nghề và làm việc thật sự”.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng
TNS VN bỏ trốn ngày càng nghiêm trọng? “Ý thức của TNS thấp là nguyên
nhân chính”, ông Lê Văn Thanh, Tham tán Đại sứ quán VN tại Nhật, Trưởng
ban Quản lý lao động VN tại Nhật Bản nhận định. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích
kinh tế trước mắt mà quên đi lợi chung của chương trình TNS của Nhật
dành cho các nước, trong đó có VN.
Gặp chúng tôi ở Tokyo, N.T.T.H. (quê ở nghệ An) tỏ ra rất bối rối. Cô đã bỏ trốn cùng người bạn trai khi hợp đồng sắp kết thúc.
Sau 3 năm sống bất hợp pháp, cô nói thật
lòng: “Bọn em không muốn sống chui nhủi như thế này nữa. Sống như thế
này có nhiều cái khổ lắm. Thế nhưng trở về nước thì làm gì để sống. Vả
lại, em cũng đã quen cuộc sống ở bên này. Thôi thì, được ngày nào hay
ngày đó”.
Mỗi người có một lý do riêng nhưng rõ
ràng khi bỏ trốn, các TNS đều rất vô ý thức với trách nhiệm và vị trí
của mình. Chính các TNS bỏ trốn đã cướp đi cơ hội đến Nhật Bản tu nghiệp
của nhiều lao động VN khác.
Tiếp xúc với chúng tôi, các chủ doanh
nghiệp Nhật Bản đều thẳng thắn: họ không thể tuyển lao động ở những nước
có tỷ lệ bỏ trốn cao. Để đảm bảo kế hoạch sản xuất của mình, họ đành
phải chuyển hướng tiếp nhận TNS của các nước ít bỏ trốn hơn.
Theo Sài Gòn Giải Phóng